Uber TQ chấp nhận giá 35 tỷ USD để sáp nhập với đối thủ Didi
Theo một nguồn tin thân cận, Uber Technologies Inc. sẽ sáp nhập mảng kinh doanh tại TQ với Didi Chuxing, dịch vụ chia sẻ phương tiện đang thống trị thị trường này
Giá trị của vụ sáp nhập này là 35 tỷ USD. Các nhà đầu tư vào Uber Trung Quốc (một chi nhánh công ty thuộc quyền sở hữu của Uber San Francisco), Baidu và các nhà đầu tư khác sẽ nhận được 20% cổ phần của công ty sau khi kết hợp. Uber sẽ tiếp tục quản lý ứng dụng của hãng tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.
Nguồn tin này còn cho hay, Didi đang tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào Uber. Hiện tại, phía Uber từ chối đưa ra bình luận còn Didi thì vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Travis Kalanick, CEO của Uber từng viết trên blog cá nhân: “Là một doanh nhân, tôi đã học được rằng để thành công cần phải lắng nghe cái đầu và đi theo trái tim mình. Uber và Didi Chuxing đều đầu tư hàng tỷ USD vào Trung Quốc, và cả hai công ty đều chưa thu về được lợi nhuận tại thị trường này. Kiếm lợi nhuận là cách duy nhất để xây dựng một công việc kinh doanh bền vững nhằm phục vụ người dùng, lái xe và các thành phố Trung Quốc một cách tốt nhất trong thời gian dài”.
Chính phủ Trung Quốc tuần vừa rồi cũng đã thông qua một quy định mới hợp pháp hóa các dịch vụ chia sẻ phương tiện, mở đường cho sự phát triển trong tương lai của ngành nghề này.
Các nhà đầu tư của Uber từng nhiều lần kêu gọi công ty bán tháo tất cả số tài sản tại Trung Quốc. Cả Uber và Didi đều đã chi rất mạnh tay để cạnh tranh với đối thủ tại thị trường này. Theo báo cáo, Uber lỗ hơn 2 tỷ USD tại Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2015, Uber đã làm ăn có lãi tại các thị trường đã phát triển.
Video đang HOT
Uber đã dám đầu tư mạo hiểm vào một thị trường mà rất ít công ty công nghệ Mỹ dám đầu tư và thành công. Năm 2005, Yahoo! Inc đã tiến hành một thương vụ tương tự, chấp nhận bán mảng kinh doanh của mình tại Trung Quốc cho Alibaba Hould Holding Ltd. cùng với khoản đầu tự trị giá 1 tỷ USD. Đây được coi là vụ cược thắng đậm nhất trong lịch sử.
Mặc dù Uber sẽ rút lui khỏi vị trí điều hành của mình ở Trung Quốc nhưng công ty này đã có được một số cổ phần đáng kể trong công ty của đối thủ lớn nhất. Bằng cách rút chân ra khỏi thị trường bị lỗ nặng nề nhất, Uber đang dọn đường cho lần chào bán cổ phiếu công khai đầu tiên của hãng trong tương lai.
Theo Ictnews
Báo Đức đưa ra đề xuất gây sốc cho Ukraine
Tờ Die Zeit của Đức cho rằng, để cải thiện cuộc đối thoại với Nga, phương Tây thay vì tiến hành các biện pháp như triển khai lực lượng quân sự đến gần biên giới Nga, thì hãy thừa nhận Crimea thuộc lãnh thổ của Nga. Đề xuất này chắc chắn sẽ khiến Kiev không khỏi choáng váng và tức giận khi mà Đức đang ủng hộ cho họ trong cuộc đối đầu với Moscow.
Bán đảo Crimea xinh đẹp giờ đã bị sáp nhập vào Nga
Tác giả của bài báo trên tờ Die Zeit không thách thức lập trường chính thức của phương Tây khi cho rằng Nga vi phạm luật quốc tế trong vụ sáp nhập Crimea nhưng nhấn mạnh Tổng thống Vladimir Putin đã hành động theo sự dẫn dắt của thực tế lịch sử và logic chiến lược.
Tờ Die Zeit nhắc lại rằng, Crimea vốn là một phần lãnh thổ của Nga kể từ thời Catherine Đại đế và chỉ trở thành một phần của Ukraine vì "sai lầm lịch sử" của Nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev.
Ngoài ra, sự bành trướng của NATO ra hướng đông đang gây ra các mối quan ngại an ninh lớn đối với điện Kremlin, khiến giới chức Nga tin rằng, Hạm đội Biển Đen có thể trở thành một phần của NATO dưới thời chính quyền mới ở Kiev, tờ báo của Đức phân tích.
Tác giả tin rằng, điện Kremlin "sẽ không bao giờ trả Crimea lại cho Ukraine thậm chí nếu phương Tây có kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt thêm 50 năm nữa".
Vì thế, theo quan điểm của tác giả bài báo trên tờ Die Zeit, phương Tây nên công nhận thế nguyên trạng hiện giờ trong trường hợp của Crimea bởi điều đó sẽ giúp đem lại nhiều cơ hội hơn cho "việc đặt nền móng cho chính sách làm dịu căng thẳng, cân bằng và hợp tác lâu dài" trong khu vực.
Cũng theo tờ báo của Đức, phương Tây đang "nắm con át chủ bài" là vấn đề công nhận Crimea và Moscow sẽ phải nhượng bộ nhiều vấn đề để đổi lấy điều đó.
Trước đó, giới chức ở khu vực Veneto của Italia cũng đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ thừa nhận vị thế hiện nay của bán đảo Crimea như một phần của nước Nga. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ có tính chất khuyến nghị.
Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Miller đã nổi giận, lên án gay gắt bài báo trên tờ Die Zeit, miêu tả đề xuất của tác giả là "vô trách nhiệm và bất cần đạo lý".
Trong một diễn biến mới nhất, Đảng Lega Nord của Italia cũng vừa đưa ra kiến nghị công nhận Crimea là của Nga và ngay lập tức huỷ bỏ chính sách trừng phạt nhằm vào Moscow.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga, sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea một bán đảo tự trị thuộc Ukraine, đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev . Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga nơi họ vẫn luôn coi là "mái nhà" của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương, nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào Crimea khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình.
Về việc Ukraine cùng phương Tây tìm cách phong toả, bao vây và trừng phạt bán đảo Crimea, giới phân tích nhận định chính sách đó chỉ gây hại cho chính lực lượng thực hiện nó. Một chính sách như vậy sẽ đẩy người dân Crimea vào hoàn cảnh sống khó khăn và điều này khiến người Crimea thêm thù địch Ukraine và ngày càng phụ thuộc vào Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Đức sửa đổi "Sách Trắng", coi Nga là đối thủ Chính phủ Đức vừa công bố một phiên bản mới của "Sách Trắng", văn bản quy định chính sách an ninh quốc gia của Berlin. Theo tờ Die Welt, phiên bản mới của "Sách Trắng" khẳng định Nga không còn là đối tác mà là đối thủ, hay có thể coi là một trong những mối đe dọa tới an ninh Đức. Sách...