UAE căng mình khắc phục hậu quả mưa lớn chưa từng có trong 75 năm
Tính đến ngày 18/4, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) vẫn tiếp tục phải vật lộn với hậu quả của trận mưa dữ dội nhất trong 75 năm qua tại nước này khiến một người thiệt mạng, nhiều công trình ngập trong nước, gây gián đoạn kinh doanh và hàng không.
Ngập lụt do mưa lớn tại Dubai, UAE ngày 16/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Khí tượng UAE, ngày 16/4, nước này ghi nhận lượng mưa kỷ lục 254 mm trong vòng chưa đầy 24 giờ ở thành phố Al Ain. Đó là lượng mưa cao nhất kể từ năm 1949.
Mưa cũng trút xuống ở Bahrain, Oman, Qatar và Saudi Arabia nhưng đạt ngưỡng nghiêm trọng trên khắp UAE. Theo một số chuyên gia, UAE thiếu nhiều cơ sở hạ tầng thoát nước cần thiết để xử lý mưa lớn. Thông thường quốc gia này chỉ đón mưa vài lần trong năm.
Mưa lớn bất thường đã nhấn chìm đường phố Dubai trong biển nước. Mặc dù mưa đã giảm bớt vào cuối ngày 16/4, song tình trạng gián đoạn giao thông vẫn tiếp diễn đến ngày hôm sau, với hãng hàng không Emirates Airlines quyết định tạm ngừng làm thủ tục lên máy bay cho hành khách khởi hành từ Dubai.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế Dubai, cảng hàng không quốc tế náo nhiệt nhất thế giới, vào sáng 18/4 đã cho phép các hãng hàng không hoạt động ở khu vực Nhà ga số 1. Bên cạnh đó, Emirates Airlines đã bắt đầu cho phép hành khách địa phương đến Nhà ga số 3, cơ sở hoạt động của họ. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Sân bay quốc tế Dubai – ông Paul Griffiths cho biết sân bay cần ít nhất 24 giờ nữa để có thể động gần với lịch trình thông thường.
Cùng ngày 18/4, một khu vực ở Dubai đã ghi nhận nước lũ tiếp tục dâng cao tới 1 mét, trong bối cảnh lực lượng chức năng địa phương phải vật lộn để bơm nước ra.
Chính quyền Dubai đã yêu cầu các trường học tiếp tục dạy trực tuyến vào ngày 18/4. Cùng thời điểm này, các nhân viên cứu hộ nỗ lực dọn sạch các mảnh vụn, bao gồm cả cây cối và đồ đạc trên đường phố.
Người dân di chuyển qua con đường ngập nước dưới một cây cầu trong mưa lớn ở UAE ngày 16/4. Ảnh: Getty Images
Các phương tiện truyền thông địa phương và nhiều bài đăng trên mạng xã hội cho thấy thiệt hại đáng kể trên khắp UAE, bao gồm cả những con đường bị hỏng và nhiều ngôi nhà ngập lụt. Truyền thông địa phương đưa tin một người đàn ông lớn tuổi ở Dubai, đã thiệt mạng sáng 16/4 khi xe của ông ngập trong lũ quét ở Ras Al Khaimah, phía Bắc UAE. Nước láng giềng của UAE là Oman, đã có 19 người thiệt mạng, sau 3 ngày mưa lớn liên tiếp.
Cơ quan Khí tượng UAE ngày 17/4 đã bác bỏ nghi vấn mưa nhân tạo dẫn đến trận lụt lịch sử. Phó giám đốc Cơ quan Khí tượng UAE – ông Omar Al Yazedi khẳng định cơ quan này không làm mưa nhân tạo trong thời diễn ra trận mưa lịch sử. Ông nhấn mạnh: “Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc làm mưa nhân tạo là phải nhắm mục tiêu vào các đám mây ở giai đoạn đầu trước khi trời mưa. Một khi trời đã giông bão nghiêm trọng thì quá muộn để tiến hành gây mưa nhân tạo”.
Theo kênh CNN (Mỹ), những trận mưa cực lớn đang trở nên phổ biến hơn khi bầu không khí ấm lên do biến đổi khí hậu. Không khí ấm hơn có thể hút nhiều hơi ẩm hơn và sau đó “bùng phát” dưới dạng mưa lũ.
UAE khẳng định trận lụt bất thường vừa qua không phải do mưa nhân tạo
Cơ quan Khí tượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 17/4 đã phủ nhận thông tin họ làm mưa nhân tạo dẫn đến trận lụt lịch sử đầu tuần qua.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại UAE, ngày 16/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Omar Al Yazedi, Phó giám đốc Cơ quan Khí tượng UAE khẳng định cơ quan này không làm mưa nhân tạo trong thời gian này. Ông nhấn mạnh: "Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc làm mưa nhân tạo là phải nhắm mục tiêu vào các đám mây ở giai đoạn đầu trước khi trời mưa. Một khi trời đã giông bão nghiêm trọng thì quá muộn để tiến hành bất kỳ hoạt động gây mưa nhân tạo".
Trước đó, hôm 16/4, thành phố Dubai đã hứng lượng mưa bằng lượng mưa trung bình cả năm. Mưa lớn bất thường đã nhấn chìm đường phố Dubai trong biển nước, gây gián đoạn giao thông và cuộc sống của người dân tại đây.
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng ngập lụt ở Dubai có một phần nguyên nhân là do hoạt động gieo hạt mây tạo mưa nhân tạo mà chính quyền UAE thực hiện nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước.
Vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, để giải quyết tình trạng khan hiếm nước, UAE bắt đầu áp dụng phương pháp "gieo hạt" đám mây. Gieo hạt đám mây là một kỹ thuật điều chỉnh thời tiết nhằm nâng cao khả năng tạo mưa của đám mây.
Trước khi máy bay bay lên bầu trời, các nhà khí tượng sẽ phải quan sát và lựa chọn đám mây phù hợp. Quá trình gieo hạt sẽ chỉ hoạt động trên các đám mây vũ tích. Mây vũ tích là một loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng rất cao liên quan đến giông và sự bất thường khí quyển, hình thành hơi nước mang các dòng khí mạnh từ dưới mặt đất lên. Khi xác định được đám mây nào cần tạo mưa, các phi công sẽ bay bên dưới và bắn pháo sáng chứa các hạt muối hút ẩm, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra bông tuyết ngưng tụ. Kỹ thuật gieo hạt trên đám mây đã được sử dụng ở nhiều khu vực trên toàn thế giới, bao gồm cả các bang miền Tây nước Mỹ.
Phương pháp trên đã gây tranh cãi khi nhiều chuyên gia cho rằng nó có khả năng gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận tác động có hại của việc gieo hạt trên đám mây và các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy phương pháp này có hiệu quả.
Mưa lớn gây thiệt hại nghiêm trọng tại UAE và Oman Ngày 17/4, chính quyền và cư dân địa phương tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bắt đầu hoạt động dọn dẹp, sau khi mưa lớn khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và làm hư hại nhiều nhà cửa cũng như cơ sở kinh doanh. Các phương tiện chìm trong nước lũ tại Musat, Oman. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trung...