UAE bán nhiều máy bay chiến đấu cho Iraq chống khủng bố
Nguồn tin từ chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho hay, nước này có thể sẽ bán cho Iraq không dưới 10 chiếc máy bay chiến đấu Mirage 2000-9 vào giữa tháng 3 này.
Tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã thảo luận về cơ chế tăng cường hợp tác và cơ chế ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố giữa hai nước trong chuyến thăm của mình tới UAE.
Theo nguồn tin, UAE đang nỗ lực tăng cường an ninh cho Iraq từ bắc xuống các khu vực phía nam, cụ thể là từ Baghdad đến Erbil. Nhưng chủ yếu là tập trung vào Erbil, vì đây là khu vực có lợi ích chiến lược và là khu vực có đầu tư dầu khí, khí đốt thiên nhiên rất lớn của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trong quá trình thảo luận, UAE đã chủ động đề xuất cung cấp khoảng hơn 10 chiếc máy bay Mirage 2000-9 đã được nâng cấp cho Iraq. Kể từ năm 1986 cho đến nay, UAE đã biến chế tổng cộng 36 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Mirage 2000-9, trong đó 30 chiếc đã qua tu sửa hoàn toàn.
Máy bay Dassault Rafale của Pháp
Video đang HOT
Một phần công nghệ và tính năng hiện đại của Mirage 2000-9 đều bắt nguồn từ máy bay chiến đấu đa nhiệm Dassault Rafale của Pháp, hai dòng máy bay này đều được mô-đun hoá thiết bị điện tử, được trang bị kính nhìn ban đêm và buồng lái được thiết kế hoàn toàn bằng kính trong suốt LCD, cùng với các thiết bị cảm biến tiên tiến khác.
Ngoài ra, UAE đang có ý định mua 24 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ EMB-314 “Super Tucano” của Tập đoàn Embraer S.A, để tuần tra biên giới và chống hoạt động nổi dậy, một phần trong số đó sẽ được UAE chuyển giao cho không quân Iraq và có thể nó sẽ được thực hiện vào cuối tháng 1 này.
Theo_An ninh thủ đô
Phát hiện 50.000 "bóng ma" xóa sổ 4 sư đoàn Iraq
Những "binh sĩ ma" này là nguyên nhân khiến 4 sư đoàn Iraq thất bại nhanh chóng trước IS.
Ngày 30/11, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho hay một cuộc điều tra sơ bộ của chính phủ cho thấy quân đội Iraq đang tồn tại ít nhất 50.000 "bóng ma", những binh sĩ được trả lương nhưng không hề tồn tại, thể hiện mức độ tham nhũng trong lực lượng vũ trang được Mỹ chi hàng tỉ USD để huấn luyện và trang bị vũ khí này.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Abadi cho hay trong danh sách nhập ngũ của Bộ Quốc phòng Iraq hiện nay có tới hàng chục ngàn cái tên giả, những quân nhân không hề tồn tại trong đơn vị, nhưng vẫn được chi trả lương đều đặn mỗi tháng. Ông Abadi cũng nói rằng đây mới chỉ là kết quả điều tra ban đầu, và con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Từ khi nhậm chức vào tháng 9 vừa qua, ông Abadi đang phải chịu sức ép loại trừ nạn tham nhũng trong lực lượng quân đội vốn hoành hành trong thời kỳ người tiền nhiệm Nouri al-Maliki nắm quyền.
Theo các chuyên gia phân tích, tình trạng tham nhũng tràn lan này là nguyên nhân chính khiến 4 trong tổng số 14 sư đoàn của quân đội Iraq bị xóa sổ một cách nhanh chóng khi IS mở cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ nước này hồi tháng Sáu.
Hiện Mỹ đang khuyến khích ông Abadi xây dựng một quân đội trong sạch hơn, hiệu quả hơn khi Lầu Năm Góc dự định chi 1,2 tỉ USD để huấn luyện và trang bị cho quân đội Iraq vào năm tới. Trong giai đoạn từ năm 2003-2011, Mỹ đã đổ tổng cộng hơn 20 tỉ USD đầu tư xây dựng quân đội Iraq, thế nhưng lực lượng này vẫn không thể đảm đương được nhiệm vụ đảm bảo an ninh sau khi lính Mỹ rút quân.
Mỹ đã chi hơn 20 tỉ USD để huấn luyện và xây dựng quân đội Iraq
Với việc các tân binh nhập ngũ ở Iraq được nhận mức lương tới 600 USD một tháng, tình trạng "binh sĩ ma" ngày càng trở nên phổ biến và bòn rút ngân sách Iraq ít nhất 380 triệu USD mỗi năm, và con số trên thực tế có thể lớn hơn nhiều lần.
Ông Hamid al-Mutlaq, ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq cho biết: "Con số thực tế có thể gấp 3 lần như thế. Những kẻ chịu trách nhiệm sẽ phải bị trừng phạt. Sự an toàn của Iraq đã bị bòn rút đến cạn kiệt".
Các chuyên gia cho biết thủ đoạn này được nhiều sĩ quan quân đội áp dụng bằng cách khai khống số lượng binh sĩ trong đơn vị để bỏ túi tiền lương của số "lính ma" đó.
Tiết lộ gây sốc trên của Thủ tướng Abadi đã được Quốc hội Iraq hoan nghênh nhiệt liệt. Ông Abadi tuyên bố những kẻ phạm tội sẽ bị trừng phạt, nhưng ưu tiên hàng đầu của ông hiện nay là chấm dứt tình trạng "binh sĩ ma" càng sớm càng tốt.
Hơn 50.000 binh sĩ Iraq chỉ tồn tại trên giấy và không hề tham chiến
Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, ông Abadi đã cho nghỉ hưu hàng chục quan chức, tướng lĩnh từng phục vụ dưới thời cựu Thủ tướng Maliki, người bị cáo buộc là sử dụng, đề bạt quan chức quân đội dựa trên lòng trung thành hơn là khả năng chỉ huy, lãnh đạo.
Ông Saeed al-Jayashi, chuyên gia phân tích an ninh Iraq nhận định: "Tình trạng này rất phổ biến, và việc loại trừ nó là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, đòi hỏi quyết tâm rất cao. Hiện nay quân đội Iraq được huấn luyện rất yếu và rất kém chuyên nghiệp".
Hiện Mỹ đang tập trung đầu tư cho 3 sư đoàn quân đội Iraq để có thể bắt đầu chiến dịch phản công hiệu quả chống lại IS vào đầu năm sau. Ngoài ra, Lầu Năm Góc đang đề nghị chi 24 triệu USD để huấn luyện và trang bị vũ khí cho các chiến binh bộ tộc và 354 triệu USD rót cho dân quân người Kurd để phối hợp với quân đội chính phủ chống IS.
Theo Khampha
IS thảm sát công khai 46 chiến binh chống đối Những chiến binh này phải xếp hàng trên quảng trường và bị IS lần lượt bắn vào đầu trước mặt người dân. Ngày 29/10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã xử tử công khai ít nhất 46 tay súng kháng chiến dòng Sunni nhằm phát đi một thông điệp ghê rợn tới các bộ tộc ở Iraq đang tìm cách chống...