Uber rút khỏi Đông Nam Á, bán lại hoạt động cho đối thủ Grab
Grab vừa công bố mua lại hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, qua đó sáp nhập với đối thủ sau cuộc cạnh tranh khốc liệt tại khu vực.
Theo thỏa thuận, Grab sẽ mua lại tất cả hoạt động của Uber trong khu vực 620 triệu dân ở Đông Nam Á, bao gồm dịch vụ giao thực phẩm UberEats. Đổi lại, Uber sẽ nhận được 27,5% cổ phần của Grab và CEO Dara Khosrowshahi của Uber sẽ tham gia đội ngũ lãnh đạo của công ty đối thủ.
Grab sẽ tiếp quản các hoạt động và tài sản của Uber ở Singapore, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Giá trị của thương vụ này không được tiết lộ.
Grab hoạt động tại 191 thành phố ở Đông Nam Á bao gồm Phnom Penh. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, thỏa thuận trên đánh dấu thắng lợi cho Grab cũng như Tập đoàn SoftBank, cổ đông lớn nhất của cả Uber và Grab. Tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản đang tìm cách giảm sự cạnh tranh tại thị trường đi chung xe đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á.
Trước đó, Uber từng rút khỏi 2 thị trường lớn khác là Trung Quốc và Nga bằng các thỏa thuận tương tự. Tháng 8/2016, Didi, công ty cung cấp dịch vụ đi chung xe tại Trung Quốc, đã mua lại thị phần của Uber ở nước này. Tháng 7/2017, Uber cũng rút khỏi Nga bằng cách sáp nhập với đối thủ hàng đầu là Yandex.Taxi.
Đối với Anthony Tan, giám đốc điều hành và người đồng sáng lập Grab, vụ mua bán này sẽ chấm dứt cuộc chiến khốc liệt để giành vị thế dẫn đầu ở Đông Nam Á giữa Uber và Grab.
Xuất phát từ ứng dụng gọi xe ra mắt ở Kuala Lumpur năm 2012, Grab đã trở thành dịch vụ đi chung xe hàng đầu khu vực với số vốn 4 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Hiện tại, Grab cung cấp dịch vụ đi chung xe tại 191 thành phố trên khắp Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Theo Danviet
Indonesia muốn Australia gia nhập ASEAN
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/3 cho rằng việc Australia trở thành một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ giúp duy trì sự ổn định về chính trị và kinh tế của khu vực này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (Ảnh: EPA)
Phát biểu với báo giới ngày 15/3 với trước thềm Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu được tổ chức tại Sydney, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bày tỏ sự ủng hộ Australia gia nhập ASEAN, cho rằng "đây là một ý tưởng hay". Theo ông Widodo, sự tham gia của Australia vào ASEAN chắc chắn sẽ góp phần cho sự ổn định về cả chính trị và kinh tế của khu vực.
Về phần mình, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết ông sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nếu ông Widodo đề xuất vấn đề này.
Ngày hôm nay,16/3, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và Australia cùng tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt, được tổ chức lần đầu tiên tại trung tâm Hội nghị quốc tế ở thành phố Sydney. Thủ tướng nước chủ nhà Malcolm Turnbull nhấn mạnh sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Canberra và các nước ASEAN.
Australia không phải một thành viên chính thức của ASEAN, song luôn đóng vai trò quan trọng như là một đối tác chiến lược của khu vực. Australia là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN vào năm 1974 và từng tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia lần đầu tiên tại Vientanne (Lào) vào tháng 9/2016.
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Australia, với kim ngạch lên tới 100 tỷ USD trong hai năm 2016-2017.
Thủ tướng Australia Turnbull bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp quy mô nhỏ của nước này có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN, trong bối cảnh đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu tại khu vực đang ngày càng mở rộng.
Ước tính đến năm 2030 sẽ có hơn 160 triệu hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN. Khu vực này được dự đoán sẽ tăng trưởng ít nhất 5,4% trong một thập niên tới, cao hơn so với tốc độ trung bình toàn cầu.
Nhật Minh
Theo Dantri
Thủ tướng Hun Sen chỉ trích Mỹ nói dối về viện trợ Thủ tướng Hun Sen cáo buộc chính phủ Mỹ không trung thực khi thông báo việc cắt viện trợ cho Campuchia. Thủ tướng Hun Sen (Ảnh: Phnompenh Post) Nhà Trắng ngày 27/2 tuyên bố đình chỉ hoặc rút bớt một số chương trình viện trợ của Bộ Tài chính Mỹ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và quân đội Mỹ cho...