Uất nghẹn kỳ án tìm đứa con “khai tử” bố mẹ đang sống khỏe mạnh
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đang đến gần, bên quán trà nóng gần TAND TP.Hà Nội, mấy anh em luật sư (LS) bàn tán sôi nổi về các vụ án con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ xảy ra trong những năm gần đây.
LS Trần Chí Thanh- Văn phòng LS Tâm Đức (đoàn LS TP.Hà Nội) kể luôn câu chuyện về một đôi vợ chồng già 83 tuổi, đang sống khỏe mạnh ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bỗng dưng phát hiện từ năm 2006 đã bị đứa con bất hiếu khai trên giấy tờ là đã chết. Ông cụ uất nghẹn trong lòng, huyết áp lên cao, suýt chút nữa thì ảnh hưởng đến tính mạng.
Truy tìm đứa con bất hiếu
“Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vợ chồng ông Đỗ Văn Hợp và bà Nguyễn Thị An (đều SN 1932, trú tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) được ông bà tổ tiên phù hộ, độ trì cho sống khỏe mạnh đến ngày hôm nay”, LS. Thanh mở đầu câu chuyện của mình.
Dù ở tuổi 83, ông bà Hợp vẫn khỏe mạnh, tự lo cho mình chuyện sinh hoạt cá nhân, không cần sự trợ giúp nhiều của con cháu. Hơn 50 thập kỷ làm bạn với nhau, bà An đã sinh cho chồng 7 đứa con (đủ cả nếp lẫn tẻ), đến nay đã thành gia thất, con cháu đề huề.
Mặc dù gia đình đông con, song ông bà Hợp một đời lao động vất vả, đủ lực chia của hồi môn (đất đai) cho các con, tổng diện tích trên dưới cả nghìn mét vuông đất có địa thế vàng quanh khu vực quận Tây Hồ.
Duy chỉ có anh con trai trưởng Đỗ Mạnh Tiến được chia mảnh đất rộng khoảng 185m2 ngay sát cạnh ông bà, vừa tiện việc phụng dưỡng cha mẹ, lại là nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Ngờ đâu, hạnh phúc được hưởng chưa tày gang, anh Tiến mắc bệnh hiểm nghèo, mất cách đây hơn chục năm (ngày 8/1/2005).
Ngày tiễn đưa con về nơi an nghỉ dưới suối vàng, ông bà Hợp và người thân trong gia đình đã khóc cạn nước mắt vì thương nhớ con trai trưởng đoản mệnh. Vậy là toàn bộ diện tích đất bố mẹ chia cho, cộng thêm trên dưới 50m2 đất vợ chồng anh Tiến mua của hàng xóm sát cạnh nhà được giao cho chị Vũ Thị Viễn (SN 1956) và 2 cô con gáiquản lý, sử dụng. Trong một thời gian dài, con gái Đỗ Thị Mai ở cùng với mẹ, còn cô út Đỗ Thị Thanh Hoa đi lấy chồng và ở riêng chỗ khác.
LS Thanh phân tích: “Cách đây hơn 2 tuần, có người đến gặp gia đình ông bà Hợp, nói rằng đã mua nhà đất nói trên của vợ chồng anh Tiến. Quá trình thu thập giấy tờ liên quan, vợ chồng ông Hợp “chết đứng” khi đọc tờ thông báo khai nhận di sản do phòng Công chứng số 3 TP.Hà Nội lập ngày 4/7/2006, gửi UBND phường Nhật Tân ghi nội dung: “Cha, mẹ đẻ của ông Đỗ Mạnh Tiến đã chết”.
Điều này đồng nghĩa với việc xác định vợ chồng ông Hợp không còn sống trên đời, trong khi thực tế ông bà vẫn sống khỏe mạnh, đều đều vẫn ra UBND phường lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng của Nhà nước cho mỗi ông bà 350.1 đồng/tháng.
Theo LS. Thanh, hiện nay gia đình ông bà Hợp đang bức xúc tột cùng, đã có đơn tố cáo cô con dâu Vũ Thị Viễn lên cơ quan báo chí.
Một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Thành-nguyên cán bộ tư pháp phường Nhật Tân vào thời kỳ đó, hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐND phường sở tại đã khẳng định: “Tôi có đọc tờ thông báo của phòng Công chứng số 3, TP.Hà Nội, nhưng không đi xác minh nội dung. Trách nhiệm của phường là niêm yết, nếu có đơn khiếu nại của công dân, chúng tôi sẽ xem xét, còn không thì thôi”.
Chính vì làm việc tắc trách, UBND phường Nhật Tân vào hùa với hành vi sai bằng nhận xét: “Thông báo này đã được niêm yết tại trụ sở UBND phường từ ngày 4/7/2006 đến 4/8/2006. Trong thời gian niêm yết, UBND phường không nhận được bất kỳ đơn thư, khiếu nại nào liên quan”.
Video đang HOT
Ông Thành đổ hết tội cho người đi kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai và thừa nhận việc khai tử vợ chồng ông Hợp chắc chắn sai trái. Còn ông Vũ Việt Hoàn- Trưởng phòng Công chứng số 3 cho hay: “Xác nhận một người chết phải có giấy chứng tử. Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về người kê khai”.
Luật sư Thanh cho biết tin tức, ngày 11/5/2015, ông Đỗ Văn Hợp đã làm đơn gửi UBND phường Nhật Tân xin xác nhận vợ chồng ông là bố mẹ đẻ của anh Đỗ Mạnh Tiến đã chết vào ngày 8/1/2005. Chính quyền phường Nhật Tân đã công nhận điều này, mặc nhiên thừa nhận vợ chồng ông Hợp vẫn còn sống đến ngày hôm nay.
Vợ chồng ông bà Hợp kể nỗi búc xúc của gia đình với PV. (Ảnh Thành Long)
Tội đại bất hiếu
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề “thầy cãi”, LS. Trần Chí Thanh nhận định: Căn cứ vào đơn thư tố cáo của vợ chồng ông Hợp, không sớm thì muộn, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ tìm ra thủ phạm khai tử vợ chồng ông Hợp với phòng Công chứng số 3, động cơ, mục đích của chúng là gì?
Theo phân tích của LS. Thanh, phòng Công chứng số 3 TP.Hà Nội ra thông báo về việc khai nhận di sản nói trên, có nội dung khai tử vợ chồng ông Hợp, trong khi ông bà vẫn còn sống khoẻ mạnh là sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được sống của công dân được pháp luật bảo vệ. Vẫn biết rằng, người kê khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng nhìn rộng ra, công chứng viên cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Nếu có căn cứ chứng minh, giữa người kê khai và công chứng viên có sự móc ngoặc, nhằm trục lợi cá nhân, thì tuỳ theo mức độ thiệt hại mà bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Kế tiếp đến là sự vô trách nhiệm, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm của UBND phường Nhật Tân. Theo đó, trước khi dán một văn bản lên bảng tin tại trụ sở uỷ ban, cán bộ được giao nhiệm vụ phải đọc kỹ xem nội dung trong đó đúng hay sai. Nếu phát hiện có sai sót, cần yêu cầu đơn vị ra văn bản chỉnh sửa cho đúng với thực tế khách quan. Đằng này, cán bộ phường lại đổ lỗi cho người kê khai, làm việc quan liêu theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, công dân cư trú tại địa bàn phường còn sống hay đã chết lại không tỏ tường, hạ bút xác nhận theo kiểu tào lao, gây thiệt hại cho công dân.
LS. Thanh đồng tình với quan điểm của nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng: Ông bà Hợp thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc liên quan đến khối tài sản nhà đất của gia đình anh con trai trưởng Đỗ Mạnh Tiến. LS. Thanh nhấn mạnh: “Tuy nhiên, để đi đến tận cùng sự việc vợ chồng ông Hợp có được hưởng di sản thừa kế của con trai Đỗ Mạnh Tiến để lại hay không, chỉ có toà án mới có thẩm quyền ra phán quyết”.
Theo LS. Thanh, kẻ nào khai tử ông bà Hợp không đúng sự thật (gian dối), mục đích để chiếm đoạt tài sản, thì hành vi đó có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2) Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Phan Tuấn
Theo_Người Đưa Tin
Dự án Bộ luật TTHS:Tránh "nhục hình" biến tướng người chưa thành niên?
Theo TS Luật Đỗ Thị Phượng, dự thảo luật quy định chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai, hỏi cung thông qua giờ trưa, bỏ đói người bị tạm giữ, bị can
Thủ tục đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến được nhiều người quan tâm. TS. Đỗ Thị Phượng, Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, so với Bộ luật hiện hành, dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được đầu tư đặc biệt với thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Những nhóm vấn đề chính được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo lần này, trước hết là sửa đổi phạm vi áp dụng của Chương này theo hướng không chỉ áp dụng với người chưa thành niên là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như hiện hành mà còn áp dụng đối với người chưa thành niên là người bị hại, người làm chứng.
TS. Đỗ Thị Phượng, Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội
Quy định cụ thể 7 nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến người chưa thành niên; Bổ sung hai điều luật để quy định cụ thể cách xác định tuổi của người chưa thành niên là người làm chứng, là người bị hại trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà không xác định được chính xác tuổi của họ.
Đổi mới thủ tục lấy lời khai, hỏi cung và tiến hành đối chất người chưa thành niên trong tố tụng hình sự theo hướng quy định chặt chẽ việc tiến hành lấy lời khai, hỏi cung; địa điểm, thời gian lấy lời khai, hỏi cung phải bảo đảm phù hợp với tâm lý, thể trạng người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai, hỏi cung không quá hai lần trong một ngày và mỗi lần không quá hai giờ. Việc đối chất người chưa thành niên chỉ được tiến hành trong những trường hợp thực sự cần thiết để giải quyết vụ án.
Nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên, Dự thảo đã điều chỉnh căn cứ tạm giam theo hướng: Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 93 của Bộ luật này. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ xác định người này thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 93 của Bộ luật này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của họ biết.
Bổ sung nhằm làm rõ việc tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật, nhà trường, tổ chức trong vụ án người chưa thành niên; ngoài quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra, tham gia phiên tòa như quy định hiện hành, bổ sung quyền của những người này được tham gia lấy lời khai, hỏi cung người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Theo tôi, Dự thảo lần này đầu tư cho thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội đối với người chưa thành niên dù họ là người bị buộc tội hay người bị hại, người làm chứng. Các hướng sửa đổi của Dự thảo lần này đối với người chưa thành niên đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người chưa thành niên nói riêng trong tố tụng hình sự.
Là một người chuyên nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, những đóng góp khoa học của tôi trong nhiều năm qua về vấn đề này đã và đang được Dự thảo đề cập tới và tôi cho rằng Dự thảo lần này đã đáp ứng được yêu cầu lợi ích dành cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn tiếp tục có một vài đóng góp để Dự thảo hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhất những quyền và lợi ích của người chưa thành niên.
PV: Dự thảo có quy định về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung và tiến hành đối chất người chưa thành niên trong tố tụng hình sự theo hướng quy định chặt chẽ việc tiến hành lấy lời khai, hỏi cung; địa điểm, thời gian lấy lời khai, hỏi cung phải bảo đảm phù hợp với tâm lý, thể trạng người chưa thành niên ... Theo bà những sửa đổi nêu trên đã đáp ứng được yêu cầu lợi ích tốt nhất dành cho người chưa thành niên hay chưa?
TS. Đỗ Thị Phượng: Việc đổi mới điều luật về việc lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung, đối chất như trong Dự thảo là phù hợp. Tuy nhiên vềthủ tục lấy lời khai, hỏi cung cũng cần được quy định chặt chẽ hơn. Thời gian lấy lời khai, hỏi cung "không được quá hai giờ trong một lần, không được quá hai lần trong một ngày và mỗi lần cách nhau ít nhất là hai giờ". Quy định chặt chẽ như vậy sẽ tránh được tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai, hỏi cung thông qua giờ trưa, bỏ đói người bị tạm giữ, bị can (một hình thức nhục hình biến tướng) hoặc mặc dù vẫn đảm bảo việc lấy lời khai, hỏi cung hai lần trong một ngày nhưng thời gian quá sát nhau mà đôi khi hình thức chỉ được thể hiện bằng biên bản lấy lời khai, hỏi cung. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, hoạt động lấy lời khai, hỏi cung của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên có bảo đảm được tính khách quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt của người bào chữa, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên. Dự thảo BLTTHS sửa đổi đã quy định việc người bào chữa, người đại diện theo pháp luật phải tham gia vào hoạt động lấy lời khai, hỏi cung của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cũng cần bổ sung thêm "nếu vắng mặt người bào chữa, việc lấy lời khai, hỏi cung sẽ bị hoãn"để đảm bảo sự chặt chẽ của thủ tục tố tụng. Do đó, cần bổ sung thêm vào Điều 415 của Dự thảo là "Trong trường hợp người bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng phải hoãn việc lấy lời khai, hỏi cung. Trong trường hợp người người bảo vệ quyền lợi hoặc đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên vắng mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng phải mời đại diện nhà trường, đoàn thanh niên hoặc tổ chức khác nơi người chưa thành niên học tập, lao động và sinh hoạt tham dự".
Nhóm bị cáo chỉ bị tuyên phạt từ 4-15 năm tù do khi phạm tội chưa đến tuổi thành niên. (Ảnh: internet)
PV: Bà đánh giá như thế nào về quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên trong dự thảo luật lần này?
TS. Đỗ Thị Phượng: Qui định như trong Điều 413 Dự thảo BLTTHS sửa đổi là tương đối chặt chẽ, hạn chế được việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo chưa thành niên. Việc qui định trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của họ biết cũng là một qui định mới thể hiện sự chặt chẽ của thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế và cũng là để bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên.
Tuy nhiên, nếu bị can, bị cáo đó là người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng đã được giao cho gia đình giám sát nhưng có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc bị bắt lại theo lệnh truy nã thì giải quyết như thế nào? Trên thực tế hiện nay do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không qui định nên việc áp dụng qui định này còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chúng ta hạn chế việc tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhưng vẫn phải bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động tố tụng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tố tụng khác (nhất là khi người bị hại lại là người chưa thành niên trong vụ án đó). Do đó chúng tôi kiến nghị: "Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm thì có thể bị tạm giam nếu họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc bị bắt lại theo lệnh truy nã."
PV: Trong những năm gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng và đáng báo động. Tuy nhiên, khi xét xử một số vụ án do người chưa thành niên gây ra thì nhiều ý kiến cho rằng hình phạt dành cho các bị cáo là người chưa thành niên chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Theo bà Bộ luật lần này có khắc phục được những hạn chế như vừa nêu không?
TS. Đỗ Thị Phượng: Tôi cho rằng tình hình phạm tội của người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: về môi trường sống, sinh hoạt của người chưa thành niên, về các vấn đề xã hội đối với người chưa thành niên, về các biện pháp quản lý, giáo dục người chưa thành niên ngoài xã hội cũng như trong trại giam, trường giáo dưỡng đã thực sự tạo ra cho người chưa thành niên một môi trường lành mạnh để phát triển, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành những con người lương thiện hay chưa? Sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và chính quyền địa phương, đoàn thể, gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên đã thực sự chặt chẽ chưa?... Chúng ta không thể chỉ trông chờ vào một bản án phạt tù thật nghiêm khắc mà chúng ta cần sự quan tâm đặc biệt, toàn diện của toàn xã hội đối với người chưa thành niên phạm tội mới có thể giảm được tình hình phạm tội ở người chưa thành niên.
PV: Xin cảm ơn bà./.
Minh Hòa
Theo_VOV
59 bị cáo trong đường dây đánh bạc "M88" lĩnh án Sau nhiều ngày xét xử đến hôm nay (19/5) TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 59 bị cáo trong vụ án "tổ chức đánh bạc và đánh bạc" xuyên quốc gia qua trang mạng M88.com, có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Trong 59 bị cáo có 6 người bị truy tố về tội "tổ chức đánh bạc" gồm: Nguyễn...