Uẩn khúc sau những vụ tự sát tập thể trước cửa Báo Thanh niên Trung Quốc
3 người trong vụ tự sát tập thể tại báo Thanh niên TQ đã được đưa đi cấp cứu, hiện chưa rõ tình trạng. Đây là vụ tự sát thứ 2 trong vòng 1 tháng tại tòa báo này.
Hãng thông tấn của người Hoa Tân Đường Nhân (Mĩ) đưa tin, hôm 7/8 tại tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc đã xảy ra một vụ nghi tự sát tập thể, 3 nạn nhân đã được đi cấp cứu. Đây có thể là vụ tự sát tập thể thứ hai xảy ra tại tờ báo này trong vòng 1 tháng qua.
Theo Tân Đường Nhân, khoảng 14h ngày 7/8, tại khu vực tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc đột nhiên xuất hiện tiếng kêu cứu. Lúc này trong sân của tòa báo có 7 người, trong đó 4 người đang kêu cứu, 3 người còn lại nằm gục dưới đất. Trong 3 nạn nhân có 1 phụ nữ trung niên và 1 người khác được xác định là cầm lọ thuốc trên tay.
3 nạn nhân trong vụ việc được cho là tự sát tập thể tại tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc hôm 7/8 đã được đưa đi cấp cứu, hiện vẫn chưa rõ tình trạng sức khỏe.
Hiện vẫn chưa rõ tình trạng sức khỏe của 3 nạn nhân trên. Các vấn đề liên quan tới quê quán, nguyên nhân vụ việc đang được cảnh sát điều tra. Đại diện cảnh sát Bắc Kinh cho hay, vụ việc sẽ được Cục công an Bắc Kinh giải trình một cách thống nhất.
Trước đó, vào ngày 16/7, một vụ giải tỏa mặt bằng dẫn tới 7 người độ tuổi trung niên đến từ huyện Tứ Hồng, tỉnh Giang Tô đã tự tử tập thể bằng cách uống thuốc sâu cũng tại địa điểm trước cửa tòa soạn báo Thanh niên Trung Quốc. Những người này đã may mắn thoát chết.
Tự sát vì bị hạ nhục nhân phẩm
Về vụ tự sát tập thể ngày 16/7, báo Thanh niên Trung Quốc cho rằng bên cạnh sự bất mãn vì bị cưỡng chế phá dỡ nhà và khoản bồi thường bất công, nguyên nhân chính là việc 7 nạn nhân từng bị chính quyền địa phương bắt vào “lớp giáo dục bắt buộc” – một hình thức biến tướng hồi thập niên 1990, khi chính quyền Giang Tô buộc phải “giáo dục” người dân do số người đi khiếu nại quá đông (theo Tân Hoa Xã) – tại đây, 7 nạn nhân bị chụp vải đen, bị đánh đập, phạt đứng, không được ăn uống và phải chịu nhiều hình thức hạ nhục nhân phẩm khác…
Đằng sau vụ tự sát hôm 16/7 của 7 người Giang Tô có nhiều uẩn khúc.
Chính quyền địa phương “bắt tay” thế giới ngầm?
Ông Hoàng Kỳ, người phụ trách chuyên mục pháp luật Lưới Trời của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, cho rằng 2 vụ tự sát trong vòng 1 tháng tại báo Thanh niên Trung Quốc không phải là sự ngẫu nhiên. Hiện tượng này xuất phát từ hàng loạt sự kiện chính quyền xử lý khiếu nại của người dân không công bằng khiến dân chúng bất bình.
Video đang HOT
Ông Hoàng cũng chỉ ra, có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác thu hồi mặt bằng, duy trì ổn định tại địa phương. Ông Hoàng Kỳ đánh giá có tới 90% vụ việc là do quan chức địa phương đứng sau thao túng các “thế lực đen” thực hiện.
Nghi vấn khác
Trang tin Gucheng (Trung Quốc) cho hay, cũng có bộ phận người dân chỉ trích dư luận “đi sai hướng”, cho rằng các nhóm người tự sát mang tính chất “biểu diễn”. Luồng ý kiến này cho rằng những nạn nhân lựa chọn phương thức cực đoan nhằm gây sự chú ý để đạt được mục đích khiếu nại.
Người dân Trung Quốc ngày càng bị ép phải lựa chọn những hình thức khiếu nại tiêu cực bởi chính quyền địa phương tồn tại quá nhiều bất cập.
Trong quá khứ có nhiều phương pháp khiếu nại được áp dụng, tuy hình thức khác nhau nhưng đều là cách để người dân bày tỏ kháng nghị của mình với chính quyền. Gucheng cho rằng, đấu tranh là hiện tượng thường thấy, tuy nhiên về hình thức có sự biến tướng cực đoan như ngày nay, có thể lý giải là do các hình thức khiếu nại khác đã không còn hiệu quả.
Theo Tri Thức Trẻ
Viện trợ, đầu tư và đội quân ngầm người Hoa
Đây là cách trực tiếp nhất để Trung Quốc nắm sâu nước nhận viện trợ, điều khiển và gây sức ép với các quốc gia này.
Trung Quốc buộc các nước nhận viện trợ phải hành động theo ý muốn của mình, bị kèm, hãm và phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng dùng quan hệ kinh tế và buôn bán làm mồi nhử về chính trị, ngoại giao và làm điều kiện để mua chuộc, lôi kéo nước khác.
Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc mang theo nhiều lao động nước này tới châu Phi
Tháng 12/1961, khi có bất đồng với Liên Xô, Trung Quốc đã hủy bỏ hoàn toàn việc nhập thiết bị toàn bộ của Liên Xô theo các hiệp định đã ký kết, gây nhiều thiệt hại cho Liên Xô và các nước Đông Âu.
Năm 1978, Srilanca không tán thành ý kiến của Trung Quốc đòi khai trừ Cuba ra khỏi các nước không liên kết, không ủng hộ sự có mặt về quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Vì thế Srilanca đã không đạt được mong muốn phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ngày nay, trước bối cảnh tình hình mới, Trung Quốc đang chuyển hướng viện trợ, đầu tư sang các nước châu Phi, Mỹ Latin, qua đó theo đuổi 4 yêu cầu chiến lược: giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị trường cho người lao động Trung Quốc; giành quyền tiếp cận các thị trường mới.
Trung Quốc cũng đã mua đứt hoặc thuê dài hạn hàng triệu ha đất của các nước châu Phi, Mỹ Latin. Với chiến lược trên, Trung Quốc đang là người thu được nhiều lợi ích hơn là bản thân chủ nhà.
Các dự án do Trung Quốc cung cấp tài chính và vận hành thường sử dụng lao động phổ thông người Trung Quốc, tới 70 - 80%, trong khi các công ty phương Tây dựa chủ yếu vào lao động địa phương.
Các đoàn công nhân đông đảo từ Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu làm cho người dân bản địa không còn việc làm.
Một người Trung Quốc và một công nhân Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos, Nigeria
Ngoài ra, lũ lượt những người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp (nhưng được Chính quyền Trung Quốc khuyến khích và bảo hộ) đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc.
Họ làm ăn dối trá, lừa đảo, ăn cắp vặt. Họ lấy vợ người bản xứ rồi tính ở lì, không về nước nữa, gây ra những phiền toái không nhỏ cho cả Chính quyền và dân chúng nước sở tại.
Người ta khó có thể hy vọng các công ty Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Nhiều công ty Trung Quốc phớt lờ luật pháp nước sở tại như không ký hợp đồng lao động, xù tiền bảo hiểm, trốn và lậu thuế, trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu, buộc người lao động làm thêm trong ngày nghỉ.
Văn phòng các công ty của Trung Quốc thường đơn giản, nhếch nhác. Chính điều này đang tạo ra ấn tượng không tốt rằng tất cả người Trung Quốc là cẩu thả và luộm thuộm.
Người Hoa ở nước ngoài, ngoài lượng kiều hối rất lớn gửi về nước, họ còn là một lực lượng quan trọng để Trung Quốc khống chế, lũng đoạn, chi phối nước sở tại.
Lao động Trung Quốc trong các lán trại tạm bợ ở Cà Mau
Một lãnh đạo cao cấp Trung Quốc từng khuyến dụ Hoa kiều: "Trung Quốc là một nước lớn, do vậy Hoa kiều phải có đầu óc nước lớn; Hoa kiều nhất định phải có chủ nghĩa nước lớn".
Một bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từng nói: "Hàng chục triệu Hoa kiều của chúng ta mang quốc tịch nước ngoài, hưởng các quyền công dân của nước đó và hướng về Tổ quốc. Nếu một người Hoa kiều làm việc với 10 người bản xứ thì kết quả là chúng ta có hàng trăm triệu người. Với vũ khí trong tay, người Hoa có thể tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng nơi họ sinh sống và khi đó chúng ta sẽ không phải lo ngại nữa... Rồi một ngày kia, toàn bộ Đông Nam Á sẽ được Trung Quốc hóa".
Lực lượng Hoa kiều chính là cơ sở để Trung Quốc tổ chức các mạng lưới gián điệp và thành lập các tổ chức đối lập với chính quyền nước sở tại. Trung Quốc sử dụng Hoa kiều làm bình phong và là lực lượng hậu bị cho đội quân ngầm ở nước có Hoa kiều sinh sống.
Đội quân này sẽ được mở rộng, phát triển thành hệ thống cốt cán nắm các yết hầu kinh tế, tài chính, thương mại... nước sở tại. Nhập quốc tịch nước sở tại, nhiều Hoa kiều trở thành lãnh đạo các đảng phái hay lãnh đạo Nhà nước ở nước đó, do đó Trung Quốc không cần phải đánh đổ chính quyền nước đó mà vẫn khống chế được nước đó.
Thực tế, một lãnh đạo Đảng Cộng sản Thái Lan trước đây bị bắt, sau đó bị "mất tích", vị trí ông này ngay lập tức được thay bằng một người gốc Hoa.
Ở Campuchia, Pôn Pốt và Ieng Sary đều là người gốc Trung Quốc, bị Trung Quốc nắm từ đầu những năm 1950 khi còn học ở Paris, vợ hai người này đều là người Hoa.
Chủ nghĩa đế quốc chiếm các thuộc địa, thành lập chính quyền tay sai bản xứ để qua đó kiếm siêu lợi nhuận thuộc địa. Còn Trung Quốc dùng lực lượng Hoa kiều để thu lợi nhuận mà không cần lập chính quyền tay sai bản xứ.
Người ta cho rằng, khi có thời cơ, khi có điều kiện và khi cần thiết, Hoa kiều có thể trở thành nòng cốt cho lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền sở tại, biến chính quyền dân tộc của nước này thành chính quyền thân Trung Quốc, chính quyền của người Hoa.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng tích cực sử dụng một bộ phận Hoa kiều để chống phá. Và khi không đạt kết quả mong muốn, Trung Quốc đã chủ động gây ra vụ "Nạn kiều" năm 1978, nhưng lại vu khống, đổ vấy cho Việt Nam.
Đăng Song
Theo_VTC
Tập Cận Bình: Chủ động uy hiếp, chủ động tấn công trên Biển Đông Kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13/6 bình luận, Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân...