UAV siêu nhỏ: Nga đuối sức trong cuộc đua với Mỹ
Theo ArmyTimes ngày 3/4, đến năm 2018, Lục quân Mỹ sẽ được trang bị loại UAV bỏ túi Black Hornet dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Theo giới thiệu, UAV Black Hornet Nano có chiều dài 10 cm, rộng 2,5 cm và nặng chỉ có 16 g. Black Hornet Nano được trang bị một camera tí hon có khả năng truyền cả video và ảnh. Nhờ các trực thăng này mà có thể đánh giá nhanh chóng tình hình khuất đằng sau góc nhà, từ nơi ẩn nấp hay từ sau vật cản. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, Black Hornet Nano có khả năng làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nó được lắp 1 quả pin và có thể bay xa đến 800 m hoặc bay liên tục đến 30 phút. Prox Dynamics cho biết, UAV này có tầm bay đến 1 km, tốc độ tối đa có thể lên tới 36 km/h và được điều khiển nhờ GPS cũng như bằng bộ điều khiển video.
Ngoài ra, Black Hornet còn có chức năng máy lái tự động. Tổng trọng lượng của máy bay và hệ thống điều khiển là chưa đến 1 kg. Lục quân Mỹ khẳng định, UAV Black Hornet hoat đông gân như không phat ra tiêng đông va đươc thiêt kê chuyên biêt cho cac nhiêm vu trinh sat.
Ngoài UAV Black Hornet, hiện nay Mỹ cũng đang phát triển loại UAV siêu nhỏ khác trang bị cho Hải quân với tên gọi Goblin Shark – tên loai ca mâp chuyên sông ơ đay đai dương. Theo giơi thiêu cua nha san xuât Brock Technologies, UAV Goblin Shark co thê đươc sư dung trong cac nhiêm vu trinh sat đăc biêt. UAV cơ nho nay co thê chơ theo 230 gam thiêt bi, gôm cac loai cam biên khac nhau.
Video đang HOT
Ơ phiên ban mâu, UAV Goblin Shark đươc trang bi hê thông Fly”s Eye co kha năng kiêm soat cung luc 8 muc tiêu khac nhau.UAV Goblin Shark chi năng khoang 730 gam va thuôc phân loai UAV nho nhât trong biên chê Hai quân My (co trong lương không qua 9,07kg va ban kinh hoat đông tư 5 tơi 5.000m.
Đê cât canh, Goblin Shark sư dung gia phong câm tay dai 7cm. Hiên chưa ro dong UAV siêu nho mơi nay se đươc trang bi cho đơn vi nao cua Hai quân My. Ngoai trang bi cho Hai quân My, trong tương lai UAV Goblin Shark co thê sư dung trong cac nhiêm vu cua NASA va Quy Khoa hoc quôc gia My. Nhơ thiêt kê đăc biêt cua minh, UAV siêu nho mơi co thê đươc sư dung đê dư bao thơi tiêt va canh bao lôc xoay. Trong ảnh: Thiết bị điều khiển của UAV Goblin Shark.
Trong cuộc đua UAV phân khúc siêu nhỏ này, có thể nói Mỹ vẫn đang dẫn đầu so với các cường quốc công nghệ quốc phòng khác như Nga. Hồi 21/1/2013, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) đã công bố một gói thầu nhằm phát triển UAV siêu nhỏ. Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Theo đó, dự án này có tên mã là Fly Fisher. Nó có tổng trọng lượng không quá 1kg, có thẻ mang khoảng 200gram thiết bị trinh sát quang điện, theo dõi thời gian thực trong phạm vi 5km. Một thiết bị như thế dự tính có giá 7 triệu ruble (230.000 USD). Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Tuy nhiên cho đến nay, Nga vẫn chưa công bố đơn vị thắng thầu cho dự án này. Điều đó cho thấy để có thể trình làng sản phẩm này, Nga sẽ còn mất nhiều thời gian. Hiện tại, Nga vẫn đang vừa mua vừa tự sản xuất UAV. Tuy nhiên, trong phân khúc UAV siêu nhỏ và loại chuyên dụng cho tấn công, Moscow đang thực sự “lạc hậu” so với Mỹ. Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Theo_Báo Đất Việt
Nga bàn giao tên lửa "khủng" cho láng giềng
Belarus sẽ tiếp nhận hai tiểu đòan tên lửa phòng không S-300 cuối cùng và 4 máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Chỉ huy Không lực Belarus Thiếu Tướng Oleg Dvigalev đưa ra hôm qua (6/4).
"Việc bàn giao các tiểu đoàn tên lửa S-300 cho Belarus sẽ được hoàn tất trong năm nay. 3 tiểu đoàn đã được Belarus triển khai, còn tiểu đoàn thứ 4 đang được bàn giao", ông Dvigalev nói với phóng viên sau cuộc họp tại ủy ban hợp tác phòng không của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).
S-300 của Nga là dòng tên lửa được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu.. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Belarus, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ để nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
Nga bàn giao 4 chiếc Yak-130 cho Belarus
Trong một diễn biến khác, ông Dvigalev cũng cho biết, Belarus đã tiếp nhận 4 máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 đầu tiên từ Nga và dự kiến 4 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.
Yak-130 là một trong những loại máy bay huấn luyện-chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất thế giới của Không lực Nga.
Máy bay Yak-130 là sản phẩm do Phòng thiết kế Yakovlev của Nga chế tạo. Ưu điểm quan trọng nhất của loại máy bay này là tính năng kép: vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện vừa được dùng như phi cơ chiến đấu hạng nhẹ. Ngoài ra, Yak-130 còn có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại và được trang bị vũ khí kết hợp "Nga Mỹ Âu".
Về hình dáng, Yak-130 được thiết kế có cánh hình mũi tên và được bố trí giữa thân như các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5 nhằm tận dụng lực nâng của cánh. Cánh đuôi được bố trí thấp hơn cánh chính làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn.
Máy bay được thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi và hai động cơ turbin phản lực, có tuổi thọ 10.000 giờ bay và có thể tăng hạn lên 15.000 giờ bay, tương ứng 20.000 lần cất hạ cánh với niên hạn sử dụng là 30 năm.
Là dạng máy bay huấn luyện nên ghế ngồi của Yak-130 được thiết kế kiểu ghế trước, ghế sau và vòm kính được đặt cao cho phép phi công có tầm quan sát rộng hơn và khả năng "khóa" mục tiêu tốt hơn. Buồng lái máy bay được che hoàn toàn bằng kính thủy tinh có khả năng chống đạn và được trang bị hệ thống tạo khí oxy trên khoang lái.
Yak-130 còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay. Yak-130 có tiềm năng to lớn trên thị trường quốc tế. Nhiều quốc gia tỏ ra thèm muốn loại máy bay này.
Moscow và Minsk đã ký kết một thỏa thuận bảo vệ chung không phận của Nga-Belarus, đồng thời thiết lập một mạng lưới phòng không khu vực thông nhất hồi tháng 2/2009.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Soi xe tăng bơi K63-85 của Hải quân Đánh bộ Việt Nam Ngoài PT-76 huyền thoại, Hải quân Đánh bộ Việt Nam còn được trang bị các xe tăng bơi K63-85 do Trung Quốc sản xuất. Hải quân Đánh bộ Việt Nam (HQĐB) là một trong những lực lượng quan trọng của hải quân có nhiệm vụ bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên...