Tỷ USD dồn dập đổ vào, chứng khoán xác lập thêm kỷ lục lịch sử
Thị trường chứng khoán tiếp tục đón nhận kỷ lục lịch sử với số nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 12 lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.
Thông tin Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố, trong tháng 12, nhà đầu tư trong nước mở mới 226.580 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 6.000 tài khoản so với tháng trước. Tính đến cuối 2021, nhà đầu tư trong nước mở hơn 4,27 triệu tài khoản, trong đó cá nhân chiếm gần 4,26 triệu tài khoản. Các nhà đầu tư nước ngoài là 39.510 tài khoản.
Như vậy, trong năm 2021, các nhà đầu tư mở mới 1,5 triệu tài khoản (chủ yếu là của các nhà đầu tư cá nhân trong nước), bằng 4 năm trước đó cộng lại. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh trong cả năm qua, đạt mức cao kỷ lục 1.500 điểm.
Trong năm 2021, TTCK thăng hoa với tất cả chỉ số của ba sàn đều tăng so với cuối 2020. Cụ thể, VN-Index tăng 394,41 điểm, tương ứng 35,7%, lên 1.488,88 điểm. Tích cực hơn, HNX tăng 133,3% lên 473,99 điểm trong khi UPCoM-Index tăng 51,3% lên 112,68 điểm.
Dòng tiền đổ vào chứng khoán và bất động sản.
Thanh khoản trong 2021 tăng gấp 2,6 lần 2020, đạt 26,6 nghìn tỷ đồng/phiên, đặc biệt giá trị giao dịch chứng khoán trong tháng 9 liên tục đạt trên 1 tỷ USD, có những phiên lên tới 2 tỷ USD. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,77 triệu tỷ đồng, tăng 46,8%, đạt 123% so với GDP 2020 chưa điều chỉnh, 92,6% so với GDP đã điều chỉnh.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trần Văn Dũng, 1,5 triệu tài khoản mở mới trong năm 2021 có chất lượng tài khoản cao hơn hẳn so với trước về quy mô giao dịch và không dùng nhiều ký quỹ như trước đó. Các nhà đầu tư cá nhân là nhóm dẫn dắt thị trường chứng khoán lên đỉnh cao kỷ lục trong năm 2021.
Sở dĩ dòng tiền đổ vào thị trường cổ phiếu mạnh bởi lãi suất ngân hàng trong năm vừa qua và hiện vẫn ở mức thấp, các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn và được biết đến một cách rộng rãi hơn. Việc mở tài khoản mới cũng dễ dàng hơn nhờ công nghệ e-KYC.
Với dòng tiền vẫn mạnh mẽ như những phiên đầu năm mới, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có những kỷ lục cao mới. Nhiều doanh nghiệp lớn bứt phá trong năm khó khăn 2021 và có triển vọng tốt trong 2022.
Chứng khoán Việt Nam sẽ bùng nổ trở lại
Các chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ mạnh trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Theo thống kê vừa công bố của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới trong tháng 7-2021 chỉ đạt 101.078 tài khoản, thấp nhất trong năm tháng trở lại đây. Đồng thời ảnh hưởng của đợt dịch bệnh lần thứ tư đã phản ánh lên thị trường khi chỉ số chứng khoán thủng đáy, giá trị vốn hóa bốc hơi mạnh.
Nhà đầu tư bớt hào hứng
Bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành khối đầu tư chứng khoán và trái phiếu của VinaCapital, thừa nhận: "Ở thời điểm này, chúng tôi là những quỹ đầu tư chuyên nghiệp mà cũng giảm kỳ vọng vào thị trường chứng khoán".
Bà Thu lý giải thị trường chứng khoán vốn phản ánh kỳ vọng của nền kinh tế. Ví dụ, đợt dịch COVID-19 lần thứ ba bùng lên vào cuối năm 2020 đã nhanh chóng được kiểm soát. Do đó, bước sang đầu năm 2021, thị trường tăng điểm mạnh, dòng tiền vẫn vào mạnh. Đặc biệt, các nhà đầu tư ồ ạt mở tài khoản bất chấp hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị đơ, nghẽn lệnh.
Tuy nhiên, sau đó dịch bệnh diễn biến phức tạp, các quy định về phòng chống dịch nghiêm ngặt hơn đã ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nhận ra rằng tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp lẫn nền kinh tế sẽ sụt giảm nên đã bớt đi sự hào hứng với thị trường. Đó là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm từ mốc 1.400 điểm.
"Một số nhà đầu tư đang cân nhắc việc chuyển tiền từ đầu tư chứng khoán thành tiền gửi ngân hàng cho tới khi cơn bão COVID-19 lần này qua đi" - bà Hoài Thu ví von.
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), cũng cho rằng có lý do để nhà đầu tư e dè trong thời điểm này. Cụ thể, theo dự báo của các tổ chức tài chính thế giới như IMF, World Bank thì tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6%-6,5% trong năm nay. Thế nhưng, với sự bùng phát dịch bệnh, nếu không đạt được miễn dịch cộng đồng thì tăng trưởng năm nay có thể chỉ đạt 5,5%-6,1%.
"Có thể việc kiểm soát dịch bệnh kéo dài đến hết quý III-2021, thậm chí hết năm nếu tình hình tiêm chủng như hiện nay. Việc kiểm soát dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" - ông Sơn nhận định.
Cũng theo ông Sơn, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng mạnh từ tháng 3-2020, sau đó leo dần lên mốc hơn 1.400 điểm vào tháng 6-2021. "Sự điều chỉnh là tất yếu vì thị trường không thể đi lên mãi. Song vì thị trường được điều chỉnh trong thời điểm dịch bệnh bùng phát nên vào cuối năm, chứng khoán sẽ tốt hơn" - ông Sơn dự báo.
Niềm tin vào tương lai
"Chúng tôi tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ kiểm soát dịch bệnh sớm, đồng thời tăng cường tiêm chủng nhanh để hướng đến miễn dịch cộng đồng sớm. Do đó, tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc trở lại vào quý cuối năm và thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục xu hướng đi lên" - ông Petri Deryng, Giám đốc quỹ PYN Elite, dự báo.
Ở góc nhìn khác, ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, lạc quan hơn khi mới đây Mỹ quyết định không áp đặt thuế quan lên hàng hóa Việt Nam với lý do thao túng tiền tệ. Đây là tin vui cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lẫn thị trường chứng khoán.
Giá trị vốn hóa niêm yết tại HOSE hiện đạt hơn 4,92 triệu tỉ đồng. Trong ảnh: Nhà đầu tư đang tìm hiểu, giao dịch tại một công ty chứng khoán (ảnh chụp trước khi TP.HCM thực hiện giãn cách). Ảnh: TL
"Khi đồng tiền Việt tăng giá sẽ giúp đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình bằng cách khuyến khích đổi mới sáng tạo bởi vì các công ty địa phương sẽ không thể dựa vào tỉ giá hối đoái rẻ để cạnh tranh. Những điều này sớm muộn tác động tích cực lên thị trường chứng khoán" - ông Michael Kokalari đánh giá.Bởi điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục duy trì là điểm đến đầy hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Về lâu dài còn mang một lợi ích khác là kéo dòng vốn gián tiếp (FII) từ các nhà đầu tư tài chính nước ngoài vào Việt Nam. Vì các nhà đầu tư này thường ưu tiên các quốc gia có đồng tiền ổn định hoặc tăng giá.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng từ đây đến cuối năm, triển vọng thị trường vẫn sẽ tốt.
Bệ đỡ cho điều này là Việt Nam đang quyết liệt kiểm soát dịch bệnh, tăng tốc độ tiêm chủng nhằm hướng đến miễn dịch cộng đồng, đưa nền kinh tế quay trở lại hoạt động bình thường. Các nền tảng kinh tế khác vẫn có tín hiệu tích cực như hiện Việt Nam vẫn đang là quốc gia thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, các vấn đề về lạm phát, tỉ giá, lãi suất vẫn ổn định.
"Về dài hạn, thị trường chứng khoán đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với hệ thống giao dịch mới đã được nâng cấp chạy một cách ổn định, thông suốt. Từ đó cho phép triển khai nhiều sản phẩm tài chính mới" - ông Sơn nhận định.
Thị trường chứng khoán đã tích lũy được thành quả cả về lượng và chất Sau 21 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã tích lũy được thành quả cả về lượng và chất, tăng khả năng chống chịu với yếu tố bên ngoài. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: DT Do đó, với những yếu tố khách quan hỗ trợ và bản thân nội lực, thị trường chứng khoán...