UAE sẵn sàng góp quân chống IS ở Syria
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất thông báo sẵn sàng điều bộ binh chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, mô tả chiến dịch không kích của Nga tại quốc gia này là đợt tấn công nhằm vào “kẻ thù chung”.
Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) Anwar Gargash. Ảnh:Reuters.
Hãng tin WAM hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash cho biết UAE sẽ “tham gia mọi nỗ lực quốc tế yêu cầu can thiệp trên bộ để chống chủ nghĩa khủng bố”.
Theo ông Gargash, “các quốc gia trong khu vực nên chịu phần nào gánh nặng” của một đợt can thiệp như vậy. UAE hiện là thành viên trong liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Video đang HOT
Những lời kêu gọi chiến dịch can thiệp chống IS nên mở rộng thêm lực lượng bộ binh ngày càng tăng do nhóm phiến quân vẫn trụ vững sau hơn một năm bị không kích và tấn công khủng bố nước ngoài như loạt vụ đánh bom tự sát cùng xả súng ở thủ đô Paris, Pháp, tối 13/11.
Nga triển khai chiến dịch không kích riêng ở Syria từ cuối tháng 9. Iran được cho là đã điều hàng trăm binh sĩ tới hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ông Gargash cho biết “không ai khó chịu về việc Nga ném bom Daesh hay al-Qaeda bởi chúng là kẻ thù chung”. Daesh là tên Arab của IS. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên từ UAE về chiến dịch quân sự của Nga.
John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cùng thượng nghị sĩ Lindsey Graham hôm 29/11 kêu gọi tập hợp 100.000 binh sĩ nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực, để đối phó với IS ở Syria.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ tính cần 100.000 bộ binh để đối phó IS ở Syria
Mỹ kêu gọi tập hợp 100.000 binh sĩ nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực, để đối phó với IS ở Syria.
Lindsey Graham, một thành viên trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Ảnh: AFP
"Tôi nghĩ 100.000 sẽ là số lính cần thiết", AFP dẫn lời Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Baghdad, Iraq, khi được hỏi về quy mô lực lượng chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria mà ông tán thành.
Theo ông McCain, vấn đề này không quá khó khăn với Ai Cập nhưng với Arab Saudi cùng một số quốc gia nhỏ hơn thì ngược lại. Ông cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đóng góp lực lượng. Arab Saudi đang tham gia chiến dịch quân sự ở Yemen, trong khi Ai Cập phải đối phó với lực lượng nổi dậy, còn Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại về phiến quân người Kurd hơn là IS.
Lực lượng này sẽ bao gồm khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ "cung cấp những năng lực mà các nước Arab không có", Lindsey Graham, một thành viên trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói.
Hai thượng nghị sĩ kêu gọi tăng số lượng binh sĩ Mỹ tại Iraq lên 10.000 người. Con số này bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm để thực hiện "nhiều đợt đột kích giống như chiến dịch diễn ra cách đây không lâu", Graham cho biết thêm, nhắc đến việc đặc nhiệm Mỹ cùng phiến người Kurd hồi tháng trước giải cứu con tin trong nhà tù của IS ở Iraq, trong đó, một lính Mỹ đã hy sinh.
"Việc này khác với hai cuộc chiến trước", ông Graham nói, đề cập đến cuộc chiến 14 năm ở Afghanistan và gần 9 năm xung đột ở Iraq.
"Lần này sẽ có nhiều lực lượng trong khu vực tham gia hơn và phương Tây chỉ đóng góp phần nhỏ. Lực lượng tham chiến trong hai cuộc chiến trước phần lớn là phương Tây và có rất ít lực lượng trong khu vực", ông nói.
Phương Vũ - Như Tâm
Theo VNE
Nga, Pháp bắt tay tăng cường không kích IS Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp của Pháp Francois Hollande nhất trí trao đổi các dữ liệu tình báo về Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm tăng cường hiệu quả của các chiến dịch không kích ở Syria. Tổng thống Hollande và Tổng thống Putin trong cuộc họp báo sau hội đàm ở điện Kremlin. Ảnh: Reuters "Pháp sẵn sàng...