U70 nuôi 8 con nên người nhờ 80 cây bưởi sai quả muốn gãy cành
Bà Bùi Thị Tình (68 tuổi), ở thôn Phú Gia I, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã nuôi 8 đứa con khôn lớn nên người nhờ trồng 80 cây bưởi Đại Bình và bưởi da xanh. Năm nào cũng vậy, 80 cây bưởi của bà Tình cây nào cũng sai quả muốn gãy cả cành…
Dễ trồng, ít công chăm sóc
Trao đổi với Dân Việt, bà Bùi Thị Tình cho biết, gia đình trước đây gặp rất nhiều khó khăn, chồng bà là thương binh hạng 4/4, mất khả năng lao động, con đông. Thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, chăn nuôi heo, gà vịt nhỏ lẻ.
Nhờ trồng bưởi, bà Bùi Thị Tình nuôi 8 con khôn lớn nên người. Ảnh: Đoàn Hồng
Năm 2000, trong một lần sang làng Đại Bình (xã Quế Trung) thăm bà con, thấy làng bưởi xum xuê, cho thu nhập khá. Vậy là tôi xin vài nhánh về trồng thử. Sau 3 năm thì vườn bắt đầu cho trái bói, từ năm thứ 5 trở đi là bưởi cho trái tốt. Thấy bưởi trụ Đại Bình thích hợp với thổ nhưỡng, sinh trưởng phát triển tốt, tôi tiếp tục nhân giống để trồng. Hiện nay, vườn bưởi của tôi đã có hơn 50 cây bưởi trụ Đại Bình và 30 cây bưởi da xanh… – Bà Tình cho hay.
Mỗi trụ bưởi đem lại thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/năm. Mỗi năm vườn bưởi của bà Tình cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Đoàn Hồng
Theo bà Tình, bưởi rất dễ trồng, là cây chịu nước nhưng nếu ngập úng rất dễ chết. Do đó, phải đào hố ngang mặt đất và đắp vồng xung quanh để mùa nắng thuận tiện cho việc tưới nước, mùa mưa dễ thoát nước. Trong năm đầu, phân NPK và super lân được hòa chung với nước theo tỷ lệ thích hợp, tưới khoảng 1-2 lần một tháng. Từ năm thứ 3 trở đi, số lần bón giảm đi, chỉ còn khoảng 4 lần một năm. Khi cây đã sinh trường ổn định, tôi chuyển sang sử dụng phân hữu cơ là phân bò, phân heo ủ hoai…. – Bà Tình chia sẻ
Vườn bưởi trụ Đại Bình, bưởi da xanh của bà Tình cho trái thơm ngon, ngọt tự nhiên, được khách hàng ưa chuộng nhờ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Ảnh: Trần Hậu
Đặc biệt, bà Tình không phun thuốc trừ sâu hóa học. Khi thấy cây bưởi xuất hiện các bệnh thường gặp như thối gốc, chảy mủ, sâu vẽ bùa, sâu đục thân,… thì bà dùng vôi trắng để sơn các gốc cây, đồng thời buộc những chai nước đựng băng phiến (long não) để diệt vi khuẩn và xua đuổi côn trùng gây hại. Vì thế vườn bưởi cho quả thơm, ngon, ngọt tự nhiên rất được khách hàng ưa chuộng.
Video đang HOT
Bà Tình đanh chăm sóc vườn bưởi của mình. Ảnh: Trần Hậu
Thu nhập cao
Theo bà Tình, bưởi là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chi phí thấp. Từ khi trồng đến khi cho trái là từ 3 – 5 năm, (3 năm cho trái đối với cây chiết cành từ cây mẹ). Hiện vườn bưởi của bà có diện tích hơn 2.000m2 với 50 cây bưởi trụ Đại Bình đang cho trái và 30 trụ bưởi da xanh mới trồng đang bói trái. Trung bình mỗi kg bưởi trụ có giá từ 25 – 30.000 đồng, bưởi da xanh có giá từ 45 – 50.000 đồng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí vườn bưởi này cho lãi hơn 100 triệu đồng.
Bà Tình nhổ cỏ, tỉa cành cho cây bưởi con để cây nhanh phát triển. Ảnh: Trần Hậu
Nhờ chăm sóc tốt nên vườn bưởi của gia đình bà Tình cho trái quanh năm, trong đó vụ chính là vào khoảng tháng 6 – 8 hàng năm. Thời gian, tuổi thọ mỗi cây khoảng trên 20 năm cho trái tốt, mỗi năm trung bình mỗi trụ đem lại khoảng hơn 1,5 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi bà Tình còn chăn nuôi gà, vịt, cùng đàn bò 5 con.
Tuổi thọ mỗi cây bưởi khoảng 20 năm, trung bình mỗi cây cho thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu
Hiện nay, đầu ra của bưởi khá ổn định, thương lái đến tận nhà thu mua. Một số khách hàng quen ở Đà Nẵng, Hội An liên tục đặt hàng. Năm tới, tôi dự tính đầu tư thêm 20 – 30 gốc nữa để nâng vườn bưởi lên khoảng 100 trụ. Qua đó có nguồn cung cấp dồi dào hơn cho thị trường, cũng như nâng cao thu nhập cho gia đinh…. – Bà Tình phấn khởi nói.
Hiện nay, đầu ra của bưởi khá ổn định, thương lái đến tận nhà thu mua. Ảnh: Trần Hậu
Ông Huỳnh Bá Cường – Chủ tịch UBND xã Quế Phước cho biết: Toàn xã có gần 100 hộ trồng cây ăn quả. Trong đó, tiêu biểu là hộ bà Bùi Thị Tình. Trước đây, gia đình bà Tình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng là thương binh, nhà con đông. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng con vật nuôi mà bà Tình đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Theo Danviet
Cho bưởi da xanh xen canh dừa dứa , vườn xanh, quanh năm có tiền
Đó là cách làm của ông Lê Minh Thuận- thầy giáo làng, 51 tuổi, ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Với 7,5 công đất vườn trồng xen canh bưởi da xanh với dừa dứa, mỗi năm gia đình ông có lời 300 triệu đồng.
Sự kết hợp hoàn hảo
"Xen canh bưởi da xanh với dừa, dứa vườn đẹp xanh, quanh năm có tiền..."- ông Thuận cười sảng khoái cho hay.
Cận cảnh một cây dừa dứa với những buồng sai trĩu quả trong vườn trồng xen canh với bưởi da xanh của gia đình ông Lê Minh Thuận.
Vừa thiết đãi chúng tôi những trái dừa dứa ngọt lịm, thơm mùi lá dứa, ông Lê Minh Thuận kể lại nguyên cớ vì sao ông chọn dừa dứa là cây trồng phát triển kinh tế gia đình mình: "Hồi nhỏ tôi rất mê uống dừa dứa vì chất lượng thơm ngon, mùi thơm đặc trưng như pha trộn mùi dừa và lá dứa, rất ưa cái mũi, cái lưỡi người sành ăn ngon. Cạnh đó loại trái cây này bán rất có giá và giá bán cao hơn rất nhiều so với dừa thường. Quan trọng hơn là dừa dứa bán rất là chạy. Có bao nhiêu lái họ "khuân" hết bấy nhiêu...".
Ông Lê Minh Thuận bên 1 cây dừa dứa sai trĩu quả.
Theo ông Thuận, bên cạnh đó còn một lý do rất quan trọng để ông chọn trồng dừa dứa đó là trồng dừa dứa rất nhẹ công chăm sóc, phù hợp với điều kiện đất đai ở Tam Bình.Điều này đã giúp ông có thể vừa vừa dạy học vừa làm kinh tế.
Thời điểm ông Thuận trồng dừa dứa là năm 2012. Ông tìm mua 115 cây dừa dứa giống tại tỉnh Vĩnh Long với giá 60.000 đồng/cây để trồng trên diện tích 7.500m vườn (7 công đất). Giữa các gốc dừa, ông Thuận trồng xen canh chuối cau với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Năm 2013, sau khi đốn bỏ chuối cau vì hết thời kỳ cho năng suất cao, ông Thuận bắt đầu trồng 50 gốc bưởi da xanh.
Tuy trồng xen với dừa dứa, nhưng bưởi da xanh trong vườn của gia đình ông Lê Minh Thuận vẫn cho sai quả, mã quả đẹp.
Nhiều người xung quanh rất lấy làm lạ về cách thầy giáo cần cù khi trồng bưởi da xanh xen canh với dừa dứa bởi nhiều nông dân cho rằng dừa có bộ rễ rất nhiều, ăn sâu, dầy đặc nên rất khó có thể trồng xen với các loại cây ăn trái khác. Nhưng ông Thuận đã làm được điều này minh chứng là dừa dứa với bưởi da xanh vẫn ở chung "vui vẻ" với nhau và cho ra trái rất sai.
Thành quả của... ông giáo làng mê làm nông
Ông Nguyễn Thanh Xuân, hàng xóm của ông Thuận kể thêm : Không như những người khác phải làm mương rộng giữa các bờ liếp, ông Thuận xẻ rãnh rất nhỏ khoảng 60 cm để dẫn nước sông vào phục vụ cho hệ thống bơm tưới tự động cho vườn cây trái. Với cách làm này, ông Thuận tiết kiệm gần 1.000m đất làm mương để dư ra trồng thêm được bưởi da xanh và dừa dứa. Cách làm hiệu quả này của ông Thuận đang được tôi và nhiều người làm theo...".
Nhiều hộ dân ở địa phương đã học làm theo ông Thuận khi trồng xen canh bưởi da xanh với dừa dứa.
Dừa dứa sau 2 năm trồng bắt đầu cho trái. Từ năm 2015 đến nay, hàng năm, ông Thuận thu hoạch trên mỗi cây dừa dứa từ 180-200 trái, với giá bán mùa nắng nóng tại vườn là 18.000 đồng/trái; mùa mưa là 10.000 đồng/trái, sau khi trừ hết chi phí chăm sóc, ông Thuận đã có lời trên 250.000.000 triệu đồng.
Đó là chưa kể đến nguồn tiền thu trên 30.000.000 đồng được từ việc bán trên 1.000 cây giống dừa dứa với giá 30.000 đồng/cây. Cạnh đó 50 gốc bưởi da xanh mới cho trái " chiến" đã mang về cho ông mỗi năm trên 50.000.000 đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai bởi dừa dứa và bưởi da xanh của ông đang phát triển rất tươi tốt và chuẩn bị cho trái rộ ở những năm tiếp theo.
Cận cảnh 1 trong những quày dừa dứa sai quả trong vườn xen canh của gia đình ông Lê Minh Thuận.
Hiện tại thương lái thương lái từ TP. HCM đến đặt hàng rất thường xuyên nhưng ông Thuận đã từ chối vì không đủ trái để bán, nhất là loại dừa dứa. Loại dừa dứa đang hút hang khiến ông Thuận đang có kế hoạch mua thêm đất để tiến hành trồng xen canh bưởi da xanh và dừa dứa.
Ông Đặng Văn Xuân, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Phú Thịnh cho biết : "Trồng xen xanh bưởi da xanh với dừa dứa là mô hình vừa mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng không thuận lợi của địa phương. Đây còn là mô hình kinh tế chuyển đổi vườn tạp nổi bật của xã để giúp địa phương đạt được một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới...".
Theo Danviet
Có 2 nhà vườn Lục Ngạn thu 3 tỷ đồng từ bưởi da xanh Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vụ thu hoạch bưởi này toàn huyện có 2 hộ trồng bưởi da xanh thu nhập đạt khoảng 3 tỷ đồng/hộ, cao nhất huyện. Anh Nguyễn Duy Tuấn, thôn Kim Thạch, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bên vườn bưởi da xanh. Cụ thể hộ anh...