ưa nghị quyết vào cuộc sống bằng việc cụ thể
Chợ ồn là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển kinh tế của Bắc Kạn.
Có được điều đó là nhờ sự quyết liệt, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ. Ngay sau khi đại hội đảng bộ các cấp hoàn thành, ảng bộ huyện đã sớm triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống bằng những việc cụ thể.
Cánh đồng dâu tây tại xã Nam Cường, huyện Chợ ồn (Bắc Kạn) thu hút khách tham quan.
Một mục tiêu mà Nghị quyết ại hội ảng bộ huyện Chợ ồn đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất một số cây trồng có thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Mục tiêu này xuất phát từ thực tiễn những sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và từ chính tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Mục tiêu lượng hóa, từ thực tiễn đưa vào nghị quyết cho nên khi nghị quyết ban hành, các địa phương lập tức bắt tay triển khai được ngay.
Chúng tôi về xã Nam Cường vào những ngày đầu tháng 3. Nằm sát bên đường tỉnh 254 là cánh đồng Pác Chản trồng dâu tây bát ngát, điều chưa từng thấy ở địa phương này. Trước đây, cánh đồng này cứ vào mùa mưa là ngập trắng. Cánh đồng rộng gần 100 ha, phù sa màu mỡ nhưng bà con chỉ cấy lúa, nếu mưa ít, không ngập thì được thu hoạch, còn không thì mất trắng. Từ khi có công trình chống lũ, xác định trồng lúa không thể làm giàu, ảng bộ xã đã mạnh dạn chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cánh đồng trọng điểm này.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND xã Nam Cường, đồng chí La Tiến Phóng cho biết, thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện và xã, UBND xã đã tập trung cụ thể hóa thành các mục tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp, làm đường nông thôn mới… Riêng đối với cánh đồng Pác Chản, UBND xã chỉ đạo cán bộ khuyến nông, các thôn chủ động chuyển đổi sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Khi người dân đề xuất trồng cây dâu tây, dù là loại cây chưa từng trồng ở địa bàn huyện nhưng UBND xã đã khuyến khích, ủng hộ ngay.
Anh Trần Ngọc Trung, thôn Cốc Lùng đã trồng thử nghiệm ba vạn cây dâu tây giống Hana Nhật Bản theo phương pháp phủ ni-lông, tưới nước nhỏ giọt trên diện tích 8.000 m2. ến nay, cây đã cho thu hoạch, quả to, vị ngọt, bán với giá 200 nghìn đồng/kg, sản phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đây là lần đầu tiên dâu tây được trồng quy mô lớn tại Bắc Kạn cho nên đã thu hút nhiều du khách tới tham quan. Theo anh Trần Ngọc Trung, từ thành công này, anh được xã hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị các điều kiện để thành lập HTX, liên kết với các hộ dân khác có đất tại cánh đồng Pác Chản mở rộng diện tích, mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa gắn với du lịch, nhất là khi xã chỉ cách hồ Ba Bể có khoảng ba ki-lô-mét.
Cụ thể hóa mục tiêu về ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, UBND xã Nam Cường đặt mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết; hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; xây dựng vùng sản xuất rau, đậu, củ, năng suất, chất lượng cao thành hàng hóa, chuyển đổi đất trồng cây hằng năm sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2021 này, xã đang triển khai chuyển đổi đất ở cánh đồng Pác Chản sang trồng cây cải Nhật Bản và cây kiệu theo hướng liên kết, bao tiêu sản phẩm với một công ty chuyên chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản; trồng thêm cây dẻ ván, mận sớm và đậu tương tại các thôn vùng cao.
Các phòng, ban chuyên môn của huyện cũng đã sớm bắt tay đưa Nghị quyết ại hội ảng bộ huyện vào cuộc sống. Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều xuống còn 8,86%. ây là việc khó, vì phần lớn các hộ còn nghèo, cận nghèo đều có hoàn cảnh đặc thù, rất khó khăn, nếu không có giải pháp quyết liệt thì sẽ khó hoàn thành. Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ma Văn Dũng cho biết, từ mục tiêu nghị quyết, Phòng đã cụ thể hóa thành chỉ tiêu từng năm, phân giao từ rất sớm cho các địa phương. Trong đó, mỗi năm, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 1,5% đến 2,5%, các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 3% đến 4%; đào tạo và giải quyết việc làm cho 900 lao động. Chương trình hành động của Phòng cũng đặt việc cụ thể là phải khắc phục được những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2016 – 2020 để bảo đảm triển khai công tác giảm nghèo đúng, trúng; tập trung lập hồ sơ, thủ tục thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ theo kế hoạch.
Sau khi ại hội ảng bộ huyện, tỉnh hoàn thành, ảng bộ huyện Chợ ồn đã chỉ đạo các địa phương, phòng, ban chuyên môn triển khai các chương trình hành động. Việc xây dựng chương trình hành động được đổi mới bằng cách: Khi chưa đại hội đã xây dựng dự thảo, đến đại hội diễn ra thì đưa ra lấy ý kiến toàn thể đại hội và ban hành gần như cùng lúc với Nghị quyết ại hội ảng bộ. Do vậy, các địa phương, đơn vị tránh được “khoảng trễ” trong xây dựng chương trình hành động như đã diễn ra ở các kỳ đại hội trước. Từ tháng 9-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch về học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết ại hội ảng bộ lần thứ 21, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết ại hội ảng bộ huyện khóa 21 tới các chi bộ, đảng bộ cơ sở, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ma Thị Na cho biết, ảng bộ huyện đã ban hành chương trình công tác, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa. Ngay sau phân công, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH ảng bộ huyện bắt tay vào chỉ đạo các chương trình, đề án chuyên đề cụ thể để phân công các cơ quan, đơn vị, cấp ủy viên tham mưu ban hành, triển khai. Tổ chức kiểm tra, giám sát từ khâu quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nghị quyết, đến việc xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án để kịp thời uốn nắn những nhận thức sai trái, lệch lạc; phát hiện, biểu dương, nhân rộng cái đúng, cái mới, cái tiến bộ.
ến nay, Chợ ồn đã đề ra, triển khai các “đầu việc” cụ thể để thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Trong đó, huyện tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ, bến xe thị trấn Bằng Lũng; khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; triển khai thực hiện hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch huyện Chợ ồn giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phối hợp lập quy hoạch tổng thể về tôn tạo, tu bổ Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Chợ ồn và Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc để xây dựng, đầu tư và phát triển du lịch; xây dựng chiến lược tiếp cận du lịch kết nối với các địa phương lân cận, phấn đấu đến năm 2025 có tua du lịch để phục vụ, thu hút du khách du lịch… Huyện cũng đổi mới công tác giám sát việc triển khai của các địa phương. Thay vì chỉ đôn đốc, kiểm tra, giám sát hằng quý theo cụm xã như nhiệm kỳ trước, từ nhiệm kỳ này, Thường trực Huyện ủy và các ban ảng mỗi tháng kiểm tra, đôn đốc ít nhất tại hai xã. Trong buổi làm việc, mời cả các Bí thư Chi bộ, trưởng thôn dự, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ ngay.
Chợ Đồn phấn đấu đến năm 2025, thu ngân sách trung bình đạt 145 tỷ đồng; thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh DCCI (Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh) đạt tốp đầu khối huyện, thành phố của tỉnh; duy trì tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28 nghìn tấn, bình quân lương thực hơn 500 kg/người/năm; trồng mới 2.500 ha rừng; có 30 sản phẩm OCOP đạt ba sao trở lên; 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 90% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 85% khu dân cư đạt danh hiệu làng, bản, khu phố văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 8,86%; kết nạp 750 đảng viên; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được cung cấp theo mức độ 3 đạt 100%, mức độ 4 đạt 50%.
Người ứng cử không đạt trên 50% tín nhiệm cử tri sẽ bị loại
Nhiều ý kiến nhất trí quy định không đưa vào danh sách để hiệp thương đối với những trường hợp người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri.
Chiều 10/12, tại phiên họp 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực trình bày Tờ trình về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Ngô Sách Thực cho biết, việc không đưa vào danh sách để hiệp thương đối với những trường hợp người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi công tác, nơi cư trú đang có một số loại ý kiến khác nhau về việc bổ sung hướng dẫn này.
Theo đó, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần hướng dẫn rõ việc không đưa vào danh sách để hiệp thương đối với những người ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác; cư trú không đạt trên 50% nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng ý kiến của cử tri cũng như bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu.
Ông Ngô Sách Thực trình bày các tờ trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội
Còn loại ý kiến thứ hai cho rằng, nếu tại hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú, người ứng cử có số phiếu không đạt trên 50% số cử tri tham dự hội nghị mà không đưa vào danh sách hiệp thương là chưa phù hợp vì Luật không quy định. Quyền ứng cử là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Việc tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú không thể làm hạn chế quyền công dân. Vì vậy, vẫn phải đưa những người ứng cử này vào danh sách hiệp thương và để hội nghị hiệp thương quyết định.
Ông Ngô Sách Thực cho biết, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam nhất trí với loại ý kiến thứ nhất. Bởi qua các kỳ bầu cử, nhiều địa phương đã kiến nghị nên có quy định liên quan vấn đề này, vì một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của người đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là phải được nhân dân tín nhiệm.
Vì vậy, Dự thảo Nghị quyết liên tịch đã bổ sung hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9, khoản 3 Điều 14, khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 28 với nội dung: "Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú không đạt trên 50% số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri thì không đưa vào danh sách dự kiến giới thiệu ứng cử, danh sách giới thiệu ứng cử".
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng tình quan điểm người ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm tại hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác hoặc nơi cử trú mà không đạt trên 50% số cử tri tham dự hội nghị thì không đưa vào danh sách hiệp thương. Bởi điều này đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng ý kiến của cử tri cũng như bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu.
Liên quan đến việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải bảo đảm việc giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; có kế thừa và đổi mới; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.