UAV xuất khẩu của Trung Quốc không thể bị điều khiển để quay lại tấn công nước này?
Những máy bay không người lái (UAV) quân sự do Trung Quốc sản xuất được cho là có công nghệ ẩn để ngăn chặn việc sử dụng chúng để tấn công ngược lại Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post ( SCMP) tối 17.5 dẫn một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc tiết lộ tất cả UAV chiến đấu và trinh sát của Trung Quốc đã được thiết kế và phát triển để nhận biết một “hàng rào địa lý điện tử” bao quanh biên giới lãnh thổ nước này.
“Đây được gọi là công cụ giám sát, là một công nghệ đơn giản nhằm đảm bảo máy bay không người lái xuất khẩu của Trung Quốc không bị kẻ thù sử dụng làm vũ khí tấn công đất nước chúng ta”, nguồn tin cho SCMP hay.
Nguồn tin cho biết thêm chức năng trên đã được các nhà sản xuất UAV Trung Quốc đưa ra trong sách hướng dẫn của họ.
Chuyên gia Lý Kiệt ở Bắc Kinh cho rằng một số UAV có khả năng tự hủy nếu hệ thống “giám sát” được sửa lại hoặc tháo dỡ.
Trong thập niên qua, Trung Quốc được cho là đã giao 220 UAV cho 16 quốc gia. Ảnh Chụp màn hình SCMP
Những bình luận trên dường như xác nhận tuyên bố vào năm ngoái của ông Haluk Bayraktar, Giám đốc điều hành cty sản xuất UAV Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ, rằng UAV do Trung Quốc sản xuất “quay đầu lại khi chúng đến gần biên giới Trung Quốc”, theo SCMP.
Ông Bayraktar khi đó nói rằng “những hạn chế ẩn” và “hiệu suất dưới chuẩn” của UAV do Trung Quốc chế tạo đã khiến một số khách hàng chuyển sang sử dụng UAV Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn như UAV TB2 của Baykar.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển), trong thập niên qua, các cty Trung Quốc đã giao 220 UAV cho 16 quốc gia, chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi.
Diệt hay không diệt? UAV Nga đặt phòng không Ukraine vào thế khó
Bắc Kinh đã phủ nhận các báo cáo ban đầu rằng UAV dân sự DJI của Trung Quốc đang được cả lực lượng Nga lẫn Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, có những tuyên bố trên mạng xã hội rằng DJI đã thêm chức năng định vị địa lý cho các phiên bản xuất khẩu mới hơn của mình để ngăn chúng bay qua Ukraine, bất kể ai đang kiểm soát chúng.
Ông Châu Thần Minh, một nhà nghiên cứu quân sự ở Trung Quốc, cho hay các nhà phát triển UAV Trung Quốc cũng đã lắp đặt “hàng rào địa lý điện tử” bên trong UAV nội địa để ngăn chúng bay vào vùng cấm bay của nước này.
Ấn Độ tăng cường tuần tra hàng không sau động thái của Trung Quốc
Trong một nỗ lực nhằm đối phó hành động gây hấn của Trung Quốc, Ấn Độ đã triển khai máy bay quân sự Boeing P8-I và Rafale, theo News9 ngày 26-7.
Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) sẽ triển khai các biện pháp đáp trả sau khi Lực lượng Không quân Trung Quốc xâm phạm "vùng cấm bay" 10 km dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa 2 nước ở Đông Ladakh, các nguồn tin mật cho biết. IAF cũng sẽ tăng cường tuần tra hàng không.
Trung Quốc tháng qua được cho là khiêu khích Ấn Độ khi điều máy bay đến quá gần LAC và xâm phạm "vùng cấm bay", các nguồn tin cho biết thêm.
"Vùng cấm bay" là một trong những sáng kiến nhằm xây dựng lòng tin giữa 2 nước, được Bắc Kinh và New Delhi nhất trí sau vụ đụng độ ở Thung lũng Galwan hồi tháng 5-2020.
Hải quân Ấn Độ đã điều Boeing P8-I có khả năng cung cấp hình ảnh, thông tin thực tiễn cho lực lượng mặt đất thông qua hệ thống vệ tinh Rukmini nhằm phục vụ hoạt động trinh sát và giám sát dọc LAC. Trong khi đó, IAF triển khai chiến đấu cơ Rafale được trang bị đầy đủ vũ khí, bao gồm tên lửa.
Chiến đấu cơ Rafale. Ảnh: Reuters
Hệ thống phòng không S-400 cũng sẽ được di chuyển đến gần LAC trong vài tháng tới để bao phủ thêm 800 km vùng phòng thủ hàng không của Ấn Độ, các nguồn tin cho biết thêm.
Những thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đạt được bất cứ bước đột phá nào trong việc giải quyết mâu thuẫn liên quan đến "điểm nóng" ở Đông Ladakh dù đàm phán quân sự đã bước qua vòng thứ 16.
Ấn Độ tiếp tục hối thúc rút quân sớm khỏi mọi điểm nóng còn sót lại trong khu vực và yêu cầu khôi phục hiện trạng như trước thời điểm xảy ra xung đột.
Xung đột biên giới phía Đông Ladakh nổ ra vào ngày ngày 5-5-2020 theo sau một cuộc đụng độ dữ dội ở khu vực hồ Pangong. Kể từ đó, hai bên gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực với hàng ngàn binh sĩ và vũ khí hạng nặng.
Máy bay Boeing P8-I. Ảnh: Reuters
Sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với Ukraine đang giảm dần Các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với Ukraine đang suy yếu khi chính quyền Biden tăng cường viện trợ. Tổng thống Joe Biden nói chuyện với các nghị sĩ Mỹ trước một phiên họp chung của Quốc hội. Ảnh: AP Theo Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) Mark Watson, trong vòng vài...