Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines được bán với giá 38,5 tỷ đồng
Tổng Công Hàng hải Việt Nam ( Vinalines) cho biết vừa tiến hành xong việc đấu thầu bán ụ nổi 83M với ba nhà thầu tham gia, trong đó một cá nhân đã thắng thầu với mức giá 38,5 tỷ đồng.
Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi 83M. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Hiện Vinalines đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí neo đậu của ụ nổi; sau đó sẽ chính thức công bố nguồn tin này.
Ụ nổi 83M được Nhật Bản sản xuất, bán cho Nga vào năm 1965 (đến nay là 51 năm).
Ụ nổi bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm của Nga ngừng phân cấp, quản lý từ năm 2006.
Năm 2008, khi ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Mai Văn Phúc làm Tổng Giám đốc, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi này 9 triệu USD (trong khi đơn vị sở hữu chào giá 5 triệu USD). Tổng chi phí sửa chữa, vận chuyển ụ nổi này về Việt Nam lên đến 19,5 triệu USD.
Năm 2013, khi vụ án tham ô tài sản tại Vinalines liên quan đến ụ nổi tai tiếng này được đưa ra xét xử (ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị tuyên án tử hình), tổng giá trị của ụ nổi được xác định hơn 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng).
Vào đầu năm 2016, Vinalines thông báo bán đấu giá ụ nổi này với giá sàn 34,85 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Những đại án nghìn tỷ khó thu lại được tiền thiệt hại
Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ.
Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin
Theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, cựu Chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình cùng 8đồng phạm bị xác định cố tình mua tàu, bán vỏ tàu và nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu khi không được phê duyệt, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng.
Với việc bị tuyên phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Bình phải chịu án 20 năm tù; những người còn lại nhận án từ 3 đến 19 năm.
Các bị cáo phải bồi thường hơn 1.100 tỷ đồng, riêng ông Bình phải thi hành án hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thi hành án dân sự tính đến đầu năm 2016, số tiền phải thu mới 2,4 tỷ đồng.
Các bị cáo trong vụ án Vinashin tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Ngoài tài sản cơ quan thi hành án đã kê biên, hiện nhà chức trách chưa tìm thấy tài sản nào khác của đương sự. Tổng cục cho rằng nguyên nhân của sự "bất lực" là do trong quá trình điều tra, xét xử vụ án các cơ quan chức năng đã không phong tỏa và kê biên hết tài sản theo đúng quy định. Vì thế đến giai đoạn thi hành án, việc xác minh, xác định tài sản gặp rất nhiều khó khăn.
Vụ án tham ô, cố ý làm trái tại Vinalines
Ông Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) bị Tòa phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan, tuyên án tử hình với cáo buộc phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị xác định là đồng phạm giúp sức, ông Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) cũng phải nhận án tử. 8 người liên quan vụ án bị tuyên các mức án từ 4 đến 22 năm tù.
Ông Dũng, Phúc và các đồng phạm bị cáo buộc đã chi cả chục triệu USD mua ụ nổi cũ sản xuất từ năm 1965, để nhận "lại quả" từ bên bán. Hiện "đống sắt vụn" này chưa một lần đưa vào sử dụng, hậu quả vụ án được xác định rất nghiêm trọng.
Bị án Dương Chí Dũng.
Theo bản án, ông Dũng và Phúc mỗi người phải bồi thường thiệt hại 110 tỷ đồng. Các bị cáo khác liên đới bồi thường tổng cộng gần 150 tỷ đồng.
Tổng số tiền phải thu hồi của vụ án là hơn 360 tỷ đồng, song đến tháng 2/2016 cơ quan thi hành án mới thu được hơn 19 tỷ. Theo Tổng cục thi hành án dân sự, việc xử lý tài sản kê biên để đấu giá đang được xúc tiến. Tuy nhiên khó có thể thu hồi được số tiền tòa tuyên bởi những tài sản kê biên có giá trị nhỏ hơn nhiều, chưa kể nhiều tài sản lại chung với người khác.
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như
Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh TP HCM) bị cáo buộc vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư bất động vào năm 2007. Từ năm 2010, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Huyền Như dùng nhiều mánh để có được hơn 4.000 tỷ đồng của nhiều cá nhân, tổ chức.
"Siêu lừa" Huyền Như phải nhận mức án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức. 22 đồng phạm khác nhận án từ 1 đến 20 năm tù.
Theo bản án phúc thẩm ngày 7/1/2015 của TAND Tối cao tại TP HCM, Huyền Như (án tù chung thân) và 22 bị cáo phải bồi thường tổng cộng trên 14.000 tỷ đồng. Trong số này, tiền phải thu hồi cho ngân sách nhà nước tới hơn 11.000 tỷ đồng; tiền thi hành cho các tổ chức, cá nhân gần 3.000 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như khi bị đưa ra xét xử.
Hơn một năm qua, các đương sự mới nộp hơn 3,4 tỷ đồng án phí, nộp công quỹ hơn 163 tỷ đồng và bồi thường 15 tỷ đồng cho một chi nhánh ngân hàng. Vụ án còn tới gần 14.000 tỷ đồng chưa thể thi hành.
Như hai vụ đại án trên, nguyên nhân chủ yếu là các tài sản kê biên không đủ bù đắp số tiền phải thu. Cơ quan thi hành án đang tiếp tục đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển giao bản chính giấy tờ nhà, đất liên quan các tài sản mà tòa án đã tuyên kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành án... Cục Thi hành án dân sự TP HCM sẽ tiếp tục xác minh truy tìm tài sản của đương sự.
Bảo Hà
Theo VNE
Công an Long An vào cuộc vụ GĐ Sở Y tế trả lại "quà khủng" Liên quan đến vụ ông Lê Thanh Liêm - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An - mang 400 triệu đồng do một cá nhân tặng tại nhà riêng đem giao nộp cơ quan, trưa nay (7.9), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã đến Sở Y tế để lập biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu liên quan...