UAE đề xuất thiết lập các tuyến thương mại mới do bất ổn ở Biển Đỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE), ông Abdulla bin Touq, đã nêu bật sự cần thiết phải thiết lập các tuyến thương mại mới do những bất ổn ở Biển Đỏ và rằng cần phải đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động logistics cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định.
Tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu bên lề Hội nghị Investopia diễn ra ở Abu Dhabi, Bộ trưởng Bin Touq cho rằng bất ổn ở Biển Đỏ là thách thức đối với cả UAE và toàn cầu. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần tính đến các tuyến thương mại mới cũng như các cách thức vận chuyển hàng hóa mới nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường UAE, khu vực và thế giới”.
Ông Bin Touq cho rằng sẽ phải mất thêm một thời gian nữa để đưa cung – cầu trở lại trạng thái bình thường. Vì thế, ông kêu gọi tăng cường các khoản đầu tư để xây dựng các nhà máy gần các thị trường mới và thiết kế lại các tuyến cung ứng thương mại trên toàn cầu để tạo thêm lực đẩy cho các nền kinh tế. Ông nhấn mạnh UAE sẽ tập trung thúc đẩy khả năng phục hồi thông qua các chính sách năng động và nền kinh tế dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay.
Trong Chiến lược kinh tế “We the UAE 2031″, Chính phủ UAE đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 3.000 tỷ Dh (tương đương 816,8 tỷ USD) vào năm 2031.
Video đang HOT
Từ giữa tháng 11/2023 đến nay, lực lượng Houthi ở Yemen đã tấn công nhiều tàu thương mại trên Biển Đỏ để phản đối các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza. Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, đồng thời tấn công các mục tiêu của lực lượng này ở Yemen nhưng đến nay Houthi vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Các vụ tấn công trên Biển Đỏ đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận tải trên tuyến hàng hải quan trọng này, đồng thời buộc các công ty vận tải biển phải chuyển hướng tàu vận tải sang cung đường xa hơn qua mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi.
Khủng hoảng ở Biển Đỏ: Tình trạng thiếu tàu chở dầu trên toàn cầu gia tăng
Khủng hoảng ở Biển Đỏ đang càng cho thấy sự thiếu hụt của các con tàu chở dầu, trong bối cảnh ngành này từ lâu đã cảnh báo rằng quá ít tàu được đóng mới.
Điều này gây ra xu hướng dịch chuyển hình thái giao dịch xăng dầu rộng rãi trên toàn cầu.
Tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong năm 2023, do Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC cắt giảm sản lượng nên lượng dầu vận chuyển không cao, dẫn đến những thiếu hụt về số lượng tàu chở dầu chưa bộc lộ. Đồng thời, quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng mạnh mẽ, có nghĩa là một tương lai nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ đang đến gần, làm mờ đi triển vọng của ngành dầu khí trong dài hạn.
Nhưng kể từ tháng 11/2023, khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu container đi qua khu vực Biển Đỏ, khiến nhiều chủ tàu buộc phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế dài hơn. Trong bối cảnh đó việc thiếu năng lực vận chuyển mới trở nên rõ nét hơn, làm tăng giá cước vận tải và thời gian hành trình kéo dài hơn.
Theo thống kê của OPEC, trong năm 2024, chỉ có hai siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới. Đây là số lượng tàu bổ sung ít nhất trong gần bốn thập kỷ của ngành dầu mỏ toàn cầu, thấp hơn tới 90% so với mức trung bình trong thiên niên kỷ này.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Banchero Costa cho thấy, đến năm 2025, dự kiến chỉ có thêm 5 con tàu mới tham gia đội tàu chở dầu toàn cầu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với con số 42 tàu được giao mới vào năm 2022.
Mặc dù gần đây số lượng đơn đặt hàng tàu mới đã tăng lên nhưng phải mất nhiều năm nữa các nhà máy đóng tàu mới đáp ứng được hết các đơn đặt hàng đã ký trong thời kỳ đại dịch COVID-19, cũng như các đơn hàng về tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Ông Enrico Paglia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Banchero Costa - một công ty dịch vụ vận tải biển, nhận định tình hình trên thị trường tàu chở dầu đang rất căng thẳng, đăc biệt là đối với tàu chở dầu thô. Đánh giá về triển vọng của ngành này trong thời gian tới, ông Paglia nhấn mạnh: "Nó sẽ còn căng thẳng hơn nữa trong tương lai".
Thị trường tàu chở dầu đã bùng nổ vào năm 2020, khi nhu cầu về mặt hàng này liên tục tăng, khiến các nhà kinh doanh dầu mỏ tìm kiếm mọi con tàu có khả năng tích trữ dầu trên biển. Nhưng việc OPEC cắt giảm sản lượng đã dẫn đến sự sụt giảm hoạt động chở dầu.
Cho đến năm 2022, dòng chảy dầu toàn cầu bắt đầu bị thay đổi sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu. Các chuyến hàng đến châu Âu trước đây phải mất vài ngày qua Biển Baltic thì hiện phải mất hàng tuần để đến các nơi khác trên thế giới.
Sự gián đoạn mới đây ở Biển Đỏ đã làm trầm trọng thêm vấn đề, làm tăng thêm thời gian vận chuyển. Theo chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, tỷ lệ tuyển dụng tàu - thước đo mức độ sử dụng đội tàu chở dầu tại bất kỳ thời điểm nào - đã tăng tới 5% kể từ khi các tàu bắt đầu tránh đi qua Biển Đỏ.
Ông chia sẻ khủng hoảng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và nó đang có lợi cho các nhà khai thác tàu.
Ông Alexander Saverys, Giám đốc điều hành (CEO) Euronav NV - một trong những công ty vận tải dầu lớn nhất thế giới, cho biết tác động chuyển hướng đang được quan sát thấy hàng ngày trong hoạt động vận chuyển nói chung và vận chuyển dầu thô cùng các sản phẩm từ dầu nói riêng. Theo ông Saverys, sự kết hợp của ít tàu mới và đội tàu cũ có tuổi đời cao đem tới triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp vận tải chở dầu.
Ba nước chủ nhà COP nhất trí nâng mục tiêu khí hậu Ngày 13/2, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng với Azerbaijan và Brazil cho biết sẽ phối hợp thúc đẩy các mục tiêu cắt giảm phát thải tham vọng hơn. UAE là chủ nhà Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), trong khi Azerbaijan và Brazil sẽ...