UAV mang tên lửa Mỹ đáp khẩn cấp xuống ruộng
Máy bay MQ-1C của Mỹ hạ cánh xuống một cánh đồng ở Agadez vì sự cố kỹ thuật, trên phi cơ vẫn còn tên lửa AGM-114 chưa khai hỏa.
“ Máy bay không người lái thuộc Bộ tư lệnh châu Phi (AFRICOM) đã hạ cánh khẩn cấp ở khu vực gần thành phố Agadez, phía bắc Niger, hôm 23/1. Phi cơ gặp trục trặc kỹ thuật khi làm nhiệm vụ thường kỳ, hỗ trợ các hoạt động tác chiến trong khu vực. Cuộc điều tra nguyên nhân sự cố sẽ được tiến hành, máy bay đang được theo dõi chặt chẽ”, Lầu Năm Góc hôm 24/1 ra thông cáo cho hay.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một máy bay MQ-1C với số hiệu 52179 và dòng chữ “Lục quân Mỹ” đâm vào bụi cây tại một cánh đồng, dường như không bị hư hại nặng. Dưới cánh của phi cơ còn hai tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire chưa khai hỏa.
Video đang HOT
Phi cơ MQ-1C hạ cánh khẩn ở Niger hôm 23/1. Ảnh: Twitter/Air_intel .
Gray Eagle là biến thể hiện đại hóa của dòng máy bay không người lái (UAV) MQ-1 Predator, được phát triển cho lục quân Mỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của chỉ huy chiến trường. Nó có thể làm nhiệm vụ trinh sát, do thám và xác định mục tiêu (RSTA), bảo vệ đoàn xe, phát hiện thiết bị nổ tự chế, cũng như cung cấp hình ảnh trực tiếp từ trên không và tấn công chính xác bằng vũ khí dẫn đường.
Các phi cơ MQ-1C được Mỹ triển khai tại căn cứ không quân số 201 của Niger, cách Agadez khoảng 5 km, từ năm 2019 theo thỏa thuận giữa chính phủ hai nước. Địa điểm này cho phép quân đội Mỹ tiến hành các chiến dịch nhằm vào nhiều nhóm cực đoan tại Tây Phi và Bắc Phi, trong đó có Boko Haram và al-Qaeda.
Một máy bay MQ-1C cũng từng rơi gần Agadez hồi tháng 3/2020.
Thiết bị giúp lính Mỹ chống rung khi ngắm bắn
Lục quân Mỹ đang thử nghiệm tay cầm công nghệ cao chống rung cho súng trường nhằm nâng cao độ chính xác khi khai hỏa.
Hệ thống Tăng cường Kiểm soát Ngắn bắn (ACE) đang được đánh giá để "có thể ứng dụng" với Vũ khí Cấp tiểu đội Thế hệ mới (NGSW), phát ngôn viên Peter Rowland thuộc Văn phòng Điều hành Chương trình Binh sĩ của lục quân Mỹ cho biết ngày 20/1.
ACE là một loại tay cầm công nghệ cao, ban đầu được phát triển trong chương trình chế tạo trang phục "Người sắt" của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Mỹ (SOCOM), nay đã bị đình chỉ. Lục quân Mỹ tiếp quản một số thành tựu nghiên cứu của chương trình này, trong đó có ACE.
Matt Angle, kỹ sư điện tử phát triển ACE, cho biết hệ thống này được gắn vào thanh ray Picatinny và đóng vai trò "thiết bị cách ly cơ học" giữa thân súng và tay người sử dụng. "Khi xạ thủ ngắm bắn, hệ thống giữ vũ khí ổn định theo hướng thích hợp, giúp khắc phục tình trạng rung lắc của vũ khí mà người dùng không kiểm soát được", Angle giải thích.
Angle cho biết hệ thống không giúp xạ thủ tự động ngắm mục tiêu, thay vào đó "gần giống tính năng ổn định hình ảnh trong ống kính máy ảnh hơn".
ACE ban đầu được phát triển với định danh "hệ thống ổn định vũ khí cỡ nhỏ" theo hợp đồng năm 2017 của SOCOM và thuộc chương trình Trang phục Hoạt động Tấn công Chiến thuật Hạng nhẹ (TALOS), với biệt danh "bộ đồ Người sắt".
Hệ thống ổn định nòng súng ACE và nguyên mẫu trang phục TALOS. Ảnh: EPNAC .
TALOS bị đình chỉ năm 2019 khi không đạt mục tiêu phát triển trang phục chống đạn, song ACE được Lầu Năm Góc đánh giá "đủ hoàn thiện để tiếp tục phát triển và thử nghiệm thêm".
Quân đội Mỹ đang phát triển các súng carbine và súng trường dòng NGSW, sử dụng đạn cỡ 6,8 mm. Binh sĩ Mỹ dự kiến được trang bị NGSW năm 2022, thay thế súng carbine M4 và trung liên M249 hiện có. Hơn 600 binh sĩ lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã tham gia thử nghiệm súng NGSW để đóng góp ý kiến cho đơn vị phát triển.
FBI lo ngại 'tay trong' tấn công lễ nhậm chức của Biden Mỹ đang thẩm tra lý lịch toàn bộ lính Vệ binh Quốc gia bảo vệ lễ nhậm chức của Biden do lo ngại nguy cơ tấn công bởi tay trong. Quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ lo ngại nguy cơ tấn công bởi tay trong hoặc các mối đe dọa an ninh đến từ những binh sĩ được triển khai bảo...