U nang bao hoạt dịch khớp gối: Nhận biết sớm, chữa trị nhanh
Mặc dù nang hoạt dịch thường không quá nguy hiểm nhưng việc hiểu biết về bệnh có thể giúp bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ cũng như giảm thiểu biến chứng.
Bao hoạt dịch tăng tiết quá mức do các nguyên nhân chấn thương hoặc bất thường bên trong khớp gây tràn dịch khớp gối và khi áp lực trong gối tăng cao sẽ tạo nên sự thoát vị ra phía sau gối chính là u nang bao hoạt dịch.
Nang hoạt dịch thường không nguy hiểm và đặc biệt là không bao giờ ung thư hóa và thường có thể tích nhỏ nên không gây trở ngại tới hoạt động của khớp gối. Tuy nhiên một số trường hợp bao hoạt dịch trở nên to, căng và dẫn tới đau khi khi đi lại, gấp gối hoặc ngồi xổm.
Thể tích của nang hoạt dịch rất hiếm khi chèn ép vào các tổ chức xung quanh như thần kinh hay mạch máu. Chỉ có một số ít trường hợp nang hoạt dịch bị vỡ ra gây các triệu chứng như đau tăng đột ngột, bắp chân sưng to và nóng đỏ, trường hợp này có nguy cơ dịch làm tắc tĩnh mạch hoặc gây các tổn thương về cơ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u bao nang hoạt dịch như: người trưởng thành trên 40 tuổi; phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới; viêm khớp gối; sụn bị rách; chấn thương khớp gối.
Các triệu chứng u nang bao hoạt dịch khớp gối
Trong một số trường hợp, u bao nang hoạt dịch không gây đau và không thể nhận biết bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm: sưng ở phần sau của đầu gối và đôi khi ở chân; đau đầu gối; cứng khớp và không có khả năng uốn cong đầu gối. Triệu chứng có thể tồi tệ hơn sau khi hoạt động hoặc nếu đứng trong thời gian dài.
Chất lỏng bôi trơn được gọi là dịch khớp giúp cho chân của bạn chuyển động trơn tru và giảm ma sát khi chuyển động giữa các bộ phận của đầu gối. Nhưng đôi khi đầu gối tạo ra quá nhiều chất dịch khớp, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở khu vực phía sau đầu gối, gây ra u bao nang hoạt dịch. Tình trạng này có thể xảy ra do: viêm khớp gối, chẳng hạn như xảy ra với các loại viêm khớp khác nhau; chấn thương đầu gối, chẳng hạn như rách sụn.
U nang bao hoạt dịch khớp gối.
Video đang HOT
Các phương pháp chẩn đoán
U bao nang hoạt dịch có thể được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe. Tuy nhiên, vì một số dấu hiệu và triệu chứng của u bao nang hoạt dịch ở một số người có các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như có cục máu đông, phình mạch hoặc khối u, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn, bao gồm: đánh giá đầy đủ về tiền sử bệnh (gần đây) cùng với việc kiểm tra toàn diện các khớp gối. Cảm giác và sự xuất hiện của u nang cũng được kiểm tra; các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp Xquang gối và chụp CT scan, có thể hiển thị được hình ảnh chi tiết về khớp gối.
Nhiều tình trạng lâm sàng khác có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ điều kiện lâm sàng khác để đưa ra chẩn đoán chính xác của bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Lên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề nào sau đây: đau và sưng tấy phía sau đầu gối; một chỗ phình ra phía sau đầu gối, có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn của u nang hoạt dịch.
Điều trị có khó?
U nang hoạt dịch thông thường sẽ tiến triển tự nhiên mà không cần điều trị vì dịch sẽ thấm lại vào trong khớp, bên cạnh đó các nang hoạt dịch cũng hoàn toàn lành tính và không bao giờ bị ung thư hóa. Một số trường hợp nang hoạt dịch gây khó chịu và cản trở sinh hoạt của người bệnh thì có một số phương pháp điều trị như sau:
Điều trị bằng thuốc: bệnh nhân có thể được dùng thuốc corticosteroid tiêm vào đầu gối để giảm viêm, tuy nhiên điều này chỉ giúp giảm đau chứ không ngăn ngừa sự tái phát của u nang hoàn toàn.
Điều trị bằng chọc dịch: thường được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm giúp dịch chảy khỏi khớp gối.
Điều trị bằng vật lý trị liệu: có thể giảm sưng đau gối bằng cách chườm đá hoặc gói nén và bó nạng. Các bài tập trị liệu nhẹ nhàng cũng giúp giảm triệu chứng và duy trì chức năng của đầu gối.
Điều trị nguyên nhân: hơn hết việc tìm và điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh là cần thiết để bệnh dứt điểm hoàn toàn ví dụ như can thiệp vào sụn chêm, nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì cần có chỉ định ngoại khoa để mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối lấy hoàn toàn.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh u nang hoạt dịch khớp gối không phải là một bệnh trầm trọng và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân đến khám và điều trị sớm. Người bệnh cần đi khám ngay khi gặp những thương tổn ở khớp gối sau chấn thương hoặc tai nạn để phòng trừ biến chứng này.
Kiểm soát bệnh này bằng cách: nghỉ ngơi chân. Chườm đá phần đầu gối. Nẹp đầu gối bằng vải bọc, tay áo hoặc nẹp. Và nâng chân lên khi có thể, đặc biệt là vào ban đêm. Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ. Giảm các hoạt động thể chất. Như vậy sẽ làm giảm sự kích ứng khớp gối.
7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể bạn
Cục máu đông, hay huyết khối, là phản ứng giúp cơ thể cầm máu, nhưng đôi khi cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bạn.
Cục máu đông là gì?: Cục máu đông thường hình thành sau chấn thương nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông cũng có thể hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch dù không có chấn thương đáng kể nào. Nếu các cục máu đông không tự tan hoặc không được điều trị, chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Chuột rút chân: Những người bị huyết khối ở vùng chân cho biết họ cảm thấy cơn chuột rút hoặc cơn đau tương tự như khi bị chuột rút ở chân. Hiện tượng cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ, thường là ở thân dưới, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Hiện tượng này có thể gây đau nhức và chuột rút chân.
Đau lưng: Đau lưng có thể là dấu hiệu cho thấy có cục máu đông ở vùng chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới. Mặc dù đây là một triệu chứng hiếm gặp của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, dạng đông máu này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, vì cục máu đông chặn nguồn cung máu đến các chi.
Da đổi màu: Cục máu đông làm gián đoạn lưu thông máu, do đó có thể dẫn đến tình trạng da đổi màu. Nếu một khu vực nào đó trên chân của bạn chuyển sang màu đỏ hoặc một màu khác thường, nguyên nhân có thể là do cục máu đông.
Da ấm nóng: Một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng huyết khối là sự thay đổi nhiệt độ ở vùng da có cục máu đông. Đây cũng là hệ quả của sự gián đoạn lưu thông máu. Ba triệu chứng da ấm nóng, chuột rút chân và da đổi màu thường xuất hiện đồng thời khi có cục máu đông.
Sưng phù: Sưng phù cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng cục máu đông. Các cục máu đông là một trong những lý do khiến một phần cơ thể của bạn đột nhiên sưng phù.
Vã mồ hôi: Khi đi kèm với các triệu chứng khác, vã mồ hôi có thể là một trong những triệu chứng huyết khối mà bạn không nên bỏ qua, bởi cục máu đông trong trường hợp này nằm ở tim hoặc phổi. Đây là dạng huyết khối vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.
Khó thở: Hiện tượng tắc mạch phổi xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện trong một mạch máu ở phổi. Hiện tượng này có thể gây các triệu chứng như khó thở, thở gấp và đau tức lồng ngực. Trong một số trường hợp, người bị tắc mạch phổi có thể bị tụt huyết áp đột ngột và ngất xỉu, hoặc thậm chí ho ra máu.
Chân sưng phù cảnh báo bệnh gì? Phản ứng thuốc, cục máu đông, biến chứng khi mang thai có thể khiến bàn chân, mắt cá chân bị sưng to. Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân. Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm...