Uẩn khúc cái chết bất thường của một phó giám đốc sở
Sau cái chết bất ngờ đầy bí ẩn của kỹ sư Đ.V.C., chúng tôi đã tìm đến căn nhà, nơi vị Phó Giám đốc này đã từng sinh sống, tại số 39 đường Trần Thị Kỷ.
Ngôi nhà 39 Trần Thị Kỷ, nơi ông C. tự tử bất thường.
Đến thời điểm hiện nay, nguồn tin từ cơ quan chức năng tỉnh Bình Định cho thấy, có nhiều khả năng ông Đ.V.C. (SN 1970, phó giám đốc sở Giao thông – Vận tải Bình Định) đã tự sát.
Tuy nhiên những tình tiết, uẩn khúc liên quan đến cái chết bất thường của vị phó giám đốc này đã và đang làm xôn xao dư luận địa phương trong nhiều ngày qua.
Một gia đình viên mãn
Sau cái chết bất ngờ đầy bí ẩn của kỹ sư Đ.V.C., chúng tôi đã tìm đến căn nhà, nơi vị Phó Giám đốc này đã từng sinh sống, tại số 39 đường Trần Thị Kỷ, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để tìm hiểu sự thật. Khi hỏi về ông C., nhiều người dân địa phương ở đây đều nói rằng, người đàn ông ấy sống rất hiền lành, hòa đồng với mọi người xung quanh và không làm mất lòng bất cứ ai. Thế nhưng, trong mấy ngày qua, những người dân địa phương có nhiều nghi vấn về cái chết của ông C., đặc biệt, thời điểm ông mất lại đúng vào lúc ông bị thôi việc vì bệnh tật thực sự đã đặt ra nhiều câu hỏi cho những người quen biết với vị kỹ sư này. Nhiều người bàn tán xôn xao, không hiểu tại sao nạn nhân lại hành động một cách khó hiểu như vậy?
Theo lời kể của những người hàng xóm, vợ chồng ông Đ.V.C. và bà N.T.T. đã sinh sống tại địa phương từ lâu. Hai đứa con trai của họ đều đã trưởng thành và hiện đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh. Vợ ông là một giảng viên vui vẻ, hòa đồng với sinh viên cũng như với đồng nghiệp trong trường. “Cô T. là một giảng viên gương mẫu, cô không những dạy hay mà còn nói chuyện rất vui vẻ và hòa đồng với chúng em!”, một sinh viên đã từng được bà T. dạy cho biết. Ở địa phương, gia đình ông C. rất được mọi người kính nể bởi sự thành đạt và cách sống chan hòa của từng thành viên trong nhà. Công việc ổn định, vợ đẹp, con ngoan, tưởng chừng như quá đỗi viên mãn đối với một người đàn ông chưa đầy 50 tuổi. Thế nhưng nông nỗi nào đã khiến một con người từng trải như thế phải tự tìm cái chết?
Video đang HOT
Cái chết nhiều uẩn khúc
Rạng sáng ngày 11/8, như thường lệ, người nhà ông C. vào gõ cửa phòng gọi ông dậy tập thể dục và ăn sáng nhưng không nghe thấy tiếng trả lời. Sợ có chuyện gì không hay xảy ra nên mọi người vội vàng phá cửa xông vào thì hoảng hồn phát hiện ông C. đã chết trên giường tự khi nào mà không ai hay biết. Người nhà ông C. mặc dù rất đau lòng, nhưng vẫn giữ nguyên hiện trường, rồi báo cáo sự việc đến cơ quan chức năng. Ngay sau đó, rất đông người dân hiếu kì đến xem, nhiều người vẫn không thể tin vào sự thật hãi hùng đang diễn ra, hung tin về vị kĩ sư Đ.V.C., Phó Giám đốc sở Giao thông – Vận tải Bình Định chết bất thường tại nhà riêng đã nhanh chóng được truyền đi khắp nơi, gây chấn động toàn bộ địa bàn.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin trình báo, trưa cùng ngày, các ngành chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành khám nghiệm tử thi. Qua thu thập, dấu vết tại hiện trường để lại không có gì đặc biệt, song điều bất thường ở đây là cho đến lúc mất, ông C. vẫn còn trong tư thế nằm ngay ngắn, đôi mắt vẫn còn đeo kính và dây điện quấn vào đầu ngón tay, còn ngón chân ông có dấu vết bị cháy sém.
Theo tìm hiểu của PV, ông C. công tác tại sở Giao thông – Vận tải Bình Định từ nhiều năm nay. Trước kia ông từng làm Trưởng phòng Quản lý giao thông, sau một thời gian làm việc năng nổ, gặt hái được nhiều thành công, đến năm 2009 ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở. Một số người đồng nghiệp của nạn nhân cho biết, ông C. là một cán bộ tận tụy với công việc, không có vấn đề gì vướng mắc ở cơ quan. Trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, ông cũng được những người dân trên địa bàn đánh giá là biết sống hòa đồng, vui vẻ, không hiềm khích với ai. Vì vậy, nguyên nhân dẫn đến việc ông C. tự tìm cái chết đang được dư luận tập trung mổ xẻ từ nhiều góc độ khác nhau.
Người thì cho rằng, do ông C. bị bệnh hơn hai năm nay, dù đã chữa trị ở nhiều nơi, Đông – Tây đều đã thử qua nhưng bệnh tình không những không thuyên giảm mà ngày một nặng thêm gây tai biến nặng khiến hai mắt ông không thể nhìn thấy được. Vì thế ban Giám đốc mới quyết định cho ông thôi việc sớm.
Trong khi đó, ở cơ quan ông C. trước đây cũng từng có một vị Phó Giám đốc bị tai biến nặng như ông lại được tiếp tục làm việc đến 4 – 5 năm rồi mới nghỉ. Có lẽ vì thế mà ông cảm thấy buồn chán, uất ức và quyết định tìm đến cái chết để giải tỏa? Có người lại khẳng định rằng, khi ông C. thôi việc đã không nhận được sự động viên, an ủi nào từ phía gia đình ngược lại còn bị bỏ mặc nếu không tiếp tục làm việc? Do đó ông C. mang một áp lực nặng nề cả về công việc và gia đình, ông trở nên buồn bã và bế tắc, cuối cùng ông đã quyết định tự sát cho nhẹ lòng?
Những người khác lại bảo, sáng hôm đó họ nghe vợ chồng ông C. lời qua tiếng lại một lúc, rồi người vợ đi chợ, đến khi về nhà thì phát hiện ông đã chết tự lúc nào không hay. Trong khi đó, người nhà ông C. cho biết, chiều 10/8, sau về nhà, ông C. than mệt nên lên phòng nghỉ sớm và dặn không ai được vào làm phiền nếu ông không gọi. Nhưng đến rạng sáng 11/8 thì phát hiện ông đã chết trong phòng ngủ tại nhà riêng.
Để làm rõ thông tin, chúng tôi tìm đến nhà một người hàng xóm cạnh nhà ông C., người đàn bà này rành rọt: “Về chuyện công việc của ông C. như thế nào thì tôi không biết, tuy nhiên nói về góc độ quan hệ gia đình thì thấy ông C. cư xử rất đúng mực, vợ chồng, con cái sống rất hạnh phúc, từ trước đến nay chưa thấy nổi nóng hay lớn tiếng gì với nhau. Tuy nhiên do bản thân ông mang rất nhiều bệnh: Tiểu đường, huyết áp, bệnh tim nên đôi lúc cũng thấy ông hay suy nghĩ và tiều tụy đi nhiều. Cái chết của ông khiến chúng tôi vô cùng sửng sốt, mọi người vẫn không hiểu vì sao ông ấy lại tìm đến cái chết đau đớn như vậy trong khi trước đó tôi không thấy nạn nhân có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào”.
Nỗi đau của người ở lại
Hiện cơ quan công an tỉnh Bình Định đã vào cuộc và tích cực phối hợp với các ngành chức năng để sớm làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của ông Đ.V.C. Song dù nguyên nhân đó có là gì đi chăng nữa thì việc ông C. đã vĩnh viên ra đi, để lại nỗi đau, sự mất mát quá lớn cho gia đình và người thân là điều không thể tránh khỏi. Một mái ấm hạnh phúc bỗng chốc bay theo mùi khói hương, không khí tang tóc, nặng nề bao trùm cả căn nhà. Ôm linh cữu người chồng đã khuất, bà T. vật vã khóc lóc thảm thương.
Bà ngất lên ngất xuống không biết bao nhiêu lần trước sự ra đi đột ngột chồng. Hai đứa con trai của bà cũng ngồi gục đầu rũ rượi trước bàn thờ bố. Theo những người hàng xóm kể lại, đứa con trai lớn của ông C. chuẩn bị hỏi vợ, chưa kịp vui mừng thì hay tin bố mất, trong lòng đau đớn, tuyệt vọng vô cùng. Chiếc xe tang xuất hiện quá đột ngột trước cổng nhà bà T. khiến nhiều người sửng sốt và không tin đó là sự thật. “Chỉ cách đây vài hôm, tôi còn thấy chú ấy đi tập thể dục bình thường mà giờ đã nghe tin chú ấy tự tử, tôi thật sự rất sốc”, một bà cụ sống gần nhà ông C. vẫn chưa hết ngạc nhiên về cái chết lạ thường của vị Phó Giám đốc này.
Nguyên nhân nào khiến ông C. phải tự tìm đến cái chết rồi sẽ được cơ quan chức năng làm sáng tỏ. Song cũng như đa số mọi người xung quanh đây, chúng tôi đang băn khoăn tự hỏi, liệu chết có phải là lối thoát duy nhất để giải quyết mọi tình huống bế tắc trong cuộc đời chăng?
Theo Xahoi
60 xe khách từ bến Mỹ Đình sang bến Nam Thăng Long
Bắt đầu từ sáng nay, hơn 60 xe khách đi Thái Nguyên từ bến Mỹ Đình được điều chuyển về bến Nam Thăng Long để giảm tải áp lực giao thông trong khu vực nội đô.
Cụ thể, trong đợt 1 điều chuyển luồng, tuyến xe khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình để giảm tải áp lực giao thông khu vực nội đô, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định chuyển 61 xe khách (tương đương với 71 nốt) tuyến Thái Nguyên về bến Nam Thăng Long. Theo đó, các tuyến này sẽ chạy theo hướng quốc lộ 2, quốc lộ 3 để về đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Hàng trăm xe khách ở bến xe Mỹ Đình trong tương lai sẽ phải chuyển đến các bến xe khu vực ngoại đô. Ảnh: Bá Đô
Sau đợt luân chuyển này, Sở giao thông Hà Nội cũng có kế hoạch di chuyển đợt 2 từ 1/1/2014, sau khi bến xe tạm Pháp Vân đi vào hoạt động. Khi đó, sẽ điều chuyển khoảng 300 xe các tuyến còn lại đi phía nam như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ bến Mỹ Đình về bến xe này theo đúng hướng tuyến.
Để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng khi đưa bến xe Nam Thăng Long vào khai thác, Sở GTVT Hà Nội đã đưa ra kế hoạch phân làn, cụ thể các phương tiện từ hướng Cầu Thăng Long đi vào bến xe theo cổng số 1 (đối diện lối vào trạm đăng kiểm của Công ty xe điện) để vào bến xe.
Các xe buýt từ nút giao Mai Dịch đi vào Bến Nam Thăng Long không được rẽ trái trực tiếp, mà phải rẽ phải sang làn đường dành riêng cho xe buýt cách nút đèn tín hiệu Ngã tư Đỗ Nhuận - Phạm Văn Đồng 100m vào đường Đỗ Nhuận và qua ngã tư, tuân thủ theo đèn tín hiệu để vào bến xe.
Cùng với việc điều chuyển xe khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình, ngành giao thông sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe dù, xe khách cố tình chạy sai lộ trình, vòng vo đón khách quanh khu vực bến này. Sau một tháng xử lý vi phạm xe khách, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đình chỉ hoạt động của 57 xe khách.
Bá Đô
Theo VNE
Thanh tra Sở Giao thông mà Bộ trưởng Thăng muốn 'trảm tướng' Ngày 10/7, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng sau khi Giám đốc Sở này phát ngôn rằng 90% doanh nghiệp tại đây không có giấy phép kinh doanh. Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm ngăn ngừa, hạn chế tai nạn giao thông ngày 6/7, Giám đốc Sở...