Uber sẽ không còn xe xăng từ 2030
Uber có những kế hoạch để thúc đẩy đối tác chuyển từ xe dùng động cơ đốt trong sang xe điện.Dara Khosrowshahi, giám đốc điều hành Uber, đặt ra thời hạn cho các lái xe chuyển đổi sang EV hoàn toàn từ năm 2030. Khosrowshahi chia sẻ với CBS News công ty hướng đến phương tiện thuần điện vào cuối thập kỷ này ở Mỹ, Canada và châu Âu.
Trong tuần này, khách hàng sử dụng Uber tại 25 thành phố và tiểu bang ở Bắc Mỹ có thêm lựa chọn Uber’s Comfort Electric. Đây là tính năng đặt xe chạy bằng năng lượng pin.
Số liệu của Uber cho biết hiện chỉ có 25.000 xe điện trong tổng số ước tính một triệu xe được đăng ký dịch vụ Uber. Một phần trong kế hoạch chuyển đổi của Uber là tăng gấp đôi số lượng xe điện này vào năm 2023. Bên cạnh đó là phân bổ 800 triệu USD để bù đắp chi phí mua xe điện cho đối tác.
Hiện tại, Uber trả thêm cho tài xế dùng xe điện 1 USD cho mỗi chuyến đi, đồng thời giảm mức phí dịch vụ. Ngoài ra, Uber đã hợp tác với Hertz để đối tác thuê xe Tesla.
Mức giá thuê xe Tesla từ Hertz là 344 USD mỗi tuần, số tiền này bao gồm phí bảo hiểm, bảo dưỡng cơ bản và quãng đường di chuyển không giới hạn.
Những khoản phải chi khi sở hữu ôtô
Chi phí "nuôi" xe hàng tháng tùy thuộc vào loại xe cũng như tần suất sử dụng phương tiện.
Video đang HOT
Ngoài số tiền phải chi lúc đầu để mua xe, người dùng còn phải tốn thêm không ít chi phí cho việc "nuôi" xe. Dù không quá nhiều so với số tiền mang "xế cưng" về nhà, những khoản phí phải chi hàng tháng để "nuôi" xe cũng tốn kém không ít.
Tùy thuộc vào dòng xe cũng như tần suất sử dụng phương tiện, số tiền phải chi hàng tháng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Người dùng có thể tham khảo các khoản cần chi dưới đây.
Tiền nhiên liệu
Nhiên liệu là yếu tố tiên quyết để xe có thể lăn bánh. Đây là chi phí không cố định, thay đổi theo nhu cầu sử dụng phương tiện. Với giá xăng, dầu tăng cao như hiện nay, chi phí này chiếm phần lớn ngân sách "nuôi" xe của người dùng.
Động cơ càng mạnh càng tốn nhiều nhiên liệu khi sử dụng.
Đối với các dòng xe phổ thông như Toyota Vios hay Honda City, mức tiêu thụ nhiên liệu khi di chuyển trong phố khoảng 7,5 l/100 km, tương đương 100 km tiêu tốn 213.255 đồng (giá xăng 28.434 đồng/lít). Khi chạy ở đường hỗn hợp, con số này giảm xuống khoảng 5,7 l/100 km, tương đương 100 km tiêu tốn 162.073 đồng. Nếu mỗi tháng di chuyển khoảng 2.000 km, chủ xe tốn khoảng 3,24 triệu đồng cho chi phí nhiên liệu.
Ngoài việc giảm tần suất sử dụng phương tiện, người dùng còn có thể tiết kiệm tiền nhiên liệu bằng cách thay đổi thói quen chạy xe như hạn chế tăng tốc đột ngột, không về N khi chạy trớn, thường xuyên kiểm tra áp suất lốp...
Phí bảo hiểm, đăng kiểm
Để có thể lưu thông trên đường hợp pháp, phương tiện cần phải được đăng kiểm và mua bảo hiểm bắt buộc.
Đối với ôtô gia đình từ 9 chỗ ngồi trở xuống, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, những lần sau kéo dài 18 tháng cho đến khi xe đã sản xuất trên 7 năm. Mức phí đăng kiểm ôtô dưới 10 chỗ ngồi là 240.000 đồng. Ngoài số tiền này, chủ xe phải đóng thêm 100.000 đồng cho phí cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Ôtô phải đăng kiểm và mua bảo hiểm bắt buộc để có thể lưu thông hợp pháp trên đường.
Khác với đăng kiểm, bảo hiểm ôtô thường chỉ có hiệu lực trong một năm. Chi phí bảo hiểm bắt buộc cho ôtô không kinh doanh vận tải là 437.000 đồng/năm (áp dụng cho xe dưới 6 chỗ ngồi) hoặc 794.000 đồng/năm (áp dụng cho xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi). Nếu xe kinh doanh vận tải thì mức phí khởi điểm là 756.000 đồng.
Bên cạnh bảo hiểm bắt buộc, khách hàng mua xe trả góp còn được yêu cầu mua thêm bảo hiểm vật chất (thân vỏ) cho phương tiện. Loại bảo hiểm này sẽ bồi thường chi phí trong các trường hợp như xảy ra sự cố va chạm, cháy nổ, mất cắp...
Tùy từng công ty bảo hiểm, số tiền chủ ôtô phải đóng để mua bảo hiểm vật chất dao động khoảng 1-2% giá trị phương tiện. Ví dụ xe có giá 500 triệu đồng thì số tiền bảo hiểm vật chất dao động 5-10 triệu đồng/năm. Ngoài số tiền trên, khách hàng cũng có thể chi thêm để có được các điều khoản mở rộng như lựa chọn nơi sửa chữa, bảo hiểm thủy kích...
Phí bảo dưỡng, sửa chữa
"Xế cưng" muốn vận hành ổn định cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Mỗi hãng sẽ đưa ra mốc thời gian bảo dưỡng khác nhau, thông thường lịch bảo dưỡng định kỳ 5.000-10.000 km/lần.
Chi phí bảo dưỡng ở cấp độ nhỏ đối với các xe hạng A như Kia Morning hay VinFast Fadil khá rẻ, khoảng 1,5 triệu đồng/lần. Đối với các dòng xe lớn hơn, chi phí sẽ đắt hơn do có nhiều chi tiết cần kiểm tra hơn cũng như tiền vật tư cao hơn. Chẳng hạn dòng xe VinFast Lux SA2.0 bảo dưỡng nhỏ tốn hơn 1,7 triệu đồng/lần, bảo dưỡng lớn lên đến hơn 6 triệu đồng/lần.
Ngoài những lần bảo dưỡng định kỳ, sử dụng phương tiện sẽ khó tránh khỏi các va quẹt gây hư hỏng và phát sinh các chi phí sửa chữa. Chi phí phát sinh thêm này có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu hoặc trăm triệu đồng tùy theo mức độ hư hỏng. Nếu chủ xe có mua bảo hiểm vật chất, chi phí sửa chữa cho mỗi lần xảy ra tai nạn chỉ 500.000 đồng.
Phí gửi xe
Chi phí gửi xe vẫn tồn tại với những gia đình nhà có chỗ đỗ ôtô, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM. Chủ xe cần trả ít nhất 20.000 đồng cho mỗi lần đỗ xe tại các trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện... Nếu thường xuyên đến những địa điểm này, số tiền gửi xe mỗi tháng phải chi chắc chắn không dưới 500.000 đồng.
Trong trường hợp nhà không có nơi đỗ ôtô qua đêm, chủ xe phải tốn thêm khoản phí gửi hàng tháng. Ở các thành phố lớn, mặt bằng giá chung cho một vị trí đỗ ôtô có mái che dao động 1,5-3 triệu đồng, vị trí càng gần trung tâm có giá càng cao và ngược lại.
Những thông tin cần biết khi mua ô tô điện Ô tô điện ngày càng trở nên phổ biến nhưng bạn cần xem xét nhiều yếu tố hơn so với xe xăng để quyết định xuống tiền. Dưới đây là những điều cần nắm khi quyết định mua xe điện. Quãng đường di chuyển Trung bình những chiếc xe điện chỉ di chuyển được khoảng cách bằng một nửa so với xe động...