Tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 113,2 bé trai/100 bé gái
Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn Hà Nội là 113,2 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 82,48%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 75,46%…
Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên.
Ngày 8/7, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới (11/7) với chủ đề “Đẩy lùi Covid-19: Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại”. Tới dự có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế Nguyễn Thị Ngọc Lan.
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế – xã hội, cuộc sống của người dân trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Năm nay, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã khuyến khích nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và tình dục cũng như tính dễ bị tổn thương của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch.
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,7% giai đoạn 1989 – 1999 đã giảm xuống dưới 1,2% giai đoạn 1999 – 2009 và khoảng 1% giai đoạn 2010 cho đến nay. Số con trung bình mà mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 6,39 con năm 1960 xuống 2,33 con năm 1999 và đạt mức sinh thay thế 2,09 con năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết T.Ư 4 (khóa VII) và tiếp tục được duy trì cho đến nay.
Tại Hà Nội, năm 2019, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được các chỉ tiêu của TP đề ra, trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020, cụ thể tỷ suất sinh đạt 15,0 giảm 0,13 so với năm 2018. Số sinh con thứ 3 trở lên đạt tỷ lệ 6,5% giảm 0,1% so với năm 2018. Tỷ số giới tính khi sinh là 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn TP là 113,2 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 82,48%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 75,46%; số người mới áp dụng biện pháp tránh thai 373.391 (đạt 100%). Các quận, huyện trên địa bàn TP vẫn thường xuyên tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuyên truyền, tư vấn về các biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ. Duy trì và phát triển mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên…
Video đang HOT
Diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7/2020
Hiện nay, Hà Nội đang duy trì nhiều mô hình và được nhân rộng trên địa bàn TP như mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức truyền thông kiến thức SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng là phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, nam giới, vị thành niên, thanh niên. Truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên. Truyền thông chính sách DS-KHHGĐ, kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới cho cán bộ trong hệ thống và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số. Tiếp tục quán triệt và phổ biến nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, coi công tác dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu thực hiện về công tác dân số, kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số từ TP đến cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số phù hợp với từng nhóm đối tượng. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ DS – KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của người dân.
Mưa, dông gây thiệt hại tại nhiều địa phương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Người dân xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) sửa chữa lại nhà ở sau lốc xoáy. Ảnh: NGUYỄN TRUNG
Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 26 đến 13 giờ ngày 27-5 như Phiêng Lanh (Sơn La) 49 mm, Mường La (Sơn La) 44 mm, Yên Châu (Sơn La) 65 mm, Phố Ràng (Lào Cai) 79 mm, Lục Yên (Yên Bái) 93 mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 60 mm, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 40 mm, Quỳ Châu (Nghệ An) 51 mm... Dự báo, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía Tây, cho nên các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến trong khoảng 35 đến 37oC, có nơi hơn 37oC. Nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.
Đêm 26-5, tại Lào Cai xảy ra mưa lớn và dông, lốc xoáy trên diện rộng. Gió lốc mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 đã làm tốc mái một nhà dân ở xã Sán Chải (Si Ma Cai). Tại xã Nậm Xây (Văn Bàn), mưa lớn kèm lốc xoáy làm tốc mái một nhà dân, làm sạt lở nhà công vụ trường mầm non. Tại huyện Mường Khương có bốn nhà dân bị hư hại vì dông lốc, trong đó một nhà bị tốc mái hoàn toàn. Ngoài ra, lốc xoáy mạnh làm gãy đổ 6 ha chuối đang trong thời kỳ trổ buồng của người dân. Chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục hậu quả.
Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, đêm 25-5, trên địa bàn các huyện Yên Thế, Tân Yên (Bắc Giang) và thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông lốc, đã khiến bốn người bị thương tại huyện Tân Yên; 256 nhà ở bị tốc mái (Bắc Giang 247 nhà, Thái Nguyên chín nhà)... Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
Ngày 27-5, UBND huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) đã có thống kê sơ bộ về thiệt hại do trận dông kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn vào tối và đêm 25-5. Theo đó, diện tích lúa bị đổ gãy 80 ha; 2.300 con gia cầm bị chết. Dông lốc, mưa đá cũng khiến 182 nhà bị tốc mái, hư hỏng; tám phòng học Trường mầm non Tuyết Nghĩa bị tốc mái. Hiện UBND các xã đã huy động lực lượng, phương tiện khắc phục nhanh thiệt hại, bảo đảm an toàn cho người dân.
Tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), từ 15 giờ 30 phút đến 16 giờ 15 phút ngày 26-5, tại xã Phước Thắng đã xuất hiện đợt mưa to kéo dài kèm theo gió mạnh và lốc xoáy... khiến 110 nhà của đồng bào Ra Glai bị sập, tốc mái... Ngày 27-5, lãnh đạo huyện đã đến hiện trường chỉ đạo các xã, thôn triển khai phương án "bốn tại chỗ" thu dọn, bảo đảm việc đi lại cho người dân. Trước mắt, huyện tạm ứng ngân sách hỗ trợ bà con sớm ổn định đời sống.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, ước tính lượng mưa trong 10 ngày qua tại các quận trung tâm TP Hồ Chí Minh đạt khoảng 40 mm. Các cơn mưa thường kèm theo lốc xoáy, gió giật khiến nguy cơ làm gãy, đổ cây xanh ven đường là rất cao. Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện về việc triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ trên địa bàn thành phố.
Sáng 27-5, tuyến quốc lộ 91 cũ, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (An Giang) tiếp tục xảy ra sạt lở lớn, khiến 1/3 mặt đường nhựa, với chiều dài hơn 40 m bị sụp hoàn toàn xuống sông Hậu và có dấu hiệu mở rộng về phía hạ lưu. Theo UBND huyện Châu Phú, có 81 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng. Sau vụ việc, 27 hộ dân phải di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm. Huyện sẽ vận động các hộ còn lại chuẩn bị tư thế sẵn sàng để di dời.
Cùng ngày, UBND tỉnh An Giang ký Quyết định ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú. Theo đó, ban bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng quốc lộ 91 với chiều dài 2 km, tính từ Trường tiểu học A Bình Mỹ (điểm phụ) kéo dài về hạ nguồn đến điểm cuối tại Trường tiểu học A Bình Mỹ (điểm chính) đoạn qua xã Bình Mỹ. Trong đó, đối với đoạn 500 m (điểm đầu cách bến đò Thanh Bình 100 m về phía thượng nguồn, đến điểm cuối về phía hạ nguồn tại Trường tiểu học A Bình Mỹ - điểm chính) hiện chưa có dấu hiệu tác động, cho nên tạm thời bến đò Thanh Bình vẫn được hoạt động và tiếp tục theo dõi diễn biến của sạt lở.
Ngày 27-5, tại miền bắc, giá lợn hơn tiếp tục tăng ở một số địa phương. Đáng chú ý, tại Hưng Yên, giá lợn hơi đã lập kỷ lục, lên mức 105 nghìn đồng/kg.
Như vậy, toàn miền bắc đã có bảy địa phương ghi nhận mức giá hơn 100 nghìn đồng/kg là Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ và Tuyên Quang. Những địa phương còn lại cũng có mức giá cao, như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên tăng giá đồng loạt lên 97 nghìn đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so ngày 26-5.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 13 đến 23-5, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại hai hộ chăn nuôi ở thôn Nghĩa An, xã Trạm Lộ và thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương (Thuận Thành) làm 112 con lợn mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy. Cơ quan chức năng đã chỉ đạo, hướng dẫn tiêu hủy toàn bộ lợn ốm, chết theo đúng quy trình kỹ thuật; hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chung quanh bằng vôi bột, hóa chất.
Tỉnh Kon Tum đã công bố hết DTLCP, song việc tái đàn sau dịch vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiện việc tái đàn lợn mới chỉ được một số trang trại quy mô lớn thực hiện, với số lượng khoảng 20 nghìn con. Nguyên nhân khiến việc tái đàn lợn của địa phương diễn ra chậm, trong khi giá lợn thịt đang ở mức rất cao là do tại Kon Tum chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán và một số hộ thực hiện chăn nuôi mang tính thời vụ, cho nên vẫn còn e ngại với tình hình dịch bệnh, nhất là DTLCP.
Huyện Quốc Oai: 182 nhà dân bị hư hỏng do dông lốc, mưa đá Ngày 27/5, UBND huyện Quốc Oai đã có thống kê sơ bộ về thiệt hại do trận dông kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn vào tối và đêm 25/5. Trường Mầm non Tuyết Nghĩa bị tốc mái chống nóng do dông lốc. Theo đó, dông lốc kết hợp với mưa đá được ghi nhận trên địa bàn các xã Hòa Thạch,...