U uất vì “trên bảo dưới không nghe”: Bác sĩ chỉ thủ phạm
Thuốc lá, stress đang là những thủ phạm làm suy yếu dần bản lĩnh quý ông nhưng không phải ai cũng biết để phòng tránh gây nên tình trạng rối loạn cương dương kéo dài.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ tư vấn cho bệnh nhân.
Hút thuốc lá từ 21 tuổi, 30 tuổi đã “liệt”
Đây là trường hợp của anh Nguyễn Đức D. 31 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam. Anh D. cho biết khoảng 1 năm nay anh không thể tự chủ được trong chuyện ấy vì “cậu nhỏ” không nghe lời. Theo anh D. bác sĩ đã kiểm tra độ rối loạn cương dương ở mức độ 2.
Trường hợp của anh D. còn may mắn vì tình trạng cương cứng vẫn có thể duy trì được nhưng không lâu. Anh D. có tiền sử hút thuốc lá 10 năm nay. Từ năm 21 tuổi anh đã tìm tới thuốc lá và đến nay thâm niên hút dày, mỗi ngày khoảng 1 bao thuốc.
Dù đã có vợ và hai con nhưng anh D. luôn lo lắng vì tình trạng trên bảo dưới không nghe của mình. Có lúc, kích thích như thế nào chỉ chỗ ấy vẫn liệt. Lúc nào anh D. cũng có cảm giác mệt mỏi, u uất vì còn trẻ đã bị yếu.
Khác trường hợp của anh D. trường hợp ông Cao Văn B. 52 tuổi tìm tới chuyên gia nam học với trạng thái lo lắng. Ông B. rơi vào tình trạng trên bảo dưới không nghe 3 nămnay và ông đã điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc Đông lẫn Tây y nhưng không đáp ứng.
Việc không thể điều khiển được bản lĩnh quý ông khiến ông B, luôn trong trạng thái thấp thỏm lo lắng nên tình trạng này càng ngày càng nặng hơn. Bác sĩ tư vấn thử điều trị thuốc rối loạn cương và tâm lý. Bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterase 5 (PDE5i).
Theo chuyên gia nam khoa bác sĩ Nguyễn Quang Cừ – Bệnh viện Đa khoa An Việt tỷ lệ người bệnh nam giới bị rối loạn cương ngày càng tăng đặc biệt nhiều người trẻ đã bị rối loạn cương. Bệnh bệnh không được điều trị sớm bệnh sẽ ngày càng nặng ảnh hưởng đến chất lượng sống và triệt tiêu hưng phấn của đời sống chăn gối.
Bác sĩ Cừ cho biết rối loạn cương là tình trạng người bệnh không có khả năng thực hiện hoặc duy trì dương vật cương đủ để thỏa mãn hoạt động “chăn gối”.
Theo thống kê của Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, số lượng người đến khám và điều trị các bệnh về nam khoa tăng lên mỗi năm. Năm 2017 có 74.000 lượt khám và điều trị nam khoa. Năm 2018, trong 85.000 lượt khám nam khoa, tỷ lệ bị rối loạn cương dương được ghi nhận là 11,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, có 8.200 lượt khám điều trị về rối loạn cương dương.
Ước tính đến năm 2025, thế giới sẽ có khoảng 322 triệu nam giới trên 65 tuổi đang đối diện với tác động của bệnh rối loạn cương. Tỷ lệ rối loạn sẽ ngày càng tăng theo tuổi tác, có đến trên 60% nam giới trên 70 tuổi bị rối loạn cương. Trước việc già hóa dân số hiện nay thì bác sĩ Cừ cho biết rối loạn cương sẽ trở thành thách thức với các bác sĩ vì tỷ lệ này sẽ tăng kèm theo các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, tình trạng hút thuốc lá hiện nay.
Video đang HOT
Thuốc lá ảnh hưởng tới bản lĩnh nam khoa thế nào?
Bác sĩ Cừ cho biết trong số nhiều bệnh nhân trẻ đến khám nam khoa tỷ lệ hút thuốc lá chiếm tới 90 %. Thuốc lá được xếp vào thủ phạm gây liệt dương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có 82% – 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc, ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa. Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch máu, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.
Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được. Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ hormon testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hóa).
Khi khám nam khoa, các bệnh nhân đều được yêu cầu cai thuốc lá trước. Nếu muốn cải thiện tình trạng rối loạn cương, bắt buộc phải bỏ thuốc lá. Bác sĩ Cừ cho biết các bệnh nhân có thể điều trị nội khoa.
Ngoài ra, hiện nay còn có một số biện pháp điều trị rối loạn cương khác với trường hợp không đáp ứng với thuốc có thể sử dụng phương pháp khác như hút chân không, sóng xung kích, đặt thể hang nhân tạo, đặc biệt là kỹ thuật đặt thể hang nhân tạo sẽ giải quyết đứt điểm tình trạng “trên bảo dưới không nghe” của bệnh nhân.
Theo infonet
Thấy con hay tự giật tóc của mình, mẹ cần xử lý ngay vì rất có thể đó là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng
Trẻ nhỏ có thể hình thành nhiều thói quen mà người lớn không tài nào hiểu nổi. Trong số đó, có một thói quen nhìn qua rất đau đớn và gây căng thẳng cho phụ huynh: Bé tự giật tóc của mình.
Hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) có thể gây ra nhiều hệ quả đối với bé yêu của bạn.
Tại sao một số trẻ có thói quen giật tóc mình?
Cố gắng giật tóc của mình là thói quen có ở rất nhiều trẻ. Trẻ làm vậy khi nhận ra hành động này thu hút sự chú ý của bạn. Theo thông tin đưa trên trang Trich Stop, giật tóc có thể là hành vi mà trẻ nhỏ thực hiện khi trẻ giận dỗi, ăn vạ, đi kèm với la hét và đạp, đá chân.
Cũng có khả năng việc giật tóc là cách để bé ứng phó với tình trạng stress hay mệt mỏi quá độ. Theo Babies.co, khi trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi, giật tóc của mình, đó có thể là dấu hiệu bé đang cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực. Có vẻ như đó là phản ứng lạ trước một tình huống gây căng thẳng. Nhưng đó cũng là nỗ lực để bé có cảm giác kiểm soát hoàn cảnh quanh mình.
Tiến sĩ Jen Trachtenberg, bác sĩ nhi kiêm tác giả "Pediatrician in Your Pocket", chia sẻ trên Romper rằng, với một số bé, giật tóc có thể "tiếp tục và trở thành cách dễ chịu để tự xoa dịu bản thân hay trở nên bình tâm hơn, nhất là khi bé quá mệt, buồn bực, đói hay thậm chí chán nản".
Trich Stop khẳng định, với trẻ độ tuổi 1 tháng - 2 tuổi, giật tóc thường đi kèm với mút tay. Em bé đưa ngón tay cái hoặc các ngón tay khác vào miệng đồng thời dùng bàn tay kia kéo giật tóc của mình hoặc của mẹ. Bé cảm thấy làm vậy rất dễ chịu nên thường thực hiện hành vi đó trước khi đi ngủ hoặc khi căng thẳng.
Khi giật tóc là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn
Trong một số tình huống, hành động tự giật tóc của bé có thể báo hiệu bé đang bị một chứng bệnh đáng lưu tâm hơn, chứng nghiện giật tóc - trichotillomania. Trich Stop mô tả đây là "chứng bệnh mà trẻ nhỏ và thiếu niên kéo tóc từ da đầu, dứt lông mi, lông mày hay các phần khác của cơ thể, dẫn tới hậu quả là những mảng hói dễ nhận thấy".
Giai đoạn khởi phát chứng nghiện giật tóc điển hình là khi trẻ 9-13 tuổi. Nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở những đứa trẻ nhỏ hơn nhiều.
Trong khi triệu chứng bệnh nghiện giật tóc có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, phần cơ thể bị tác động và cách thức bệnh nhân phản ứng với biện pháp điều trị, có các dấu hiệu mà cha mẹ nhất định nên chú ý sát sao. Theo Child Mind Institute, đó có thể là "tình trạng rụng tóc nhanh chóng hay bất đối xứng; tóc rụng trên sàn và gối; 2 bàn tay luôn để ở vị trí gần đầu".
Các dấu hiệu khác bao gồm đội mũ và những đồ khác để che đầu; thường xuyên kiểm tra bóng mình trong gương, nhất là với trẻ lớn hơn.
Làm thế nào để bé ngừng thói quen tự giật tóc của mình?
Chứng nghiện giật tóc đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc y tế mặc dù theo lưu ý từ Child Mind Institute, việc chẩn đoán bệnh này ở trẻ nhỏ hơn là vô cùng khó khăn.
Say đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giúp trẻ loại bỏ thói quen giật tóc càng sớm càng tốt:
1. Luôn quan sát, để mắt tới bé
BabyCenter khuyên cha mẹ cố gắng không làm gì trong một lúc và tiến hành quan sát bé trong khoảng 1-2 tuần. Con tự giật tóc mình khi buồn chán, bực bội, mè nheo, giận dữ hay khi thấy buồn ngủ? Con có xu hướng giật tóc mình khi bú sữa hay nằm trong nôi?... Hãy nhớ rằng, con bạn có thể tự ngưng thói quen giật tóc nhưng tốt hơn hết, vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
2. Đưa ra một số thay đổi về lối sống
Nếu để ý thấy con tự giật tóc vào buổi tối, bạn cần điều chỉnh thời gian ngủ nghỉ sớm hơn. Con có thể quá mệt sau một ngày dài.
3. Giữ bình tĩnh và luôn kiên định
Luôn kiên định, thể hiện rõ ràng sự phản đối của bạn đối với hành động tự giật tóc của con nhưng điều này không có nghĩa là bạn phủ nhận những gì con đang cảm thấy. Bạn cũng không nên quở trách con, không chỉ bởi con còn quá nhỏ để có hiểu chuyện gì đang diễn ra, mà còn bởi làm vậy có thể khiến trẻ chỉ muốn xả toàn bộ căng thẳng đang có.
4. Làm xao nhãng con
Sự xao nhãng là một cách tuyệt vời khác để giúp trẻ chấm dứt thói quen tự giật tóc. Khi trẻ bắt đầu làm vậy, cố gắng lái sự chú ý của bé bằng cách đưa cho con một thứ đồ chơi màu sắc, vui nhộn hay khích lệ con cùng bạn tham gia một hoạt động khác như múa hát hay chơi game.
5. Cắt tóc cho con
Một lý do khác giải thích cho hành động liên tục giật tóc của bé có thể là tóc bé khá dài. Chính vì vậy, bé dễ dùng bàn tay nhỏ của mình để kéo các sợi tóc ra. Hãy cắt tóc cho con cho tới khi tóc bé quá ngắn, không thể tự tóm lấy bằng bàn tay nho nhỏ.
6. Hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu thói quen tự giật tóc của con bạn vẫn tiếp diễn trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần hay bé thực sự xuất hiện mảng hói trên đầu, đã đến lúc hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng hơn, như chứng nghiện giật tóc chẳng hạn.
Theo Helino
1.000 người được tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí Theo tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) 2018, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong trên thế giới. Bác sĩ đang tư vấn cho người bệnh về ung thư đại trực tràng Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến nhất...