U23 Việt Nam vẫn còn nhiều việc cần hoàn thiện
Kết quả trận giao hữu với Tajikistan không quan trọng, khi đó chỉ là một cữ dượt.
Nhưng trận hòa này vẫn chỉ ra nhiều tồn tại ở U23 Việt Nam. Trên hành trình giành vé vào VCK U23 châu Á 2022, rõ ràng Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện.
Hàng thủ khá mong manh
Sau 2 năm phải tập chay hoặc thi đấu nội bộ do ảnh hưởng của Covid-19, U23 Việt Nam đã có trận giao hữu quốc tế đầu tiên. Với nhiều cầu thủ, cảm giác “lần đầu tiên” ấy sẽ giúp cho họ trải nghiệm được tính chất của một trận đấu quốc tế để hạn chế cảm giác bỡ ngỡ khi bước vào các trận đấu chính thức ở vòng loại U23 châu Á 2022. Tận dụng cơ hội hiếm hoi này, các trợ lý của ông Park Hang Seo đã tạo cơ hội cho tất cả các cầu thủ được vào sân trong trận giao hữu với Tajikistan vào tối 11/10 vừa qua.
Kết quả, U23 Việt Nam đã hòa 1-1 trong thế dẫn bàn trước. Tất nhiên, tỷ số không phải là điều quan trọng đối với một trận giao hữu, nhưng kết quả ấy chắc chắc giúp ích cho BHL U23 Việt Nam có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về năng lực của từng cá nhân, về lối chơi của đội khi tham dự một trận đấu mang tính cạnh tranh cao hơn.
Nếu nhìn vào diễn biến của trận đấu thì có thể nói, hiệp 1 là một cữ dợt cho hệ thống phòng ngự của Việt Nam khi Tajikistan kiểm soát bóng tốt hơn, nắm thế trận chủ động hơn nên tạo sức ép trong 45 phút đầu. Dù các cầu thủ không để thủng lưới nhưng điều đó không có nghĩa, hàng thủ Việt Nam tạo nên sự an toàn.
Video đang HOT
Bằng chứng là các hậu vệ của U23 Việt Nam có một số tình huống để đội bạn phối hợp nguy hiểm, đặt khung thành của đội nhà vào thế báo động đỏ. Và chỉ có sự xuất sắc của thủ môn Văn Chuẩn (có 2 pha bay người cản phá chuẩn xác các pha dứt điểm của Safarov và đội trưởng Panshanbe) thì U23 Việt Nam mới bảo toàn được mành lưới.
Thầy trò HLV Park Hang Seo đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống vận hành
Hàng công chưa hoàn thiện
Tuy nhiên, Văn Chuẩn đã không thể mãi “lót” cho đồng đội. Bàn gỡ 1-1 của Tajikistan ở cuối trận là bằng chứng về việc các hậu vệ của Việt Nam lóng ngóng, thiếu bọc lót để đối thủ dễ dàng phối hợp và ghi bàn.
Trong khi đó, bàn thắng của U23 Việt Nam là kết quả của một pha dàn xếp lên bóng bài bản và đẹp mắt khi Bảo Toàn có bóng bên cánh trái trước khi chuyền vào trong cho Văn Xuân đánh đầu mở tỷ số. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những pha bóng phối phợp sắc nét hiếm hoi của U23 Việt Nam ở trận này.
Thực tế là khi có khoảng trống, các học trò của ông Kim Han Yoon đã thực hiện được những đường đan bóng, ban bật đẹp mắt. Nhưng lúc Tajikistan chơi áp sát, không ngại va chạm thì Việt Nam lại lúng túng, hay để mất bóng trước sự tranh chấp quyết liệt của đối thủ. Đó là lý do mà suốt trận đấu, Việt Nam không tạo được nhiều cơ hội ăn bàn.
Rõ ràng, trận hòa trước Tajikistan đã mang đến cho các cầu thủ những trải nghiệm thi đấu quốc tế bổ ích để qua đó, họ tự tin hơn khi đối đầu với đội bóng nước ngoài. Màn trình diễn này cũng đem đến những cái nhìn rõ nét hơn cho BHL để có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý về lối chơi trước khi có trận “tổng duyệt” thứ hai với Kyrgyzstan vào 21h00 hôm nay.
Các CLB V.League biết khai thác bản quyền hình ảnh
Những năm gần đây, rất nhiều CLB V.League đã biết cách khai thác hình ảnh đội bóng và đặc biệt là các ngôi sao đang thi đấu cho họ. Nguồn thu từ hoạt động thương mại này đang ngày càng gia tăng, đóng góp lớn vào ngân quỹ của các CLB.
Kể từ khi U23 Việt Nam gây chấn động bóng đá châu Á bằng vị trí á quân tại VCK U23 châu Á 2018, sức hút bóng đá nội ngày càng lớn và đi kèm với đó là rất nhiều hoạt động thương mại được đẩy mạnh. Sự quan tâm của NHM cũng như các nhãn hàng lớn đã giúp nhiều cầu thủ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động quảng cáo. Nhiều thương hiệu lớn đã lựa chọn cầu thủ làm đại diện hình ảnh trong chiến dịch Marketing và đương nhiên "tiền phí" cho hoạt động quảng cáo này không hề nhỏ.
Trước đây đã có công ty đứng ra khai thác hình ảnh cầu thủ, báo giá cho từng hạng mục với các nhãn hàng, nhưng sau đó phải dẹp bỏ bởi quy định chặt chẽ từ các CLB. Theo đó, cầu thủ khi trở về CLB sẽ thuộc quyền sở hữu của chính đội bóng đó và tất cả chiến dịch quảng cáo của cầu thủ phải thông qua CLB.
Hiện có rất nhiều CLB sở hữu các ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam như Hà Nội FC, HAGL, TP.HCM và suốt hơn 3 năm qua, nhiều hợp đồng quảng cáo với cầu thủ được thực hiện thông qua CLB. Đây được xem là cách làm chuyên nghiệp, bởi các CLB đã bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo, ký hợp đồng chuyên nghiệp nên đương nhiên họ được phép khai thác thương quyền từ chính cầu thủ của mình.
Trên các phương tiện truyền thông cũng như các nền tảng mạng xã hội, NHM không còn quá bất ngờ khi bắt gặp các ngôi sao của bóng đá Việt Nam xuất hiện. Đi đầu trong xu thế đó là Hà Nội FC nhờ sở hữu nhiều ngôi sao như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Quyết, Thành Chung, Thành Lương... HAGL cũng không hề kém cạnh khi có trong tay những "cỗ máy in tiền" trên mặt trận quảng cáo, tiếp thị như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh và đặc biệt là Công Phượng.
Các ngôi sao của HAGL được coi là những "cỗ máy in tiền" trên mặt trận quảng cáo - Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Theo quy trình, khi các nhãn hàng muốn "thuê" cầu thủ quảng cáo cho thương hiệu của họ sẽ liên hệ, làm việc với các đội bóng chủ quản. Họ sẽ tính toán, thống nhất về giá thành cho mỗi đợt quảng cáo và thường thì CLB được hưởng tỷ lệ 30% trên tổng số tiền mà nhãn hàng đưa cho cầu thủ.
Sức hút của bóng đá mang lại ngày càng lớn và với các nhãn hàng, việc "thuê" cầu thủ quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả lớn về chiến dịch marketing nên "giá tiền" cho mỗi thương vụ càng cao. Ví dụ điển hình, một cầu thủ ngôi sao làm đại sứ hình ảnh cho một nhãn hàng trong thời gian 1 năm sẽ có giá không dưới 1 tỷ đồng và khi đó CLB sẽ được nhận 300 triệu đồng.
Dù dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, nhưng giá trị của cầu thủ Việt Nam không hề xuống, nhất là khi lúc này bóng đá Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, có sức ảnh hưởng lớn với nhiều tầng lớp xã hội.
"Miếng bánh" từ hoạt động thương mại quảng cáo cầu thủ ngày càng lớn nên nhiều đội bóng đã phải lên kế hoạch, triển khai phòng khai thác thương quyền cầu thủ, CLB để vừa đi tìm khách hàng vừa trực tiếp đàm phán, thống nhất các điều khoản hợp đồng. Tính chuyên nghiệp trong cách làm của các CLB ngày càng được coi trọng và bước đầu đã có nguồn thu lớn từ hoạt động thương mại cầu thủ.
HLV Park chuẩn bị cho U23 Việt Nam gặp Kyrgyzstan Trước trận giao hữu mang tính tổng duyệt với U23 Kyrgyzstan, U23 Việt Nam tiếp tục được tập thêm các bài về tấn công và phòng ngự. Tối 16/10 (giờ địa phương), U23 Việt Nam có buổi tập tại sân thuộc tổ hợp thể thao NAS Sports Complex (UAE). HLV Park Hang-seo cho các học trò luyện thêm những bài tập chiến thuật...