Uất tận cổ vì chồng vô tâm, ngồi xuống mâm cơm món nào ngon là ăn hết sạch
Tắm rửa cho con xong, vào nhìn mâm cơm đã tanh bành, không còn thứ gì, tôi ứa nước mắt. Cảm xúc uất ức trào lên tận cổ… Chồng như thế này, có thể coi là yêu thương vợ được không?
Người ngoài nhìn vào, chắc hẳn ai cũng nghĩ không cô nào sướng như tôi. Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà nên có bao nhiêu của cải, bố mẹ đều dành cho hai vợ chồng tôi hết.
Chồng tôi đi làm, lương tháng cũng khá. Hàng tháng, anh đều đưa cho vợ để đảm bảo chi tiêu sinh hoạt. Đã vậy, mọi người đều bảo chồng tôi hiền, ai nói gì cũng cười hề hề. Khu phố nhà tôi còn bình bầu, tôi là bà vợ “sướng nhất quả đất”.
Nhiều lúc, tôi cũng tự trấn an, động viên mình như vậy cho đỡ tủi thân. Thực sự, mỗi người đều có một cái khổ riêng nhưng nỗi khổ của tôi chẳng biết phải nói ra thế nào. Bởi nếu tôi kể, thiên hạ chắc nghĩ tôi là loại đàn bà không ra gì, còn tranh giành cả miếng ăn với chồng… Nhưng thử hỏi, vợ chồng sống với nhau, mà người chồng như vậy, ai mà không tủi thân, không uất ức cho được.
Nỗi khổ tâm không thể nói ra khi lấy phải ông chồng ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình (Ảnh minh họa)
Chồng tôi rất ít khi làm việc nhà. Anh lúc nào cũng viện lí do đi làm về muộn, mệt, với lại không quen vì từ bé được bố mẹ chiều để trốn tránh. Tôi chán lắm, nhưng nghĩ thôi, bù lại chồng cũng chịu khó đi làm, đưa tiền cho vợ nuôi con, không cờ bạc, rượu chè, gái gú… cũng là hơi khối gã đàn ông khác rồi. Tuy nhiên đúng là, sức chịu đựng của con người có hạn.
Nỗi tủi hờn của tôi đến từ việc chồng quá vô tâm, lại tham ăn. Anh lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình. Là người phụ nữ trong gia đình, tôi cũng rất chú trọng việc cải thiện bữa ăn cho chồng con. Mặc dù công việc cũng bận nhưng hôm nào tôi cũng kì công, nấu nướng kĩ càng, nhiều món ăn ngon để chồng con được vui. Vậy mà… chồng chẳng nghĩ gì đến công sức của vợ.
Nhà có con nhỏ, trước mỗi bữa cơm, tôi dọn ra, rồi phải đi rửa chân tay cho con… Cứ xong việc ngồi xuống mâm thì chồng tôi đã ăn bằng sạch. Cứ món gì anh ấy thích là ăn hết, không nghĩ đến phần vợ một miếng nào. Trong đĩa thức ăn, miếng nào ngon thì anh ấy lựa, còn để lại những miếng chẳng ra gì. Nhìn mâm cơm tơi tả, trong khi mình còn chưa kịp ngồi xuống ăn, tôi ức ứa nước mắt.
Video đang HOT
Cứ món gì anh ấy thích là ăn hết, không nghĩ đến phần vợ một miếng nào. Trong đĩa thức ăn, miếng nào ngon thì anh ấy lựa, còn để lại những miếng chẳng ra gì. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi cứ thấy vợ nấu xong cơm là bê ra, chén trước, không nghĩ đợi ai, phần ai. Ăn xong, là lên ghế nằm xoa bụng, kêu trời là no quá, tức bụng quá…
Những lần đầu tôi cố nhịn, nhưng rồi lâu không chịu được nữa, tôi bảo thẳng. Tưởng chồng tôi phải ngại, phải xấu hổ nhưng anh tỉnh bơ: “Anh đi làm về muộn, hai mẹ con em cứ lề mà lề mề làm những cái việc gì không biết. Anh ăn trước cho đỡ đói. Đàn ông đi làm đói lắm chứ em tưởng à”.
Tôi trách việc anh ăn không để ý đến ai, không phần vợ phần con đến một miếng thì anh lại cho rằng tôi tham ăn, ích kỉ: “Em hay nhỉ, có miếng thức ăn cũng so đo, tính toán với chồng. Em thích thì cứ nấu nhiều lên, tha hồ mà ăn sao phải đi tị nạnh với chồng có miếng cơm…”
Bữa cơm là sự họp mặt gia đình, quây quần bên nhau vui vẻ, nhưng với tôi, bữa cơm nào cũng đầy uất nghẹn vì chồng quá vô tâm. (Ảnh minh họa)
Thế là từ người chịu thiệt, tôi thành kẻ ích kỉ. Vấn đề không phải ở chỗ tôi tính toán miếng ăn mà cảm thấy không được tôn trọng, không được chồng nghĩ đến. Vợ vất vả nấu bữa cơm lên, chồng không đợi được lấy vài phút để ăn cùng.
Đã vậy còn không biết nhìn trước nhìn sau, ăn bằng sạch. Lắm hôm tôi ngồi xuống, mâm cơm chỉ còn chỏng gọng mấy cọng rau, bị anh gạt đi gạt lại, đĩa thức ăn cũng nhoe nhoét do anh bới tìm miếng ngon ăn trước. Ngán ngẩm, ức chế, tôi bê mâm bát đi rửa vì ăn bực tức đã đủ no rồi.
Tôi góp ý với chồng nhiều lần cũng chẳng được. Lắm hôm, không còn cách nào khác, tôi phải để lại một chút thức ăn trong nồi, bê mâm ra trước, lát sau chồng ăn xong mình mới đổ thêm ra chứ không chẳng còn gì mà ăn. Bữa cơm là sự họp mặt gia đình, quây quần bên nhau vui vẻ, nhưng với tôi, bữa cơm nào cũng đầy uất nghẹn vì chồng quá vô tâm.
Theo Eva
Nàng dâu mới và ác mộng về quê chồng 3 ngày nghỉ lễ
Về quê chồng vào 3 ngày lễ, Nhung không được đi chơi mà phải cật lực làm việc, bị mẹ chồng chửi mắng, chồng say khướt... khiến những ngày về quê chồng trở thành cơn ác mộng, tủi nhục và nước mắt.
Cố gắng mãi nàng dâu mới Tuyết Nhung (28 tuổi, Hà Nội) mới bò được lên thành phố sau 3 ngày nghỉ dài ở quê chồng. Về đến nhà, khi hàng xóm vẫn đang tận dụng nốt ngày nghỉ cuối cùng để lên kế hoạch ăn chơi thì Nhung nằm dài trên giường như người đuối sức. Nằm nghỉ mà Nhung vẫn thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những ngày nghỉ lễ ngắn ngủi làm thân trâu ngựa ở nhà chồng.
Biết mẹ chồng khó tính, phong kiến nên khi quyết định về quê, Nhung phải đấu tranh tinh thần mãi. Nhung quyết tâm lần này sẽ cố gắng thật nhiều để làm vừa lòng bố mẹ chồng, thế nhưng, mọi thứ đều thất bại.
Dù phải nai lưng làm việc từ mờ sáng đến tận khuya nhưng Nhung vẫn nhận được những lời trách móc nặng nề của mẹ chồng. Mẹ chồng khó tính, chồng lại vô tâm khiến Nhung chỉ biết nén uất ức, tủi nhục vào trong lòng.
"3 ngày về quê chồng nghỉ lễ mà tôi có lúc nào rảnh rang tay chân để đi chơi, thăm anh em, hàng xóm đâu. Mới về tới nhà, chưa kịp rửa chân tay, mẹ chồng đã bảo vào bếp, chuẩn bị một lúc 4 mâm cơm mời khách. Dù rất mệt sau chuyến đi dài nhưng tôi cũng phải vui vẻ, xắn tay vào làm để bà vừa lòng.
Hì hục mãi cũng xong 4 mâm cơm khách khiến người mệt lả, chẳng muốn ăn uống gì. Ăn vội mấy miếng cho có lệ rồi tôi lẻn vào giường nằm nghỉ. Mới ngả lưng xuống giường, mẹ chồng đã vào gắt giọng, "Nếu không ăn con cũng phải ngồi ngoài bàn để rót nước mời khách. Khách chưa về mà chủ nhà vào nằm là thiếu tôn trọng. Tôi ra ngoài ngồi đợi, mong khách ăn uống xong mà dọn dẹp để nghỉ ngơi. Thế nhưng, khi khách về hết, rửa xong đống bát đĩa, lau nhà đã 23h đêm. Chồng cũng say, ngủ lăn từ lúc nào", Nhung nhớ lại
Mới ngủ được một lúc, Nhung đã phải giật mình khi nghe tiếng mẹ chồng gọi. Bà bảo ngày hôm nay có khách đường xa vào ăn cơm cả ngày nên dậy chuẩn bị.
Dù không mở nổi mắt nhưng Nhung vẫn phải bò dậy đi chợ cùng mẹ chồng từ lúc 5h sáng. Về nhà, một mình Nhung cùng mẹ chồng chuẩn bị ba mâm cơm khách trong khi chồng và mấy đứa em trai chồng ngồi cười nói, ăn trái cây vui vẻ.
Ấm ức, Nhung khóc, trách than chồng thì anh chồng tỉnh bơ. Biết vợ bận rộn nhưng không thể xắn tay giúp đỡ vì ở quê làm vậy sẽ mang tiếng "sợ vợ, đội vợ lên đầu". Chưa kể, nếu để bố mẹ nhìn thấy cảnh chồng vào bếp khi có vợ ở nhà thì người bị chê trách là vợ chứ không phải chồng. Nghe nói vậy, Nhung cũng đành lặng thinh.
"Tối đó, tôi bị bố mẹ chồng gọi ra lên lớp cho một trận vì lười biếng, nấu ăn không hợp khẩu vị, thiếu tôn trọng khách. Mẹ chồng gắt giọng "Muốn làm dâu gia đình nhà này thì phải biết nữ công gia chánh, siêng năng. Ai đời con dâu lại dậy muộn hơn mẹ chồng. Hay ở thành phố chồng làm cho quen rồi nên mới như vậy.
Sống thì phải biết nhìn trên nhường dưới, quy phép rõ ràng, không phải muốn nằm lúc nào thì nằm. Gia đình này không muốn bị khách khứa ra vào họ đánh giá gia đình vô phép, không biết dạy con. Mới mấy ngày nghỉ lễ đã thế này rồi thì sao mà làm dâu cả đời được chứ. Chỉ thấy buồn vì thằng con trai không biết nghe lời, đã nói có nhiều mối gần nhà gần cửa, ăn học, nết na thì không chịu. Giờ thì hối hận chưa con?". Nghe mẹ chồng đay nghiến, chì chiết, Nhung chỉ biết ngồi lặng, nuốt nước mắt.
Sang ngày thứ 3 Nhung viện cớ công ty họp đột xuất để trở lại thành phố. Dù được chồng nói giúp nhưng vẫn không thể qua mắt bố mẹ chồng. Mẹ chồng lại cho rằng con dâu tự ái, đòi bỏ về.
"Mẹ chồng tôi gắt giọng, nếu đi thì đừng bao giờ quay trở lại căn nhà này nữa. Nhà này không có thứ con dâu ngang bướng, đã ngu còn cố chấp như vậy. Hôm nay mấy đứa em gái cô lấy chồng xa về chơi. Cô lo mà đi chợ nấu nướng", Nhung nhớ lại.
Nhịn nhục, cố gắng dọn 2 mâm cơm khách khiến Nhung mệt mỏi, không ăn uống được gì. Bận rộn tối mắt tối mũi khiến tôi cũng không có thời gian để chải tóc, trang điểm nhẹ, ăn mặc gọn gàng.
Các em gái chồng về còn nhận xét chị dâu xộc xệch, bơ phờ, xấu xí, lôi thôi, không xứng với ông anh trai bảnh bao, phong độ của họ.
Buồn chán, tủi nhục, Nhung chỉ trông nhanh cho qua hết thời gian để thoát khỏi cảnh này. Tận 20h tối, khi dọn dẹp đâu vào đấy, các em chồng về Nhung vội quay ra tắm giặt đến đi ngủ. Thế nhưng khi quay vào phòng, Nhung hoàn toàn ngán ngẩm và đuối sức khi thấy chồng lại say và đang nôn ói khắp phòng.
"Mệt nhoài, nhìn cảnh này tôi chỉ biết đứng khóc vì tủi thân, nghĩ đời mình sao lại khổ như vậy. Nhà chồng đã khó tính, chồng lại không biết thương yêu, cảm thông vợ. Tôi thấy mình lạc lõng, chẳng khác nào một người giúp việc nhà cho gia đình chồng. Vì thế, sang ngày nghỉ thứ 4, sáng sớm tôi đã kiếm cớ phải đi làm sớm để trở lại thành phố".
Trở về, dù mệt mỏi nhưng Nhung vẫn cố an ủi rằng bản thân, là dâu mới nhưng may mắn Nhung không phải làm dâu. Nếu sống cùng nhà với bố mẹ chồng, không thì sớm muộn chắc vợ chồng cô cũng ly hôn.
"Giờ nghĩ đến những ngày nghỉ lễ vừa rồi mà tôi thấy chẳng khác nào cơn ác mộng. Từ giờ đến cuối năm, không biết còn kỳ nghỉ nào dài như này nữa không. Cứ suốt ngày ăn uống triền miên như này, nghĩ đến đã rùng mình sợ hãi rồi".
Theo Emdep
Bức ảnh trên tay cha và thông điệp quý giá về tình cảm gia đình dành cho những ai đang mải sống "gấp" Hãy đối xử tốt với cha mẹ khi còn thời gian và cơ hội! Câu chuyện về bức ảnh gia đình Giám đốc công ty nọ là một người vô cùng bận rộn, hàng ngày anh luôn tất bật với công việc đến nỗi chẳng có thời gian quan tâm đến chuyện gì khác. Một ngày kia, thư ký báo mẹ anh gọi...