Uất ức vì cậu em chồng lập dị
Theo những gì tôi tự cảm nhận, là con út trong gia đình nên Tuấn được bố mẹ chiều chuộng, nâng niu từ bé. Cậu ta phát triển bình thường nhưng chỉ là một đứa trẻ to xác, chưa bao giờ phải đụng tay vào việc gì.
Ảnh minh họa.
Anh ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ, tôi nhanh nhảu gật đầu, tưởng anh phải nhảy cẫng lên vì sung sướng, ai dè anh cười như mếu: “Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ phải ở chung với gia đình anh đấy”.
Dù tôi quả quyết: “Em biết rồi” nhưng anh vẫn tỏ ra nghi ngờ: “Gia đình anh gồm bố anh, mẹ anh và cả thằng em trai anh nữa đấy”. Tôi khẳng định một lần nữa để anh ngừng lèo nhèo: “Em bất chấp!”.
Ở nhà chồng, tôi thấy quyết định ấy hoàn toàn đúng đắn. Vợ chồng tôi còn trẻ, chưa đủ sức mua nhà riêng, ở với bố mẹ chồng thì gánh nặng kinh tế sẽ nhẹ đi rất nhiều, đây cũng sẽ là khoảng thời gian để chúng tôi tích lũy, chờ đến khi nào đủ lông đủ cánh mới “bung xõa”. Tất nhiên tôi chẳng bao giờ tâm sự điều thầm kín ấy với mẹ chồng.
Bà chưa về hưu, rất bận rộn với công việc giảng dạy và quản lý ở trường. Bố chồng tôi còn bận hơn, ngoài giờ hành chính, ông thường xuyên phải trực đêm ở bệnh viện.
Lịch làm việc dày đặc của bố mẹ chồng khiến tôi và họ ít có dịp chạm mặt nhau, bởi vậy những xích mích hay bất đồng trong quan điểm sống hầu như chưa lần nào xảy ra.
Video đang HOT
Đáng lẽ điều đó phải khiến tôi cảm thấy hài lòng và mãn nguyện khi ở nhà chồng, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Rắc rối tìm đến tôi đều xuất phát từ Tuấn – cậu em chồng công tử bột. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cậu ta khá bình thường, Tuấn đang là sinh viên đại học, mặt mũi hiền lành, trắng trẻo, nhưng khi về sống chung, tôi mới hiểu tại sao trước đó chồng mình cứ liên tục “cảnh báo” tôi về cậu em trai này.
Theo những gì tôi tự cảm nhận, là con út trong gia đình nên Tuấn được bố mẹ chiều chuộng, nâng niu từ bé. Cậu ta phát triển bình thường nhưng chỉ là một đứa trẻ to xác, chưa bao giờ phải đụng tay vào việc gì.
Chuyện bất thường nhất tôi từng thấy trong đời là khi phát hiện trước cửa phòng Tuấn có một nút bấm, khi tôi chưa kịp tìm hiểu tác dụng của cái nút bấm ấy thì mẹ chồng tôi sai: “Con bấm chuông gọi em Tuấn xuống ăn cơm nhé”. Tôi làm theo lời mẹ chồng, Tuấn mở cửa rồi chạy vụt xuống như thể cậu ta không hề nhìn thấy tôi.
Lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm, tôi xới đủ 4 bát cho từng người, mẹ chồng tôi bất ngờ nhấc một bát lên, đổ cơm lại nồi, bảo: “Em Tuấn ăn suất riêng con ạ”.
Vừa nói bà vừa gắp thức ăn vào một bát tô to tướng rồi phủ cơm lên trên, đợi một lúc, bà trộn đều cơm và thức ăn rồi đặt trước mặt Tuấn: “Con ăn đi”.
Tuấn bưng bát cơm chạy ra phòng khách, bật tivi rồi ngồi ăn một mình. Cả nhà không ai nói gì. Ăn xong cậu ta quẳng bát vào chậu rửa rồi lại chạy vụt lên phòng.
Thanh niên 20 tuổi ăn cơm mẹ trộn, tôi đã phải thích nghi với điều ấy và coi đó là một sở thích đặc biệt của em chồng. Nhưng việc dọn phòng cho cậu ta mới thực sự là điều “dị” nhất tôi được trải nghiệm.
Hôm ấy là cuối tuần, mẹ chồng tôi vẫn còn nhiều việc cần giải quyết ở trường, bà gọi cho tôi: “Con lên phòng Tuấn, hò nó dậy, bảo nó xuống nhà xem tivi rồi con vào quét dọn phòng cho nó hộ mẹ nhé”.
Lệnh mẹ chồng, tôi không dám làm trái ý. Đứng trước cửa phòng Tuấn, tôi bấm chuông, đập cửa, gọi như hò đò đúng 15 phút Tuấn mới xuất hiện, cậu ta xị mặt với tôi: “Có việc gì thế chị?”. Tôi truyền đạt y như lời mẹ chồng dặn, Tuấn miễn cưỡng đi xuống nhà, tôi bước vào phòng cậu ta, đó là một “bãi chiến trường” kinh dị, mùi khó chịu của thức ăn thừa xộc lên óc làm tôi váng vất.
Vỏ mì tôm, vỏ bột canh cậu ta ném lên giường, lên nóc màn, bim bim và bánh kẹo ăn không hết, cậu ta ném xuống gầm giường, chưa kể hộc bàn và những ngõ ngách khác cũng chất đầy vỏ hộp sữa, kẹo cao su dính khắp sàn nhà, mặt tường và cánh cửa sổ.
Tôi gần như chết chìm trong “bãi chiến trường” ấy, mất nửa ngày mới dọn xong sạch sẽ, tưởng được mẹ chồng ghi nhận, ai ngờ, buổi trưa về, bà trách tôi xối xả: “Đáng lẽ trước khi dọn phòng em, con phải hỏi trước nó xem cái gì cần vứt, cái gì cần để lại, em nó đang kêu ầm lên là nó không tìm thấy một vài thứ cần thiết. Con lưu ý nhé, lần sau nhớ làm cho cẩn thận”.
Tôi ức chế vô cùng vì bị em chồng đối xử không khác gì một “ô sin” thiếu trách nhiệm. Tôi biết, kể cả tôi bới lại đống rác kinh khủng kia để tìm những thứ mà cậu ta cho là cần thiết thì cậu ta cũng sẽ không biết nói lời cảm ơn, thậm chí còn coi đấy là hành động “sửa sai” của tôi.
Uất ức vì mẹ chồng bệnh nặng vẫn làm chuyện trái khoáy với nhà ngoại
Mẹ chồng quyết giữ mấy trăm triệu để con út cưới, chồng lại bắt vợ bán nhà ngoại để chữa trị cho mẹ mình. Nếu không bán có phải có lỗi với mẹ chồng, nếu bán lại có lỗi với mẹ đẻ.
Khi tôi kết hôn lấy chồng ngoại tỉnh, bố mẹ tôi vốn đã không bằng lòng. Nhưng lúc ấy tôi đã mang thai, việc đã rồi nên cũng không còn cách nào khác. Khi cưới, mẹ chồng bảo rằng nếu vợ chồng tôi mua nhà trên phố, bà cũng chỉ có 100 triệu hỗ trợ thêm, không có gì nhiều nhặn hơn.
Phía nhà ngoại có mình tôi là con độc nhất, không muốn con khổ sở thuê nhà, nên bố mẹ cho tôi tiền mua nhà, hai vợ chồng sống ổn định, còn sinh con đẻ cái. Số tiền mẹ chồng cho cũng để hỗ trợ mua ít trang thiết bị trong nhà.
Tưởng vậy, mọi việc vẫn chưa được yên. Mẹ chồng tôi vốn nổi tiếng hay đau ốm. Cơ thể yếu ớt lại thêm tiểu đường, nên gặp chứng bệnh gì cũng thành lâu khỏi, không có sức đề kháng. Nhiều khi ra đường gặp cơn gió, về cũng lại ốm cả tuần.
Nhưng gần đây tình trạng của mẹ chồng ngày càng tồi tệ hơn. Bác sĩ cho biết vì bệnh tiểu đường nhiều năm, suy nội tạng khiến mẹ chồng phải thay thận. Đây là việc đòi hỏi rất nhiều tiền. Trước khi thay thận, mẹ chồng phả trải qua điều trị lọc máu tại bệnh viện, chi phí cũng rất cao.
Nhà tôi dùng hết tiền cưới xin, vay đủ mọi nơi mà tiền chữa trị vẫn như vào lỗ không đáy. Mẹ chồng bảo rằng, đừng chữa trị làm gì vô ích. Hiện giờ bà còn 600 triệu trong sổ tiết kiệm. Nguyện vọng duy nhất của bà trước khi nhắm mắt là lo cho em trai của chồng tôi lấy được vợ.
Ảnh: minh họa
Em chồng tôi vốn có tật nhỏ, nên việc cưới xin chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Tôi không thấy phiền hà gì việc mẹ chồng để dành tiền cho em, nhưng trong lúc dầu sôi lửa bỏng như vậy, không phải nên dành số tiền đấy cứu mẹ trước hay sao?
Tôi nói vậy với chồng và bị anh gạt phắt đi. Anh cho rằng phải làm theo ý mẹ. Em anh lại bị tật như vậy, dù thế nào anh cũng phải lo cho nó.
Thế nhưng thời điểm bấy giờ, quả thật gia đình tôi không còn có thể vay ở ai nữa. Bất ngờ chồng tôi đưa ra đề nghị, hãy bán nhà, giờ cứu người là quan trọng nhất.
Có lẽ nào chồng bắt vợ bán nhà ngoại để có tiền chữa trị cho mẹ mình, trong khi bà còn rất nhiều tiền? Tôi thấy điều này thật vô lý. Ngôi nhà là của bố mẹ tôi vất vả cả đời mới có tiền mua cho tôi. Nếu bán đi tôi sẽ ở đâu? Và lại liệu rằng bán đi rồi cũng có xoay sở đủ. Chưa kể tại sao tôi phải bán nhà trong khi mẹ chồng vẫn có sẵn 600 triệu thì không tiêu đến?
Từ hôm đấy đến giờ, chồng tôi mặt nặng mày nhẹ với tôi, anh nói tôi lòng dạ ác thú. Nếu nghe theo anh, hiếu thảo với mẹ anh, thì có phải tôi đang bất hiếu với chính bố mẹ mình? Liệu rằng nếu không bán nhà, mẹ chồng mất, tôi và anh có còn tình nghĩa vợ chồng, hay sẽ ly hôn?
4 chị em trong nhà bất ngờ bầu bí, sinh con cùng một lúc, các bé nằm cạnh nhau nhìn chẳng khác nào sinh tư Không hề có sự tính toán nào nhưng 4 chị em gồm 2 chị dâu và 2 cô em chồng lại bất ngờ cùng mang thai và sinh con cách nhau ít ngày. Đó là câu chuyện của gia đình của chị Nguyễn Thị Thu Thảo (Đắk Lắk) và những người chị em trong gia đình của mình. Chị Thảo kể, bố mẹ...