U22 Việt Nam sẽ bổ sung cầu thủ quá tuổi nào tại SEA Games 30?
Mỗi đội bóng đá nam tham dự SEA Games vào cuối năm nay sẽ được bổ sung 2 cầu thủ ngoài 22 tuổi, bên cạnh lứa U22. Về lý thuyết hàng tiền đạo của đội tuyển U22 Việt Nam hiện nay là khu vực yếu nhất, nên khả năng tuyến này sẽ được bổ sung người.
Hai chân sút được kỳ vọng nhiều nhất trong lứa tuổi 22 là Nguyễn Tiến Linh và Hà Đức Chinh chưa phải là những tay săn bàn chất lượng. Tiến Linh chỉ mới trở lại sau chấn thương, chưa tìm được phong độ ghi bàn tốt nhất, trong khi Hà Đức Chinh quá thất thường, không cho thấy triển vọng sẽ phát triển tốt hơn.
Chính vì thế, hàng tiền đạo nhiều khả năng sẽ là khu vực được ưu tiên bổ sung nhân sự ngoài 22 tuổi, để làm mạnh thêm cho đội tuyển “U22 2″ Việt Nam tham dự SEA Games.
Đây cũng là điều thường gặp nơi các đội bóng quốc tế dự các kỳ Olympic. Thường thì các đội muốn tranh chấp thứ hạng cao nhất rất hay bổ sung cầu thủ ngoài độ tuổi quy định theo trục dọc, đặc biệt là bổ sung tiền đạo giỏi.
Anh Đức có thể được bổ sung cho đội tuyển bóng đá nam dự SEA Games vào cuối năm nay, nếu các tiền đạo trong lứa tuổi 22 vẫn thiếu sắc bén
Video đang HOT
Trước đây, Công Phượng từng là cái tên được nhắm đến cho một trong hai sự bổ sung của đội tuyển “U22 2″ Việt Nam, tham dự nội dung bóng đá nam của Đông Nam Á vận hội. Chất lượng kỹ thuật và tài săn bàn của Công Phượng là yếu tố đã được kiểm chứng. Chưa hết, Công Phượng còn đặc biệt có duyên với các đội tuyển lứa tuổi U23 trở xuống, nên việc cầu thủ này được chú ý cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, do ngôi sao xuất thân từ CLB HA Gia Lai đã sang châu Âu khoác áo CLB Sint Truidense (Bỉ), mà giai đoạn diễn ra SEA Games (từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12) là giai đoạn cao điểm của mùa giải tại châu Âu, nên Công Phượng khó được Sint Truidense cho phép trở về khoác áo đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tham dự SEA Games 30.
Không có Công Phượng, một tiền đạo khác nhiều kinh nghiệm và giỏi săn bàn sẽ được HLV Park Hang Seo bổ sung, người này khả năng cao sẽ là Nguyễn Anh Đức, chân sút hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại.
Anh Đức đúng là đã lớn tuổi (34 tuổi), nhưng nhạy bén săn bàn vẫn còn, đồng thời nếu mỗi trận đấu các HLV chỉ sử dụng Anh Đức ở một số thời điểm nhất định, anh vẫn rất nguy hiểm.
Mà HLV Park Hang Seo có lẽ cũng chỉ cần chừng đó ở Anh Đức, ông không nhất thiết phải vắt kiệt sức cầu thủ đang khoác áo B.Bình Dương suốt từng trận đấu tại SEA Games, mà chỉ cần tung anh vào đúng thời điểm, để anh làm nhiệm vụ giải quyết bàn thắng cho đội “U22 2″ Việt Nam là đủ.
Vị trí khác có thể nằm ở trục dọc của đội tuyển. Ban đầu người ta lo ngại cho vị trí thủ môn, và Đặng Văn Lâm từng được nhắm đến. Tuy nhiên, cũng giống như Công Phượng, Văn Lâm đang thi đấu ở nước ngoài cho Muangthong United (Thái Lan), họ khó “nhả” Văn Lâm cho bóng đá Việt Nam dự SEA Games.
Vả lại, hiện tại, chúng ta có các thủ thành Phan Văn Biểu (SHB Đà Nẵng) và Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng) vươn lên khá nhanh, nên có lẽ không phải quá lo lắng về sự thất thường của thủ thành nổi tiếng Bùi Tiến Dũng nữa!
Nếu không bổ sung thủ môn, đội tuyển có thể bổ sung nhân sự cho vị trí tiền vệ trung tâm, vốn rất cần sự chắc chắn. Trong số các tiền vệ trung tâm trên 22 tuổi hiện nay, Đỗ Hùng Dũng ( CLB Hà Nội) có thể là cái tên sáng giá nhất!
Theo Dantri
Khi ông Park chạy đường dài
Thay vì tập trung một đợt dài ngày chuẩn bị cho SEA Games như những lần trước, HLV người Hàn Quốc chia nhỏ làm 7 đợt, nhằm bảo đảm có đủ thời gian chuẩn bị.
U22 Việt Nam ưu tiên lựa chọn các gương mặt mới.
Hồi tháng 3/2019, sau khi trở lại Việt Nam từ đợt nghỉ ở Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo chia sẻ cần tối thiểu 5 tuần để chuẩn bị cho SEA Games. Hầu hết mọi người đều biết rằng đó là điều không thể bởi V-League đá vòng cuối dự kiến vào cuối tháng 9, còn bóng đá nam SEA Games sẽ khởi tranh vào giữa tháng 11. Nếu có sự kiện phát sinh, quãng thời gian chuẩn bị cho thầy trò ông Park có thể bị rút ngắn hơn. Và để đối phó, chiến lược gia 60 tuổi buộc phải chia nhỏ quá trình chuẩn bị.
Theo những gì HLV người Hàn Quốc chia sẻ, trong 7 đợt tập trung từ giờ tới trước SEA Games 30, sẽ có 4 đợt chỉ tập trung 4 ngày, gồm 2 đợt vào tháng 7 và 2 đợt vào tháng 8. Đến đợt 5 vào tháng 9, thời gian sẽ kéo dài lên thành 9 ngày. Đợt 6 được đẩy lên 24 ngày, và đợt cuối cùng diễn ra vào tháng 11 là 20 ngày. Cộng tất cả thời gian chuẩn bị, U22 Việt Nam thậm chí có nhiều hơn 5 tuần chuẩn bị, và ông Park sẽ dành thời gian để quan sát từng nhóm cầu thủ một, thay vì chú ý liên tục tới khoảng 30-35 cầu thủ.
Ở đợt tập trung đầu tiên từ ngày 8/7, U22 Việt Nam có 18 cầu thủ, trong đó có 5 tân binh gồm 3 hậu vệ Nguyễn Văn Đạt (Hà Tĩnh), Nguyễn Bá Đức (SLNA), Nguyễn Khắc Vũ (Long An); 2 tiền đạo Nguyễn Trần Việt Cường (Bình Dương), Nguyễn Sỹ Tú (Phù Đổng). Mục tiêu của ông trong đợt này và 3 đợt còn lại trong tháng 7 và 8 là phát hiện nhân tố mới, bổ sung cho bộ khung đã định sẵn, chắc chắn gồm Quang Hải, Tiến Dũng, Văn Hậu, Thành Chung, Tiến Linh... Sau 4 đợt, ông Park sẽ chốt lại quân số từ đợt 5 và 6, trước khi đi tới quyết định chọn đội dự tuyển cho đợt cuối, khi mà SEA Games chỉ còn cách chưa đầy 3 tuần.
Cách 'so bó đũa chọn cột cờ' của ông Park được nhiều chuyên gia trong nước ủng hộ, bởi nếu gọi ồ ạt, tất cả các tuyển thủ một lúc, quyền lợi giữa CLB và đội tuyển sẽ mâu thuẫn, gây ảnh hưởng tới tâm lý cầu thủ. Ngoài ra, trong mỗi đợt hội quân, U22 Việt Nam sẽ có một trận giao hữu cọ xát, trước mắt là với đội U18 do HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt. Nếu liên hệ được, ban huấn luyện thậm chí sẽ chọn quân xanh là một đội dự V-League.
Mục đích cuối cùng của đội U22 là giải giao hữu BTV Cup ở Bình Dương, từ ngày 3/11. Đó sẽ là cơ sở quyết định cho mục tiêu giành HCV SEA Games.
Theo Nông nghiệp VN
V-League ít đất diễn cho lứa U22 HLV Park Hang-seo buộc phải tổ chức những đợt tập trung ngắn hạn với hy vọng các cầu thủ U22 Việt Nam có thêm cơ hội thi đấu cọ xát thay vì suốt ngày ngồi ghế dự bị ở CLB. Trong bối cảnh trung vệ Trần Đình Trọng phẫu thuật đầu gối, khó kịp bình phục dự SEA Games và cả tiền đạo...