Uẩn khúc vụ con nợ tử vong khi ra khỏi tiệm cầm đồ
Sau khi ra khỏi tiệm cầm đồ, chị Linh bị choáng váng, khó thở nên nhờ người xe ôm đưa vào bệnh viện Thanh Nhàn cấp cứu. Tại đây chị đã tử vong.
Bị cáo Nguyễn Văn Thắng nói rằng “Cái chết của chị Linh bị cáo rất bất ngờ, bị cáo không hề cố tình tát chị…”
Sáng nay ngày 20/8, TAND TP. Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm vụ án về tội “Cướp tài sản” vào hồi tháng 9/2012. Tuy nhiên xoay quanh vụ án có quá nhiều uẩn khúc chưa được làm rõ.
Cáo trạng thể hiện rõ chị Nguyễn Thùy Linh (SN 1982, trú tại ngõ 129 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) có vay nặng lãi của anh Trần Huy Dũng (trú tai 80 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đến hẹn vẫn chưa trả, số tiền còn lại là 600 ngàn đồng.
Ngày 14/9/2012, Nguyễn Văn Thắng là đối tượng làm thuê cho Dũng đã gọi nhiều cuộc điện thoại cho Linh để giục mang tiền tới trả.
Linh gọi điện nhờ người xe ôm tên Tùng đèo tới địa chỉ của Dũng để trả nợ. Lúc này Thắng nhìn thấy Linh có vết thâm trên má thì hỏi bị làm sao, Linh trả lời do va chạm giao thông. Thắng to tiếng với Linh về việc chậm trả tiền và dùng tay tát một cái vào má bên trái Linh. Linh vẫn ngồi im trên ghế và móc trong túi quần ra 300 ngàn, Linh bảo chị chỉ có 300 ngàn thôi, cho chị gặp Dũng. Sau đó Thắng cầm tiền và đưa chị Linh lên gác gặp Dũng, một lúc sau thì xuống và Linh ra về.
Sau khi rời tiệm cầm đồ được 200 mét thì Linh nói bị khó thở, kêu mệt rồi nhờ anh xe ôm trở vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Nằm viện 1 tuần, Linh luôn trong tình trạng hôn mê, đến ngày 22/9 thì tử vong.
Video đang HOT
Theo kết quả giám định pháp y tử thi kết luận, nguyên nhân tử vong của chị Linh do: Vỡ lách, chấn thương sọ não, kèm theo viêm phổi và bệnh nhân đang bị suy thận giai đoạn cuối. Ngoài những nguyên nhân trên, chị Linh còn có nhiều thương tích và vết bầm tím trên cơ thể.
Tại phiên tòa sơ thẩm đã được TAND quận Hai Bà Trưng xét xử, do chưa có bản án kết luận về nguyên nhân tử vong của chị Linh và tuyên phạt bị cáo Thắng 2 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Cảm thấy cái chết của con gái mình còn nhiều khuất tất nên gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo lên TAND TP. Hà Nội.
Tại phiên tòa hôm nay, Thắng khai rằng chỉ tát nhẹ vào má chị Linh, còn những vết thương khác trên người Linh, Thắng không hề biết. Thắng khai rằng trước khi Linh tới tiệm cầm đồ đã có vết bầm tím trên mặt. Còn phía bị hại, bà Lịch (mẹ chồng Linh) cho rằng, từ lúc ở nhà Linh còn khỏe mạnh ăn cơm bình thường và không hề có vết thương nào trên người. Về nhân chứng, anh xe ôm tên Tùng cũng khai rằng đã nhìn thấy chị Linh bị tát một cái vào má trái.
Ảnh chụp nạn nhân Linh trong khoảng thời gian nằm viện
Về cái tát mà Thắng đã đánh chị Linh, theo giám định viên tại tòa phân tích “Chị Linh có một vết bầm tím trên má trái, có thể là một lực rất mạnh mới gây nên vết bầm tím trên má của nạn nhân. Và vẫn có khả năng một cái tát với lực mạnh có thể dẫn tới chấn thương sọ não. Cái chết của chị Linh nguyên nhân là do chấn thương sọ não dẫn tới vỡ lách, viêm phổi. Việc nạn nhân bị suy thận giai đoạn cuối không liên quan tới những biểu hiện bệnh trên…”.
Sau phần xét hỏi, phần trình bày của giám định viên và tranh luận công khai tại tòa, HĐXX xét thấy đây là một vụ án nghiêm trọng, một số tình tiết quan trọng của vụ án chưa được làm rõ như: Nội dung một số tin nhắn trên điện thoại của Linh và Thắng; Những người liên quan trong vụ án và nhất là nhân vật chính trong vụ án là chủ nợ Trần Huy Dũng. Làm rõ nguyên nhân tử vong của chị Linh và ai là người đã gây nên cái chết của chị.
Bên cạnh đó bị cáo Thắng chưa thành khẩn, lời khai chưa thống nhất lúc thì nói chị Linh nợ 600 ngàn đồng, lúc thì khai nợ 5 triệu và 3 triệu đồng.
Về tố tụng: Cần phải đưa bà Lịch và con gái của bị hại Linh vào tham gia tố tụng.
Vì những lẽ trên HĐXX đã quyết định hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại toàn bộ vụ án.
Khép lại phiên xử, bà Lộc phân trần với PV “Số con Linh nó khổ, lấy chồng không được bao lâu thì chồng bị bệnh và mất, sau đó nó phải đi vay nặng lãi để trị bệnh cho chú trong khi nó cũng đang bị suy thận. Giờ nó ra đi để lại đứa con 11 tuổi cho tôi nuôi dưỡng, tôi chỉ mong pháp luật xử đúng người đúng tội và làm rõ nguyên nhân cái chết để nó được yên lòng…”.
Theo Xahoi
Phúc thẩm vụ truy sát GĐ bệnh viện Thanh Nhàn
Ngày 9/8, TAND Tối cao Tp. HN đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án truy sát Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn theo đơn kháng cáo của 4 bị cáo. Cấp phúc thẩm đã chỉ ra 3 thiếu sót của bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15/5/2013, HĐXX đã tuyên phạt 4 bị cáo tổng cộng 75 năm tù cùng về tội giết người. Cụ thể, Tòa tuyên phạt Ngô Văn Dũng (SN 1975, trú Đống Đa, Hà Nội) 19 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1994, trú Phù Ninh, Phú Thọ) 19 năm tù; Đỗ Đức Thụ (SN 1976, trú Thanh Ba, Phú Thọ) 17 năm tù và Nguyễn Quang Đạt (SN 1960, trú quận Đống Đa) 20 năm tù.
Sau đó, 4 bị cáo đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. LS Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) bào chữa cho các bị cáo cho rằng bản án cấp sơ thẩm đã tuyên vi phạm nghiêm trọng tố tụng bởi vượt quá giới hạn xét xử hành vi mà Viện KSND đã truy tố.
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX nhận định: 4 bị cáo bị truy tố theo Điều 93 Bộ luật Hình sự tội giết người, với 2 tình tiết tăng nặng là có tổ chức và thuê giết người hoặc giết người thuê. Việc HĐXX áp dụng thêm điểm d là giết người đang thi hành công vụ và vì lý do công vụ của nạn nhân trong trường hợp này là đúng quy định, thể hiện sự toàn diện của pháp luật đối với tội phạm. Khoản được áp dụng thêm vẫn nằm trong điều luật mà các bị cáo bị truy tố.
Các bị cáo tại tòa.
Còn việc các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng không có căn cứ. "Chỉ vì bức xúc từ lý do không chính đáng, các bị cáo đã câu kết với nhau hành xử theo kiểu xã hội đen, bất chấp pháp luật. Hành vi của các bị cáo không chỉ nhằm tước đi tính mạng của nạn nhân mà còn gây ra sự hoang mang cho dư luận xã hội" - vị chủ tọa nhận định. Trên cơ sở đó, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên giữ nguyên mức hình phạt cho 4 bị cáo như cấp sơ thẩm đã tuyên.
HĐXX cũng chỉ ra 3 sai sót của cấp sơ thẩm. Thứ nhất các bị cáo đã phạm tội giết người và việc giết người này là chưa đạt nhưng lại không được viện dẫn trong bản án. Thứ hai, bị cáo Đạt và Dũng đã tự nguyên bồi thường cho nạn nhân 70 triệu đồng, bị cáo Hùng và Thụ chưa có biện pháp nào để bồi thường nhưng tòa sơ thẩm vẫn "gói chung" các bị cáo vào diện tự khắc phục hậu quả. Thứ ba, sau khi chém thuê xong, bị cáo Thụ đã được trả công 17 triệu đồng, Hùng được hơn 6,5 triệu đồng.
Đây là số tiền thu lời bất chính nhưng tòa sơ thẩm không tuyên tịch thu xung công quỹ. "Ba sai sót trên không nghiêm trọng, không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án, tòa cấp phúc thẩm sẽ sửa chữa, bổ sung để bản án đúng pháp luật. Còn tòa cấp sơ thẩm phải xem xét rút kinh nghiệm "- vị chủ tọa tuyên bố.
Năm 2012, khi ông Đào Quang Minh lên làm Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn đã điều chỉnh một số việc hợp tác với công ty của Nguyễn Quang Đạt (vốn đang hợp tác dịch vụ ở bệnh viện). Cho rằng ông Minh đã gây khó khăn nên Đạt nói chuyện với Ngô Quang Dũng (em vợ Đạt, có cổ phần trong công ty của Đạt). Dũng nói với Đạt phải "dằn mặt" ông Minh. Để thực hiện hành vi, Dũng bảo Đỗ Đức Thụ rủ Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Mạnh Hùng cùng tham gia. Ngày 1/3/2013, ông Minh dẫn đoàn công tác từ Hà Nội lên Thái Nguyên, khi xe dừng đi vệ sinh ở ngã ba Thạch Lỗi (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) thì Việt chở Hùng lao đến chém 1 nhát vào cổ ông Minh. Ông Minh bị thương bỏ chạy nhưng Hùng vẫn đuổi theo chém tiếp nhiều nhát vào lưng. Những người trong đoàn công tác của ông Minh quyết liệt can ngăn nên nhóm côn đồ mới bỏ đi. Sau khi vụ thanh toán thực hiện xong, Dũng trả cho nhóm chém thuê 31 triệu đồng. 4/5 đối tượng trong vụ án lần lượt bị bắt, riêng Nguyễn Văn Việt hiện vẫn đang bỏ trốn (tách hồ sơ xử lý sau). Ông Minh bị tổn thương 56%.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Làm rõ thông tin công an đuổi xe vi phạm gây chết người Công an tỉnh Hải Dương cho biết, họ sẽ làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tại thị tứ Quang Phục, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), khiến một người tử vong. Công an tỉnh Hải Dương cho biết, họ sẽ làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tại thị tứ Quang Phục, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, khiến anh...