Uất ức vì chồng ghen tuông mù quáng
Từ ngày nhập viện chị luôn ám ảnh về những màn ghen vố lối của chồng.
Quá yêu vợ nên ghen
Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huyền khiến nhiều bác sĩ trong bệnh viện tâm thần Trung ương ám ảnh. Chị Huyền là cô gái khá xinh xắn, nhà ở Thường Tín, Hà Nội.
Ngày còn thanh niên, chị Huyền cũng đem lòng yêu một thanh niên người nội thành Hà Nội. Nhưng vì lý do nào đó nên chị và người yêu của mình không đến được với nhau. Năm 22 tuổi, chị Huyền lấy anh Bình, một người đàn ông trong xã.
Ai cũng nghĩ rằng cuộc sống của chị Huyền sẽ hạnh phúc. Chị thấy chồng yêu thương mình nên đã thành thật kể lại chuyện từng làm với người yêu cũ, trong đó có chuyện “vượt rào”.
Lúc đó, chồng chị không hề phản ứng, chê bai hay nổi nóng. Anh vẫn yêu và đồng ý lấy chị. Bi kịch từ sau khi sinh con, đứa con gái không mang một đặc điểm gì giống anh khiến anh nghi ngờ về cha của đứa trẻ. Anh sinh nghi chuyện vợ mình lang chạ với kẻ khác đẻ ra đứa trẻ.
Thế rồi, hằng đêm anh dằn vặt vợ mình vì cái tội “con không giống bố”. Càng ngày, tính tình hay ghen của anh càng lộ rõ. Anh cấm vợ không cho chị đến xưởng thêu nơi chị đang làm. Anh không cho vợ đi chợ một mình. Việc mua sắm hay ra ngoài anh nhận làm hết.
Hàng ngày, anh cứ chăm chăm nhìn vào đứa trẻ. Ra đường, chị Huyền không dám đứng lại trò chuyện với ai vì sợ chồng nghi ngoại tình với họ. Người đàn ông nào qua đường dừng xe hỏi đường chị liền bị anh quát mắng đuổi đi. Đàn ông trong xóm nếu trót cười với chị Huyền thì xem ra anh ta là kẻ không may mắn, sẽ bị anh Bình chửi và vu cho cái tội “gạ gẫm vợ người khác”.
Nhiều lần chị Huyền bỏ về nhà mẹ thì anh Bình sang xin lỗi và lại lấy lý do vì quá yêu vợ, không muốn thằng đàn ông khác nhìn thấy vợ mình.
Uất ức vì chồng vu cho cái tội đong đưa, trong lúc chồng đi vắng, chị Huyền đã cắt cổ tay tự vẫn (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Uất ức quá nên tìm đến cái chết
Lấy tình yêu ra bao biện cho tính ghen bóng, ghen gió của mình, chồng chị luôn rình mò vợ. Chị dọa mang con đi xét nghiệm AND để xem ai là cha nó thì anh Bình không cho. Bản thân anh cũng sợ rằng đứa trẻ không phải con của anh thì anh mất Huyền mãi mãi nhưng không từ bỏ việc độc đoán ghen tuông.
Vì tính ghen của chồng, hàng xóm không ai dám lại gần chị Huyền vì sợ bị ăn vạ. Hàng ngày, chị lầm lũi trong căn nhà rộng thênh thang. Có những lúc, chị thèm có người để nói chuyện với mình nhưng anh không cho chị ra ngoài tiếp xúc với người lạ. Đàn bà trong xóm cũng sợ chồng chị.
Một lần, người bạn học cùng cấp 3 với chị Huyền đến nhà chơi. Anh bạn đi nam về không hề hay biết người chồng ghen tuông của chị nên lỡ ngồi trò chuyện với cô bạn thân năm nào. Hai người đang cười nói vui vẻ ôn lại thời áo trắng thì anh Bình từ bên ngoài đi về. Anh bí mật lấy điện thoại quay cảnh chị đang ngồi đối diện với bạn và cười nói vui vẻ. Quay xong, anh bình tĩnh cất điện thoại và lao vào đánh ghen với người bạn trai kia. Anh không cần nghe ai giải thích chỉ cần anh đã bắt được chị lả lơi cười nói với bạn bè. “Từ nay thì mày hết chối cãi cái tính đong đưa với đàn ông, tao có bằng chứng rõ ràng”
Không chỉ dằn mặt bạn chị Huyền, đến đêm anh liên tục cái điệp khúc “Mày không được cười với trai, mày không được nói chuyện với kẻ khác, mày lên giường với tao được thì mày cũng lên giường với nhiều kẻ khác”. Có những hôm, 1h khuya anh vẫn không để chị ngủ mà cứ luôn miệng kể tội đong đưa của vợ.
Chị hoàn toàn bất lực với người chồng đa nghi của mình. Uất ức vì chồng vu cho cái tội đong đưa, trong lúc chồng đi vắng, chị Huyền đã cắt cổ tay tự vẫn. Chị may mắn thoát khỏi tử thần vì mẹ ruột đến chơi. Thấy con gái nằm trên vũng máu nên bà đã gọi người đưa chị vào Bệnh viện Thường Tín. Tại đây, sau khi điều trị khỏi vết thương cắt cổ tay, chị Huyền được chuyển sang Bệnh viện Tâm thần Trung ương I để điều trị tâm lý.
Người phụ nữ từ ngày nhập viện luôn ám ảnh về những màn ghen vố lối của chồng. Nhìn thấy người lạ, chị lại co rúm người khóc “tôi không ngoại tình, tôi trong sáng”. Chị Huyền phải nằm viện gần 1 tháng để điều trị chứng hoảng sợ, tâm lý rối loạn của mình.
Theo VNE
Đừng so sánh, ép buộc con cái phải giỏi giang
Cô bé là khách hàng nhỏ tuổi bất đắc dĩ của văn phòng tư vấn tâm lý của chúng tôi. Gia đình đưa bé đến đây để nhờ chúng tôi can thiệp sau khi "bắt" được bé đang dạt nhà đi bụi tận Sài Gòn.
Sau khi được nghe tóm tắt bảng thành tích bất hảo của vị khách hàng nhí này, chúng tôi nhìn nhau, bụng bảo dạ: Ca tư vấn này sẽ gian nan và khó lắm đây.
Tôi vẫn còn nhớ hôm đó, khi mẹ bé điện thoại tới văn phòng. Từ đầu dây bên kia, người phụ nữ khóc nức nở, cầu xin các chuyên gia tư vấn hãy hết lòng giúp đỡ, làm sao tác động đến con mình, đưa bé trở về cuộc sống "lương thiện". "Tôi vẫn hy vọng tính thiện trong con gái tôi chưa mất hẳn. Nó vẫn còn lẩn khuất đâu đó. Các chuyên gia hãy tìm ra nó, hãy khơi gợi nó về những điều tốt đẹp. Nó là cuộc sống, là tương lai của cả gia đình tôi".
Tất nhiên, chẳng phải vì là "người cung cấp dịch vụ" và người phụ nữ đó là khách hàng mà chúng tôi mới cố gắng làm tốt nhất có thể. Tôi nghĩ rằng, chẳng có ai cầm lòng được khi nhìn một đứa trẻ lớn lên hư hỏng, ngỗ ngược cả. Gác máy điện thoại rồi, tôi vẫn nhớ những câu nói cuối của người mẹ: Các chuyên gia hãy hỏi con gái giúp tôi xem tại sao nó không yêu tôi. Tôi đã làm hết cách cho nó, tôi sinh nó ra, nuôi nó lớn, thế mà nó luôn lạnh lùng với tôi. Đôi lúc nó còn coi tôi như kẻ thù. Chẳng lẽ, đạo lý tối thiểu là con phải có hiếu và biết ơn cha mẹ, nó cũng không hiểu sao. Trời ơi, sao tôi khổ thế này...
Cô bé cuối cùng đã ngồi trước mặt tôi, dáng gầy, da đen bóng, mái tóc thì cắt ngắn cụt lủn, lơ xơ. Có lẽ, đó là "di chứng" còn lại của những tháng ngày bé đi phiêu bạt đây đó. Mặc cho người mẹ đứng bên cạnh khóc lóc sụt sùi, bé vẫn... tỉnh bơ, nhìn vào khoảng không vô định. Tôi ra hiệu người mẹ ra ngoài để tôi bắt đầu làm việc. Tôi lấy cho vị khách hàng nhí một cốc nước mát. Thay vì ngồi ở vị trí thường lệ, cách khách hàng qua một chiếc bàn, lần này, tôi kéo ghế ra ngoài, ngồi cạnh bé.
Hơn bao giờ hết tôi muốn ở thật gần em. Trong linh cảm, tôi nghĩ em không phải "hỏng hết rồi" như gia đình vẫn nghĩ. Khẽ nắm lấy bàn tay cô bé, tôi hỏi nhỏ: Con à, thế có việc gì xảy ra với con vậy. Con có thể chia sẻ với cô không? Cứ ngỡ cô bé sẽ phản ứng gay gắt sẽ giật tay lại, sẽ quay sang tôi đáp những lời ngỗ nghịch, ương bướng. Nhưng không, bé chỉ thở dài, cứ để im bàn tay thơ dại trong lòng bàn tay tôi. Rồi những giọt nước mắt chảy dài. Cô bé khóc.
Phải sau vài lần qua lại văn phòng chúng tôi nữa, thì cô bé mới bắt đầu cởi mở.
Bé sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là cán bộ công chức. Nhà bé cũng có truyền thống về học hành. Nhưng, khác với những gì bố mẹ mong muốn, sức học của bé không được tốt. Bạn bè học một thì bé phải học năm, học bẩy mới hiểu. Và thế là, ngay từ năm học lớp 1, bé đã đứng trong danh sách 5 học sinh cuối bảng của lớp. Lần đó, khi biết về thành tích học tập của con, bố mẹ bé đã rất sốc. Họ bắt đầu la lối, cho rằng... con mình sắp hỏng, hỏng thật sự.
"Mẹ con than thân trách phận rằng con ngu con dốt. Bố con thì bảo, bố không dám ra đường nhìn mặt một ai. Ai đời bố thạc sỹ, sắp học lên tiến sĩ mà con... thì đứng cuối lớp" - cô bé sụt sùi.
Sau lần đó, bố mẹ bắt tay vào chiến dịch "cải tạo" con gái. Họ lên cho bé một kế hoạch học tập kín mít. Các môn học, giờ học kéo dài ra còn giờ chơi thì ngắn lại. Tối nào, bé cũng có một gia sư tới tận nhà, ngồi tận bàn để kèm cặp. Nhưng, càng ép, bé càng... học không vào. Sang năm lớp 2, lớp 3 tình hình vẫn không cải thiện. Đến năm lên lớp 4 thì... cô bé chán học hẳn. Gia sư đến chỉ được vài ngày, thấy mặt bé lì lì, gọi không thưa, hỏi không trả lời bài tập giao không làm... thì chán hẳn. Bố mẹ bé lúc đầu còn hăng hái đổi người, thuê thầy thuê thợ, sau cũng buông xuôi, kệ con muốn ra sao thì ra. Hệ quả là dần dần, cô bé tụt hạng, trở thành học sinh yếu kém nhất lớp. Có năm, các cô giáo phải động viên cứu vớt mãi thì bé mới lên nổi lớp.
"Tại sao, bao nhiêu người đến với con, cố gắng giúp con vươn lên, sống tốt hơn, học tốt hơn mà con không hợp tác". Tôi hỏi.
"Đơn giản vì những gia sư chỉ biết đến, bắt con học và làm theo ý họ dù con không muốn" - cô bé đáp, đôi mắt nhìn tôi buồn buồn.
Càng tiếp xúc với cô bé, tôi càng nhận ra, bé không quá lì lợm như mọi người vẫn nghĩ. Bé vẫn còn trẻ con lắm. Tâm hồn bé trong sáng. Bé vẫn thích được mọi người dỗ dành. Thậm chí, có lúc khi tôi nói "hơi nặng lời" cô bé còn rơm rớm nước mắt rồi ra điều... dỗi tôi. "Giá mà ai cũng như cô thì thích nhỉ. Sao con không là con gái của cô chứ...".
Câu chuyện của cô bé lại tiếp tục với hồi tưởng về những lần bị bố mẹ mắng "như tát nước". Quá sốt ruột khi thấy con kém, con hư, mẹ cô bé chuyển sang mắng mỏ con thậm tệ. "Mỗi lần ăn cơm, vừa bưng bát lên thì mẹ bảo: Chỗ cơm đó, để nuôi chó thì nó còn biết giữ nhà cho chủ. Mày cũng ăn cơm mà sao mỗi ngày mỗi dốt. Con nhà khác đã ngu thì phải chăm. Còn mày thì hỏng toàn bộ" cô bé khóc. Ban đầu, cô bé bị tổn thương, phản ứng lại bằng cách không ăn nữa. Nhưng rồi, cô bé hiểu rằng, nhịn chỉ thiệt thân, thế là bé trở nên bất cần. Mặc cho mẹ sỉ nhục bé vẫn "câng câng" ngồi đó, ăn uống no say, thậm chí còn lầm nhầm hát trong miệng. Bé phát hiện ra rằng, bé làm thế càng khiến mẹ tức điên. Bé ghét mẹ hơn vì hận câu nói của mẹ. Bé nghĩ rằng, mẹ coi việc nuôi bé cũng như nuôi con vật giữ nhà.
Gia đình càng nghĩ cô bé hỏng, thì bé lại càng hỏng để trả thù. Đến lớp, suốt ngày bé gây sự, đánh nhau với bạn. Về nhà, bé đánh con hàng xóm. Gặp bạn bố mẹ, cô bé không chào. Có lần, cô bé còn tưới nước mắm lên xe ô tô của sếp bố mình. Khi ông sếp la lớn, còn bố mẹ cô thì ra sức xin lỗi rồi đánh xe đi cọ rửa, bé ở trên gác nhìn xuống cười khoái trá.
Bé càng thích hơn khi khắp nơi người ta gọi bé là đầu gấu, là bất trị. Trẻ con khu phố không ai dám dây với bé. Nhưng, bé "khoái nhất" là bố mẹ cũng bị... khổ nhục vì mình. Họ không dám đi đâu, không dám "ngẩng mặt lên với đời" vì chót có một đứa con hư như bé.
Tôi hỏi cô bé lý do vì sao bé bỏ nhà đi bụi, cô bé trả lời: Bao năm rồi, con bị giam trong căn nhà đó, con thèm được đi đây đi đó. Nhưng, bố mẹ con tuyên bố, có chết cũng không cho con đi. Con vẫn nhớ hồi năm lớp 1, con ước ao dượt đi biển mùa hè, thế mà chỉ vì cái danh hiệu "chết tiệt" mà mẹ cấm cửa con. Học giỏi học khá là cái gì mà sao... quan trọng thế nhỉ.
Tôi lại hiểu thêm một vấn đề về cách giáo dục con của bố mẹ cô bé. Họ treo thưởng cho con, rằng con được cái này, cái kia... thì sẽ cho con phần thưởng. Nhưng, nếu bé không đạt được thì... họ cắt hết. Suốt bao năm qua, bé vẫn chưa một lần được đi biển chỉ vì không học giỏi như bố mẹ muốn. Cuối cùng, bé quyết định phải tự đi. Bé lần túi bố mẹ, lấy được nắm tiền to rồi ra ga, mua vé vào miền Nam. Bé lang thang ở đó 10 ngày thì bị... gia đình bắt được. Do còn bé nên bé chưa "cao mưu" trong việc lẩn trốn. Biết tính con gái thích chơi bời, bố mẹ bé đã tìm thấy con đang hăng say chơi games ở khu thương mại.
Ngồi cạnh bé, ngắm nhìn gương mặt bé, tôi thấy thương bé nhiều hơn. Con gái tôi, cũng chạc tuổi bé nhưng còn nhút nhát lắm. Tóc con gái tôi dài tới tận thắt lưng, còn bé, thì tóc cụt lủn. "Con cắt vậy để đi bụi cho dễ, khỏi phải chải đầu mà gội cũng nhanh. Nhiều lúc con chỉ dúi đầu vào vòi nước máy ven đường là xong cô ạ". Nghe bé nói, tôi trào nước mắt. Tôi quàng tay, ôm chặt bé vào lòng. Bỗng dưng, bé òa khóc nức nở. Cô ơi, con sai lắm rồi phải không. Rồi bé dụi mái đầu "oi khói" vào ngực tôi, bé hiền và ngoan như một chú mèo nhỏ đang thèm khát được che chở.
Tôi bắt đầu nói chuyện với bố mẹ bé. Tôi khẳng định rằng con họ không hư, không hỏng, không "liệt" toàn phần như họ nghĩ. Chỉ có điều, bố mẹ bé không muốn chấp nhận năng lực học của con có hạn. Họ đặt hết kỳ vọng vào con, bất chấp nó quá lớn so với sức lực của bé. Và tôi cũng đã có đáp án rằng vì sao bé không yêu mẹ. Thực ra, bé cũng rất người lớn, bé cũng hiểu chuyện. Nhưng, bố mẹ và bé đã không có được tiếng nói chung. Bố mẹ bé đã chọn sai đường trong việc giáo dục con nên người.
Người mẹ bật khóc khi tôi kể bé thèm được ôm ấp vỗ về như thế nào. Tôi hỏi người mẹ: Bao lâu rồi chị không ôm con? Người mẹ im lặng không đáp. Hình như lâu rồi, chị đã quên ôm áp, vỗ về con mình. Cũng lâu rồi, chị và chồng chỉ mắng mỏ, xỉ nhục bé. Với họ, xỉ nhục là cách để làm cho con "tức lên" mà phấn đấu nên người.
Tôi kể cho người mẹ nghe về một khách hàng của tôi trước đây. Chị ấy cũng có con thuộc diện cá biệt, học kém. Nhưng, chị ấy đã luôn động viên con. Chỉ một nỗ lực nho nhỏ thôi của con gái, cũng được đánh giá và ghi nhận. Cuối cùng nhờ được động viên, tin tưởng, cô bé ấy đã tốt nghiệp THPT và đỗ vào cao đẳng. "Chị đừng so sánh con với người khác mà hãy nhìn thấy nỗ lực của con. Nếu con đã cố gắng, thì chị hãy vui mừng cho dù có thể nó chưa là gì với những đứa trẻ khác".
Tôi còn nói với người mẹ nhiều nữa về cách giáo dục, động viên trẻ. Rằng chị đừng trừng phạt bé bằng việc cắt toàn bộ ước mơ, mong muốn của con. Bé cũng có quyền được sống, được vui vẻ, được nghỉ ngơi như mọi người. Và cuối cùng, tôi kịch liệt phản đối kiểu bạo hành tinh thần con cái. Bé cũng là con người, cũng có lòng tự trọng. Cha mẹ không thể lấy quyền nuôi dưỡng con để có thể mắng mỏ, làm nhục con thế nào cũng được.
Tôi không rõ người mẹ ấy sẽ hiểu và thực hành được bao nhiêu trong lời khuyên của tôi. Nhưng, sau nhiều hôm cùng con qua lại văn phòng, lần đầu tiên tôi thấy chị nắm tay con ra về và cô bé cũng không tỏ ra phản kháng lại. Tôi mong lắm, một kết thúc có hậu trong gia đình chị.
Theo ANTD
"Tú bà" cũng cần được tha thứ! "Tú bà" là gì hả mẹ, mà người ta gọi mẹ là "tú bà"? Tôi chết lặng và nước mắt tràn lên mi. Chẳng lẽ, tôi đã sai lầm thì không bao giờ được tha thứ? Các anh chị kính mến! Tôi vừa rơi vào một tình huống vừa nan giải vừa đau lòng. Con trai tôi, cậu bé 11 tuổi, vào mạng...