UAE sẽ tiêm vaccine Sinopharm cho trẻ em từ 3 tuổi
Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất với nhóm trẻ em từ 3 tuổi đến thiếu niên dưới 17 tuổi.
UAE dự kiến tiêm vaccine Sinopharm cho trẻ em trên 3 tuổi. Ảnh: Reuters
Ngày 2/8, Cơ quan Quản lý Khủng hoảng khẩn cấp và Thảm họa Quốc gia UAE (NCEMA) đăng trên mạng xã hội Twitter rằng nước này sẽ khởi động tiêm vaccine cho trẻ em từ 3 tuổi. NCEMA nhấn mạnh quyết định được đưa ra dựa trên “đánh giá kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng”.
Kênh RT (Nga) đưa tin rằng giới chức UAE từ tháng 7 đã xác nhận thử nghiệm tiêm vaccine Sinopharm cho 900 trẻ em, thiếu niên để theo dõi phản ứng miễn dịch. Trong nhóm được thử nghiệm này có cả các thành viên hoàng gia.
Video đang HOT
UAE là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 caO nhất trên thế giới. Nước này đã tiến hành tiêm Pfizer cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế UAE trong ngày 1/8 cho biết 78,95% dân số 9 triệu người đã được tiêm tối thiểu 1 liều vaccine và có tới 70,57% dân số đã tiêm đủ 2 liều.
UAE còn tự sản xuất vaccine COVID-19 sau cái bắt tay giữa Sinopharm và công ty Group 42 có trụ sở ở Abu Dhabi.
Tân Hoa xã (Trung Quốc) gần đây dẫn một nghiên cứu tại Sri Lanka cho thấy hai liều vaccine Sinopharm tạo mức kháng thể cho người tiêm tương tự với những người từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh.
Theo Tân Hoa xã, Đại học Jayewardenepura ở Sri Lanka đã nghiên cứu và kết luận vaccine Sinopharm hiệu quả cả trong phòng biến thể Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.
Bên trong cơ sở để điều chế vắc xin Covid-19 của Sinopharm tại Bắc Kinh
Nhà máy của hãng Sinopharm của Trung Quốc ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh có một trang trại "ươm" virus SARS-CoV-2 rồi làm các mầm bệnh này bất hoạt để điều chế vắc xin Covid-19.
Bên trong nhà máy vắc xin mới của Sinopharm ở quận Đại Hưng của Bắc Kinh (Ảnh: Asia Times).
Theo Asia Times , Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng toàn dân với 1,6 tỷ liều đã được tiêm trên cả nước. Trung Quốc hiện đang sử dụng các vắc xin nội địa, trong đó có vắc xin theo công nghệ bất hoạt của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm).
Sinopharm hồi đầu tháng này đã đưa vào hoạt động giai đoạn 3 nhà máy sản xuất vắc xin Covid-19 ở ngoại ô Bắc Kinh, với công suất hàng năm có thể đạt 3 tỷ liều.
Nhà máy sản xuất này giống như một "vườn ươm" quy mô lớn, nơi virus được nuôi cấy trong môi trường kiểm soát chặt chẽ. Sau đó, virus sẽ được mang đi bất hoạt bằng cách sử dụng nhiệt, hoặc các hóa chất để loại bỏ khả năng sinh sôi và tái tạo của nó. Quá trình sẽ giữ cho virus "nguyên vẹn" nhưng không còn khả năng nhân lên trong cơ thể người, để khi được tiêm vào người, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra mầm bệnh để kích hoạt phản ứng. Đây là cơ chế hoạt động của vắc xin bất hoạt truyền thống.
Nhân viên Sinopharm mặc đồ bảo hộ trong nhà máy (Ảnh: Asia Times).
Nhà máy mới nhất của Sinopharm chỉ cách sân bay Đại Hưng của Bắc Kinh một giờ lái xe. Khu nhà 4 tầng được mô tả là khá gọn gàng khi nằm trên khu vực có diện tích 3.600 m2. Việc nuôi cấy virus được tiến hành trong các bể chứa phản ứng đặc biệt với nhiệt độ, độ ẩm và mật độ CO2. Các yếu tố liên quan được giám sát chặt chẽ.
Người đứng đầu Sinopharm, Liu Jingzhen cho biết, nhà máy Đại Hưng đã được thiết kế để "không thể gây bất kỳ sự cố rò rỉ virus nào". Trong trường hợp hiếm hoi nếu có rò rỉ xảy ra, ngay với một giọt nước nhỏ chứa mầm bệnh lọt ra ngoài, hệ thống cảnh báo sẽ kích hoạt ngay lập tức để xịt chất khử trùng nhằm đảm bảo toàn bộ virus trong phòng sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức.
Thế giới đã tiêm 4 tỷ liều vaccine Covid-19, hãy ưu tiên cho nước nghèo Các hợp đồng giao vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn đang bị trì hoãn và hiện mới chỉ có khoảng 5% số lượng vaccine theo hợp đồng được chuyển tới các nước. WHO và các tổ chức thương mại, tài chính kêu gọi ưu tiên vaccine cho nước nghèo. (Nguồn: Getty) Trong tuyên bố chung ra ngày 31/7, lãnh đạo Tổ chức...