U phổi có phải ung thư: Bác sĩ chia sẻ 3 điều nên biết để người bệnh đỡ hoang mang
Khi phát hiện ra khổi u trên phổi, đa số bệnh nhân đều rất hoang mang vì lo sợ u phổi thường là ung thư hoặc di căn.
U phổi có phải ung thư?
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Đồng – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong ngày 10/6, bác sĩ Đồng đã tiếp xúc với hai bệnh nhân có độ tuổi khác nhau có các nốt mờ đơn độc trên phổi, kích thước không quá lớn tầm 1cm và không có yếu tố nguy cơ. Một người còn khá trẻ ngoài 20 và một người ngoài 40 tuổi. Cả hai người bệnh đều tình cờ đi khám sức khỏe tổng quát và phát hiện ra.
Khi phát hiện ra khổi u trên phổi, đa số bệnh nhân đều rất hoang mang lo sợ vì u phổi thường là ung thư hoặc di căn.
Bác sĩ Đồng cho biết tình cờ phát hiện một tổn thương trên phổi, nó có thể xếp loại là nốt hay khối tùy theo kích thước của tổn thương. Nốt đơn độc ở phổi là những tổn thương đơn độc có đường kính nhỏ hơn 3cm được bao bọc xung quanh bởi nhu mô phổi lành không có xẹp phổi hay hạch to. Những tổn thương có kích thước lớn hơn được gọi là các khối ở phổi. Những khối ở phổi có nguy cơ ác tính cao hơn.
Ảnh minh họa
Các nốt đơn độc ở phổi thường không có triệu chứng, vô tình phát hiện ra nhờ các lý do khác. Một số ít trường hợp có triệu chứng tại chỗ (ho hoặc ho máu), hay có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút cân.
Video đang HOT
Về bản chất của các nốt mờ ở phổi theo bác sĩ Đồng không phải tất cả đều là ung thư. Các nốt đơn độc ở phổi có thể lành tính hoặc ác tính. Với các tổn thương lành tính trong đó gặp đến 80% là các u hạt do nhiễm trùng, 10% u mỡ và 10% còn lại là các tổn thương hiếm khác. Ở bệnh nhân dưới 35 tuổi, các nốt đơn độc phần lớn lành tính. Nguy cơ mắc ung thư tăng dần cho đến tuổi 65.
Ở tuổi 65 hơn 2/3 các trường hợp nốt đơn độc ở phổi có nguy cơ ác tính. Hầu hết các trường hợp ác tính là ung thư phế quản nguyên phát. Khoảng 30% còn lại do các di căn ung thư biểu mô tuyến từ các cơ quan khác ngoài phổi như vú, tuyến tiền liệt, đại tràng. Việc định hướng chẩn đoán cần khai thác kỹ tiền sử, yếu tố nguy cơ từ nghề nghiệp, gia đình, lối sống.
3 bài học
Theo thống kê của TS Đoàn Phương Lan tại Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai trên hơn 100 bệnh nhân thì các căn nguyên hay gặp là: Ung thư, tổn thương viêm lao, u nấm, u thần kinh, u xơ, áp xe, u nguyên bào sụn, u cuộn mạch, Hamartoma, tổn thương viêm…. Sự gợi ý các tổn thương này có thể được gợi ý qua công cụ chẩn đoán hình ảnh.
Hình ảnh chấm mờ trên phim chụp phổi của bệnh nhân
3 bài học cho các bệnh nhân cần nhớ khi có u phổi được bác sĩ Đồng khuyến cáo là:
1. Không phải cứ có tổn thương nốt mờ trên phổi là bị ung thư, nhưng ung thư là một nguyên nhân cần nghĩ đến và loại trừ đầu tiên.
2. Nguy cơ ung thư sẽ gia tăng theo tuổi phát hiện nốt mờ và kích thước của nó, nốt mờ bé và trẻ tuổi cơ bản là lành tính nhưng cần loại trừ các bệnh nhiễm trùng để điều trị.
3. Cần làm các thăm dò một cách hệ thống để tìm nguyên nhân nốt mờ đó: Khám lâm sàng, khai thách bệnh sử, tiền sử, yếu tố nguy cơ, chụp chiếu, nội soi phế quản…..đôi khi là sinh thiết hoặc phẫu thuật, một lưu ý là không chỉ tìm tại phổi.
Với trường hợp ung thư di căn đến phổi cần thăm khám, tìm cả các cơ quan nghi ngờ.
Các triệu chứng của ung thư phổi thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do ung thư phổi sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.
Quá trình di căn của tế bào ung thư
Tiến sĩ Seth Coffelt khẳng định không phải tất cả bệnh ung thư đều di căn và có thể chữa trị nếu phát hiện sớm.
Tiến sĩ Seth Coffelt, chuyên gia về hệ thống miễn dịch và ung thư di căn tại Viện nghiên cứu ung thư Beatson ở Glasgow (Scotland), cho biết phát hiện này thể hiện rõ với căn bệnh ung thư da. Với loại ung thư da không thuộc dạng u ác tính hay còn gọi là ung thư da tế bào đáy, các tế bào ung thư hầu như không lan rộng. Ngược lại, một dạng ung thư da hiếm gặp hơn (khối u ác tính), thường di căn, trừ phi, bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư vú là một trong những loại ung thư rất phổ biến ở phái nữ. Ảnh: Gethealthystayhealthy
Theo tiến sĩ Seth Coffelt, "di căn" nghĩa là các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống máu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Mặc dù tốc độ quá trình di căn của các loại ung thư khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh nhân càng được chẩn đoán muộn, các khối u càng lan rộng. Bên cạnh đó, khi khối u phát triển, tế bào ung thư có thể tách ra thành một hoặc nhiều và di chuyển đến vị trí mới cách xa khối u cũ, phát triển thành một ổ mới, gọi là ổ di căn hay vị trí di căn.
Tế bào ung thư còn có thể đi theo một đường khác là bạch huyết. Đây là mạng lưới gồm các ống chia ra tương tự như mạch máu và tỏa ra khắp cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tế bào ung thư sau khi thoát khỏi khối u gốc có thể xâm nhập vào mạng lưới bạch huyết và mắc lại tại đây, tạo thành ổ di căn. Phải sau vài năm tồn tại và phát triển, người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn. Điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư di căn có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát (tức là chưa di căn, vẫn nằm ở vị trí ban đầu) nhưng mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều. Ung thư di căn có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Ví dụ như khi bệnh nhân bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.
Qua quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Seth Coffelt phát hiện ra các tế bào ung thư cần phải rời khỏi khối u nguyên phát để sống sót mà không bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Sau đó, chúng có thể phát triển trong một môi trường khác. Ông cùng các cộng sự tìm hiểu hai vấn đề: "Tại sao hệ thống miễn dịch bị ngắt, nhất là tại các vị trí tế bào ung thư di căn?" và "Làm thế nào một loại tế bào miễn dịch đặc biệt có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh ung thư lây lan?".
Hình ảnh các tế bào ung thư ở phổi. Ảnh: Science Cancer Research
Theo đó, tiến sĩ Seth Coffelt tìm thấy một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, gọi là Gamma Delta T. Đây là một trong một số loại tế bào miễn dịch khác nhau được gọi là tế bào T, lưu thông trong cơ thể và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Điều làm cho các tế bào Gamma Delta T trở nên độc đáo là khả năng phát tín hiệu để các tế bào T khác trong máu có thể tấn công những tế bào ung thư hoặc để chúng tự do "đi lại" trong cơ thể.
Nghiên cứu này cho thấy các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật nhưng cũng bị lừa để giúp ung thư phát triển và lan rộng. Việc tăng cường các ưu điểm của những tế bào Gamma Delta T hoặc tạm dừng ảnh hưởng tiêu cực của chúng để chống lại ung thư rất quan trọng. Đây không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đối với nhiều nhà khoa học mà còn giúp họ tìm ra cách điều trị một số loại ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Tiến sĩ Coffelt cùng các cộng sự đang cố gắng tìm hiểu rõ hơn về quá trình truyền tín hiệu của tế bào T để tạo ra một phương pháp điều trị ung thư mới, mang lại lợi ích trên phạm vi rộng. "Nghiên cứu của chúng tôi có thể ngăn chặn ung thư di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu nhưng cũng giúp tìm ra cách điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa ra những cách điều trị mới nhất, giúp bệnh nhân được hưởng lợi trong tương lai", tiến sĩ Coffelt cho biết.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư thường bị chúng ta "làm ngơ" Cần đặc biệt chú ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: ho dai dẳng, đau họng lâu ngày, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn..., bởi đó có thể là hồi chuông cảnh báo sớm ung thư Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Ngược lại phát...