UAV Bayraktar bị phòng không Ukraine bắn hạ trên bầu trời Kiev
Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) Bayraktar-TB2 của chính nước này trên bầu trời thủ đô Kiev do nó mất kiểm soát.
PravdaUkraine hôm nay (5/5) dẫn thông báo của không quân Ukraine xác nhận các khẩu đội phòng không tại thủ đô Kiev đã buộc phải kích hoạt để bắn hạ một chiếc UAV Bayraktar-TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất do nó gặp sự cố kỹ thuật.
Khoảnh khắc tên lửa phòng không lao về phía chiếc Bayraktar-TB2 ở Kiev. Ảnh: Reuters
“Việc UAV đó di chuyển không kiểm soát trên bầu trời thủ đô có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn nên quyết định đã được đưa ra. Mục tiêu bị tiêu diệt”, thông báo có đoạn. “Đây là công nghệ và những trường hợp như thế đôi khi vẫn xảy ra”.
Không quân Ukraine đang điều tra nguyên nhân sự cố. Không có ai bị thương do mảnh văng của vụ bắn hạ. Hình ảnh do truyền thông Ukraine đăng tải cho thấy, chiếc Bayraktar-TB2 bay thấp, sau đó trúng tên lửa và bốc cháy rồi rơi xuống đất.
Video đang HOT
Chiếc Bayraktar-TB2 bốc cháy và lao xuống đất sau vụ bắn hạ. Ảnh: GettyImages
Bayraktar-TB2 là mẫu UAV hiện đại nhất thuộc biên chế quân đội Ukraine, do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, với giá đến 5 triệu USD mỗi chiếc. Những chiếc UAV loại này có sải cánh 12 m, mang được 55 kg vũ khí và đủ sức bay 27 giờ liên tục ở khoảng cách 300 km so với đài điều khiển.
UAV Bayraktar-TB2. Ảnh: GettyImages
Vào giai đoạn đầu chiến sự, Ukraine liên tục đăng tải video do Bayraktar-TB2 ghi lại cảnh đột kích các mục tiêu quân sự của Nga. Tuy nhiên, khi Nga bố trí lực lượng phòng không và tác chiến điện tử tới chiến trường, Bayraktar-TB2 không thể phát huy hiệu quả như trước.
CNN: Mỹ đang chốt kế hoạch gửi tên lửa Patriot tới Ukraine, có thể chuyển giao những ngày tới
Chính quyền Mỹ đang hoàn tất kế hoạch gửi hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Ukraine và có thể công bố ngay trong tuần này - theo nguồn tin của CNN.
Quân đội Mỹ phóng thử tên lửa Patriot năm 2019. Ảnh: CNN
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hoàn tất kế hoạch gửi tên lửa Patriot tới Ukraine, CNN đưa tin ngày 13/12. Kiev đã đề nghị được viện trợ các hệ thống phòng không tiên tiến này của Mỹ trong nhiều tháng qua, khi Nga liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
CNN dẫn lời ba quan chức Mỹ giấu tên cho biết kế hoạch đang ở giai đoạn cuối và cần sự chấp thuận của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trước khi nó có thể được gửi đến bàn Tổng thống Joe Biden. Các quan chức này nói với CNN rằng dự kiến Bộ trưởng sẽ chấp thuận và một thông báo có thể được đưa ra ngay trong tuần này.
Các quan chức được dẫn nguồn cho biết sau khi kế hoạch được chốt, tên lửa Patriot dự kiến sẽ nhanh chóng được chuyển giao trong những ngày tới và người Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng tại một căn cứ của Mỹ ở Grafenwoehr, Đức.
CNN đã liên hệ với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ để xin bình luận về thông tin nói trên nhưng chưa nhận được hồi đáp. Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng cũng chưa có phản hồi gì trước thông tin được CNN dẫn.
Một khẩu đội tên lửa Patriot bao gồm một thiết bị cung cấp năng lượng, một trạm chỉ huy, một đơn vị radar, ăng-ten, và tối đa tám bệ phóng gắn trên xe tải, mỗi bệ chứa bốn tên lửa đất đối không. Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon, hệ thống này có tầm bắn lên tới 160km và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình hoặc máy bay đang lao tới.
Hệ thống Patriot đã được thử nghiệm rộng rãi trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Lầu Năm góc tuyên bố hệ thống này đã đánh chặn thành công 45 trong số 47 tên lửa Scud của Iraq trong cuộc xung đột kéo dài 6 tuần. Tuy nhiên, quân đội Israel sau đó đã tiết lộ rằng "có thể có một hoặc không có" tên lửa Scud nào thực sự bị đánh chặn, trong khi một bài báo trên tờ New York Times năm 2017 cho thấy hệ thống Patriot không hiệu quả khi được Saudi Arabia sử dụng để chống lại tên lửa của phiến quân Houthi bắn từ Yemen.
Mỹ đã triển khai các khẩu đội Patriot tới các nước đồng minh NATO như Ba Lan nhằm giúp tăng cường khả năng phòng thủ của họ. Trong những năm gần đây, Mỹ đã gửi tên lửa Patriot tới Saudi Arabia và Iraq để đối phó với mối đe dọa từ Iran. Tổng cộng, hơn một chục đồng minh của Mỹ, bao gồm Đức, Nhật Bản và Israel, cũng đã mua hệ thống phòng không này.
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ gửi bao nhiêu hệ thống Patriot tới Ukraine. CNN cho rằng các khẩu đội tên lửa trước tiên sẽ được đưa đến một căn cứ của Quân đội Mỹ ở Grafenwoehr, Đức, nơi các binh sĩ phòng không Ukraine sẽ được huấn luyện để vận hành chúng. Kênh này cũng lưu ý rằng việc đào tạo vận hành Patriot thường mất "nhiều tháng".
Mỹ đã gửi các hệ thống phòng không tầm ngắn NASAMS tới Ukraine, nhưng Kiev khẩn thiết đề nghị cấp thêm các khẩu đội Patriot kể từ tháng 10, khi Nga bắt đầu liên tục tấn công các mục tiêu chỉ huy quân sự và lưới điện của Ukraine sau vụ đánh bom cầu Crimea. Cuối tháng trước, Lầu Năm Góc cho biết yêu cầu này đang được chính quyền Tổng thống Biden xem xét.
CNN trước đây cũng từng đưa tin rằng chính quyền Mỹ đang xem xét một động thái về tên lửa Patriot. Tháng trước, Ngoại trưởng Antony Blinken nói với CNN rằng Mỹ "rất tập trung" vào việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine. "Chúng tôi hiện đang rất tập trung vào các hệ thống phòng không và không chỉ chúng tôi mà nhiều quốc gia khác. Và chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo rằng người Ukraine có được những hệ thống đó càng nhanh càng tốt nhưng cũng hiệu quả nhất có thể, đảm bảo rằng họ được đào tạo về chúng, đảm bảo rằng họ có khả năng bảo trì chúng và tất cả những điều đó phải phối hợp với nhau", Ngoại trưởng Blinken nói.
Moskva đã lên tiếng phản đối việc triển khai Patriot và bất kỳ lực lượng hỗ trợ nào của NATO tới Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev cảnh báo rằng các vũ khí này sẽ trở thành "mục tiêu hợp pháp" với các lực lượng Nga.
Tên lửa Nga dội xuống 2 thành phố Ukraine, tuyên bố nhắm vào quân dự bị Ukraine cho biết có dân thường thiệt mạng khi các tên lửa Nga trúng khu dân cư vào rạng sáng 28-4; trong khi Bộ Quốc phòng Nga khẳng định họ nhắm vào các đơn vị quân dự bị Ukraine. Theo Lực lượng không quân Ukraine, vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga vào khoảng...