UAE viện trợ cho các tổ chức LHQ giải quyết khủng hoảng nhân đạo ở Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/6, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất ( UAE) đã ký thỏa thuận tài trợ 8 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cùng một thỏa thuận khác trị giá 20 triệu USD với Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột tại các trại tạm ở Koufroun, CH Chad. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hai thỏa thuận này lần lượt được ký tại trụ sở của WHO và UNHCR ở Geneva (Thụy Sĩ) giữa trợ lý Ngoại trưởng UAE phụ trách các vấn đề phát triển quốc tế Lana Zaki Nusseibeh với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Giám đốc phụ trách quan hệ tài trợ và dịch vụ huy động nguồn lực của UNHCR Mark Manly.
Thỏa thuận với WHO hướng tới tài trợ cho các sáng kiến y tế quan trọng ở Sudan nhằm giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt mà người dân nước này phải đối mặt. Khoản viện trợ này nằm trong cam kết lớn hơn của UAE đối với hoạt động cứu trợ nhân đạo toàn cầu và hỗ trợ các nỗ lực của WHO trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Các khoản hỗ trợ trên sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, khả năng ứng phó khẩn cấp và các chương trình phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Còn thỏa thuận với UNHCR sẽ hỗ trợ cải thiện nơi ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cơ bản cho hàng nghìn người phải di dời ở cả Sudan và Nam Sudan.
Trợ lý Ngoại trưởng UAE Nusseibeh nêu rõ: “Công việc của WHO ở Sudan đang cứu sống nhiều sinh mạng mỗi ngày và chúng tôi tin rằng việc hỗ trợ sứ mệnh này là điều cần thiết. UAE và WHO có mối quan hệ đối tác lâu dài, mang lại lợi ích cho người dân trong các tình huống khủng hoảng trên toàn khu vực. Chúng tôi cam kết sát cánh cùng người dân Sudan”.
Trong khi đó, ông Ghebreyesus nhận xét: “Với sự hỗ trợ từ các đối tác và nhà tài trợ, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhu cầu y tế khẩn cấp của người dân Sudan và người tị nạn ở các nước láng giềng. Chúng tôi cảm ơn UAE vì cam kết này. Chúng ta phải cùng nhau hành động để bảo vệ cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất”.
Về thỏa thuận với UNHCR, bà Nusseibeh cho hay: “Cam kết của chúng tôi đối với các hoạt động nhân đạo được củng cố thông qua quan hệ đối tác chiến lược như mối quan hệ này với UNHCR. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra tác động đáng kể trên thực tế ở Sudan, mang lại sự cứu trợ và hy vọng cho những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi vẫn kiên định sát cánh cùng người dân Sudan trong cuộc khủng hoảng này”. Bà cho biết thêm: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các đối tác khác để đảm bảo các cam kết đưa ra ở Paris (Pháp) được thực hiện trên thực tế”.
Đóng góp của UAE cho WHO và UNHCR là một phần trong cam kết lớn hơn trị giá 70 triệu USD nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp ở Sudan, thông qua các cơ quan của LHQ và các tổ chức nhân đạo. Thỏa thuận này nâng tổng số tiền viện trợ của UAE cho Sudan trong 10 năm qua lên hơn 3,5 tỷ USD.
WHO kêu gọi thế giới tài trợ 1,5 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng nhân đạo
Ngày 15/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ 1,5 tỷ USD để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hàng triệu người đang là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp thế giới.
WHO cảnh báo về tình trạng lây lan của dịch COVID-19 WHO chưa thể tiếp cận Dải Gaza suốt 2 tuần qua WHO đánh giá hệ thống y tế ở Nam Gaza đang sụp đổ nhanh chóng WHO hủy kế hoạch đưa hàng cứu trợ y tế tới phía Bắc Gaza
Nhân viên y tế khám cho một em nhỏ tại bệnh viện dã chiến ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 8/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan y tế toàn cầu này đặt mục tiêu hỗ trợ nhân đạo cho khoảng 87 triệu người trong năm 2024. Để đạt mục tiêu này, WHO cần khoản tài trợ tổng cộng 1,5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất có thể. Ông Tedros ước tính trong năm nay, 166 triệu người sẽ cần hỗ trợ y tế trên thế giới, trong đó có các nước Ukraine, Haiti, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine.
Đáng chú ý, tình trạng y tế khẩn cấp đòi hỏi nguồn tài trợ nhiều nhất xảy ra tại các vùng lãnh thổ của Palestine, đặc biệt tại Gaza - nơi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát từ tháng 10/2023. WHO nhấn mạnh cần 219 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu tại Gaza trong thời gian từ 3-6 tháng, tùy vào diễn biến xung đột. Bên cạnh đó, 2 trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu khác đòi hỏi khoản tài trợ lớn là dịch COVID-19 và Afghanistan. Quốc gia Nam Á này có 23,7 triệu người cần tiếp cận khẩn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Ông Tedros cũng đặc biệt lo ngại về sự bùng phát trở lại của bệnh tả trên khắp thế giới, đòi hỏi khoản tài trợ gần 50 triệu USD để đối phó. Trong khi đó, WHO cần 77 triệu USD để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Ukraine.
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo nếu không hành động, thế giới có nguy cơ hứng chịu hậu quả khôn lường.
Giao tranh tại Sudan: Trên 500.000 người đã rời khỏi Sudan đi lánh nạn Ngày 20/6, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết trên 500.000 người đã chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở Sudan trong khi 2 triệu người buộc phải di tản trong nước. Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại buổi họp báo...