U-crai-na cận kề nguy cơ vỡ nợ
Trong khi các cuộc đàm phán về tái cấu trúc nợ giữa U-crai-na và các chủ nợ vẫn chưa ngã ngũ, giới lãnh đạo Ki-ép mới đây tuyên bố, U-crai-na có khả năng vỡ nợ. Nền kinh tế sa sút nghiêm trọng cùng thái độ “thờ ơ” của nhiều đối tác Liên hiệp châu Âu (EU) đang đẩy giấc mơ gia nhập EU của “đất nước bên bờ Biển Đen” ngày càng xa vời.
Cuộc sống của người dân U-crai-na ngày càng khốn khó.
Sau nhiều tuần tranh cãi, U-crai-na và các chủ nợ cuối cùng cũng nhất trí triển khai các cuộc đàm phán kín bàn về tái cấu trúc nợ của nước này. Mặc dù vậy, bầu không khí căng thẳng vẫn chưa được xua tan, bởi hiện tại, hai bên đều gặp những vướng mắc lớn. Chính quyền Ki-ép yêu cầu các chủ nợ chấp nhận giảm 40% số nợ, tương đương 23 tỷ USD, với lý do không muốn chịu trách nhiệm về các khoản vay của chính phủ tiền nhiệm dưới thời cựu Tổng thống V. Y-a-nu-cô-vích. Đương nhiên, các chủ nợ không dễ dàng chấp nhận yêu cầu này. Phát biểu trên Thời báo Tài chính, Ủy ban các chủ nợ nắm trái phiếu của U-crai-na cho rằng, đề xuất xóa nợ sẽ phát đi tín hiệu tới thị trường tài chính toàn cầu, rằng chính phủ có thể cho phép mình từ chối nghĩa vụ trả nợ. Trong bối cảnh vấn đề nợ của Ki-ép vẫn “rối như tơ vò”, nhiều nhà phân tích nhận định, “đất nước bên bờ Biển Đen” có thể sẽ vỡ nợ và trở thành “Hy Lạp thứ hai” nếu không thể thanh toán các khoản trả lãi trái phiếu.
Hiện tại, nền kinh tế U-crai-na đang trong tình cảnh vô cùng bi đát. Tổng nợ công của nước này ở mức gần 70 tỷ USD, trong đó 40 tỷ USD là nợ nước ngoài. Hãng Bloomberg mới đây đưa ra những dự báo ảm đạm, rằng kết thúc quý II năm 2015, tăng trưởng kinh tế của U-crai-na sẽ giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái. Và đây là mức tăng trưởng tệ nhất trong số 47 nền kinh tế được hãng này khảo sát. Đồng nội tệ grípna vẫn xuống dốc không phanh, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương U-crai-na nâng mức lãi suất đến 30%. Không dừng lại ở đó, hoạt động quân sự tại miền đông cũng đang “ngốn” của chính quyền Ki-ép một khoản phí tổn không hề nhỏ mặc cho ngân khố nước này đang dần cạn kiệt.
Video đang HOT
Đáng nói là, khi kinh tế U-crai-na đang trong cảnh “nước sôi lửa bỏng” thì những đồng minh phương Tây, những người đã từng vẽ ra trước mắt Ki-ép “giấc mơ phương Tây”, lại tỏ ra không mấy mặn mà giúp nước này vượt qua khó khăn. Cách đây không lâu, tại Hội nghị cấp cao EU, các đồng minh vẫn tuyên bố chắc nịch luôn sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ Ki-ép, song thực tế không như vậy. Khoản tiền 5,5 tỷ USD mà EU đồng ý hỗ trợ Ki-ép và khoản vay ba tỷ USD của Mỹ dành cho nước này chẳng thấm vào đâu so với khoản nợ mà Ki-ép đang căng sức gánh vác. Thời điểm này, phương Tây đang hướng sự chú ý đến các vấn đề “ nóng” khác, do đó, Ki-ép phải tự mình xoay xở khi khó khăn bủa vây tứ phía.
Thời báo Niu Oóc cho biết, chính quyền Ki-ép phải chạy vạy khắp nơi để có được gói cứu trợ nhằm trả nợ và tránh bước vào “vết xe đổ” của Hy Lạp. Đầu tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố đạt được một thỏa thuận cấp chuyên viên với Ki-ép về các chính sách cần thiết để giải ngân khoản vay trị giá 1,7 tỷ USD. IMF khẳng định sẽ giúp U-crai-na trì hoãn việc thanh toán nợ, đồng thời cũng cho biết thêm rằng, các chủ nợ phải chấp nhận thua lỗ, với lý do cần giữ tỷ lệ nợ/GDP của Ki-ép không vượt tầm kiểm soát.
Theo giới chuyên gia, để vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc này, hơn bao giờ hết, U-crai-na cần “tự đứng trên đôi chân của mình” thay vì quá trông chờ sự giúp đỡ của phương Tây. Trong đó, loại trừ tệ nạn tham nhũng và giải quyết các bất đồng trong nội bộ chính phủ là những việc làm quan trọng và cấp bách, để từng bước vực quốc gia này ra khỏi tình trạng bế tắc, kiệt quệ.
SONG MINH
Theo_Báo Nhân Dân
Mỹ kêu gọi Châu Âu 'tỏ thái độ rõ ràng hơn' về vấn đề Biển Đông
"Sẽ rất hữu ích" nếu như Liên Hiệp Châu Âu có thái độ rõ ràng hơn để hỗ trợ Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc đang bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Tại hội thảo về chính sách Đông Á của Washington và Bruxelles ngày 29/07/2015, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Nam Á, Amy Searight, đã đưa ra tuyên bố: "Sẽ rất hữu ích" nếu như Liên Hiệp Châu Âu có thái độ rõ ràng hơn để hỗ trợ Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc đang bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Tàu USS Fort Worth (Mỹ) hôm 11/5 tuần tra ở Biển Đông
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, bà Amy Searight nhấn mạnh Hoa Kỳ tôn trọng việc Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng con đường hòa bình và chiếu theo công ước quốc tế.
Tuy nhiên Washington chờ đợi đồng ở minh Châu Âu "một cách tiếp cận rõ ràng và mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như việc kêu gọi ngưng đòi hỏi chủ quyền hay xây dựng cơ sở quân sự" tại Biển Đông. Sự ủng hộ đó của Liên Hiệp Châu Âu sẽ "rất hữu ích".
Cũng tại hội thảo được tổ chức tại trung tâm CSIS, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách toàn khu vực Đông Á, ông Michael Fuchs, đã nhấn mạnh đến nhu cầu giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Đáp lời bà Amy Searight, Đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu tại Washington David O'Sullivan cho rằng về mặt cơ bản, Châu Âu và Mỹ có cùng một quan điểm trên vấn đề Biển Đông.
Tại một diễn đàn khác về an ninh Châu Á, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Tomohisa Takei tuyên bố các quốc gia trong vùng cần tăng cường khả năng phòng thủ và hợp tác trên biển để đối phó với những căng thẳng hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó các quốc gia trong khu vực cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Bước đường cùng của Ukraxine Bị Nga cắt nguồn cung khí đốt, nền kinh tế "chết đứng" với nguy cơ vỡ nợ cận kề trong khi EU không mấy mặn mà...Ukraine đang bị đẩy đến đường cùng. Theo số liệu của nhà phân tích Goldman Sachs, Ukraine sẽ vỡ nợ vào tháng 7 tới. Vốn đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh toán và xóa bỏ nợ...