“Tỷ phú ve chai” và cái giá của lòng trung thực
Chị ve chai nhặt được 5 triệu yên, đem đến nộp công an và suốt 1 năm qua sống trong rắc rối. Đó có phải là cái giá của lòng trung thực?
Suốt mấy ngày nay, cư dân mạng đã hồi hộp sống cùng câu chuyện của chị Huỳnh Thị Ánh Hồng – người mua ve chai, tạm trú tại Q.Tân Bình (TP.HCM), cách đây 1 năm đã nổi tiếng với việc nhặt được 5 triệu yên trong một cái loa thùng cũ, đã mang lên nộp công an.
Thoạt đầu, công an Q.Tân Bình nói sau một năm không có người chứng minh được số tiền 5 triệu yên đó thì sẽ trả lại tiền cho chị Hồng. Nhưng chỉ trước thời điểm trả lại tiền có một vài hôm, một phụ nữ xuất hiện và nhận rằng tiền đó của mình.
Vụ việc rơi vào tranh chấp, công an nói đã hết quyền xử lý, số tiền được chuyển sang tòa án. Tòa án khẳng định hiện không có cơ sở thụ lý vụ việc, công an phải vào mà điều tra. Chị Ánh Hồng ở giữa, mệt mỏi, rắc rối và có khi cũng rơi vào tuyệt vọng.
Có lẽ ai biết câu chuyện này cũng có cảm giác giống như tôi, bực bội thay cho chị ve chai tội nghiệp. Có rất nhiều người đã bình luận rằng chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.
Nhưng chị Hồng cũng rất đáng trọng và đáng thương. Nhặt được số tiền lớn không phải của mình, với phản ứng rất tự nhiên của một con người có nhân cách và đầy lòng tự trọng, chị phải báo công an đã chứ.
Nào ai biết cái quy trình, thủ tục xác minh chủ sở hữu ở nước mình nó lại rắc rối nhiêu khê làm vậy, công an đẩy sang tòa, tòa đẩy trả lại công an. Cứ cái kiểu này thì chị Hồng sẽ còn nhiều mệt mỏi, không biết bao giờ sự việc mới kết thúc.
Chị Ánh Hồng tần tảo mưu sinh.
Quý bạn đọc có thấy không, phải chăng đó là cái giá của việc làm người tốt? Cái giá mà chị Hồng phải trả khi đã lựa chọn làm người trung thực?
Nếu chị Hồng không đi trình báo về số tiền, cũng chẳng ai dám trách móc chị một câu, xem như đó là “lộc trời” cho người nghèo khó. Nhưng chị Hồng không làm như vậy, bởi chị biết có thể có người sẽ đau khổ vì mất tiền, nên cứ nhờ công an tìm giúp chủ nhân. Thật là một tấm lòng cao cả.
Đổi lại, trong vòng 1 năm qua, chị Hồng chịu biết bao rắc rối, có người hăm dọa, có người thương lượng, có người dè bỉu chê bai. Và bây giờ thì chị chẳng biết số phận chỗ tiền “lộc trời” ấy rồi sẽ ra sao khi phía trước là mịt mù.
Đọc những chia sẻ của chị Ánh Hồng trên báo chí mà lòng tôi nghẹn lại, chị bảo: “Tôi cảm ơn mọi người đã đồng cảm, động viên thời gian qua, giờ chưa biết khi nào công an trả tiền nhưng tôi chỉ cầu mong có đủ sức khỏe để đi mua ve chai mưu sinh qua ngày”.
Video đang HOT
Chị Ánh Hồng, người bán ve chai có tấm lòng trung thực. Ảnh: Báo Thanh Niên
Và: “Dù vụ việc ra sao đi nữa, qua đây tôi rút ra nhiều bài học quý giá cho cuộc sống, về sự yêu thương và sẻ chia. Tôi sẽ cố gắng nuôi dạy hai đứa con mình phải sống thật thà, hiền lành và phải biết sẻ chia với tất cả mọi người”.
Đó là những câu nói vô giá mà một người nghèo khó đã thốt ra trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, có lẽ với chúng ta, nó còn giá trị hơn rất nhiều số tiền 5 triệu yên từ trên trời rơi xuống kia.
Có thể với cái sự loằng ngoằng đùn đẩy của công an và tòa án quận, chị Hồng sẽ còn phải đợi 1, 2 hay nhiều năm nữa. Có thể rồi đến một lúc nào đó, chị Hồng sẽ cảm thấy số tiền kia là “cục nợ”, thà vứt quách đi cho xong.
Nhưng điều quý giá nhất mà chị Hồng nhận được từ câu chuyện 5 triệu yên này, là sự yêu thương và sẻ chia, về lòng trung thực mà chị sẽ truyền cho con cái. Bài học ấy, trong hoàn cảnh các giá trị xã hội đang đảo lộn hôm nay, là vô cùng giá trị.
Tôi ước sao sẽ có thêm nhiều bàn tay sẽ chìa ra với chị Ánh Hồng, ước sao những cơ quan có trách nhiệm ở quận Tân Bình đừng thờ ơ với một tấm lòng như chị. Hãy xắn tay vào cuộc, để tìm rõ câu trả lời trắng đen.
Cái tốt trong đời thường rất mong manh, rất dễ bị cái xấu xa chèn ép, lấn lướt. Bởi thế, nên làm sao để nuôi dưỡng niềm tin và lòng hy vọng vào sự tốt đẹp cho tất cả mọi người, điều đó quý giá hơn nhiều việc số tiền sẽ thuộc về ai.
Trong câu chuyện này, tôi nghĩ, 5 triệu yên chỉ là tờ giấy quỳ để nhận diện nhân cách con người.
Chị Hồng là một nhân cách đẹp. Còn những người khác thì sao?
Theo Báo Đất Việt
Bị dồn đến đường cùng, bà lão giết chồng giữa sân chùa
Bị ông chồng đuổi đánh vì không chịu đưa tiền mua rượu, bà vơ vội con dao đâm 3 nhát khiến chồng tử vong.
"Giọt nước tràn ly"
Hơn 40 năm chung sống với người chồng "ma men", thân thể bà Nguyễn Thị Nguyền (65 tuổi, ngụ phường 5, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) không lúc nào hết thâm tím.
Bà Nguyền cùng ông Bùi Văn Dưng (65 tuổi) chung sống với nhau 40 năm. Ông Dưng là "ma men" có tiếng khắp vùng. Mỗi lần say, ông "giải tỏa cơn say" bằng cách đánh đập vợ.
Người đàn bà có tuổi hiền lành, cam chịu trước những trận đòn roi của chồng, không bao giờ cự cãi lại nửa lời. Để có tiền trang trai cuộc sống, bà thức dậy từ lúc gà gáy, đi bộ khắp các ngõ hẻm của thành phố để lượm ve chai.
Bà Nguyền tại phiên tòa sơ thẩm
Khoảng 13h30, ngày 10/9/2014, ông Dưng người nồng nặc mùi rượu về chùa Thích Ca Phật Đài tìm vợ đòi tiền mua rượu. Thấy bà Nguyền đang nhặt ve chai trong chùa, ông chạy lại đòi tiền. Bà bảo không có tiền cho, ông giằng lấy lấy bao ve chai của vợ mới nhặt được với ý định mang đi bán lấy tiền uống rượu.
Bà Nguyền giằng túi ve chai lại rồi bỏ chạy thì bị ông Dưng đuổi theo. Túm được tóc vợ, ông Dưng kéo bà ngã, đấm đánh liên tiếp vào người bà. Quá sợ hãi, bà ưỡn người giãy dụa để thoát thân.
Người phụ nữ chạy, người chồng vẫn đuổi theo chửi bới, tiếp tục đánh. Bà Nguyền với lấy con dao trong túi (con dao bà thường mang đi trong túi để cắt dây buộc ve chai, cắt hoa quả) quay lại đâm 3 nhát liên tiếp.
Sau khi gây án, bà lão hoảng loạn cầu cứu mọi người đưa chồng mình đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng, ông Dưng đã chết trước khi đến bệnh viện.
Khi bị bắt, trên tay bà lão vẫn cầm khư khư bịch vỏ chai nhựa mới lượm được. Bà lo sợ bịch ve chai bị lấy mất, sẽ không có tiền mua thức ăn cho ngày mai. Nhìn bộ dạng bà lúc đó, công an phường không khỏi ngậm ngùi. Sau trận bị chồng rượt đuổi, quần áo bà rách tả tơi, hàng cúc áo bị giựt đứt gần hết.
Các con bà tập trung đưa cha về quê An Giang mai táng. Hàng xóm vào căn nhà "trống huơ trống hoác" lấy quần áo ra cho bà thay, đi về đồn cảnh sát. Nhưng không một bộ nào còn nguyên vẹn. Tất cả quần áo bà đều bị người chồng xé rách.
Ngay ngoài vườn, một đống quần áo của bà cháy trụi chỉ còn đống than. Người địa phương chua xót gom góp quần áo, gửi vào nhà tạm giam cho bà thay tạm.
Từng hóa điên vì bị chồng đánh chửi
Nhà bà Nguyền được đánh giá là nghèo đói nhất vùng. Sau bao năm gom góp, năm 2006 họ gom được số tiền nhỏ lên núi Lớn mua đất, xây nhà sinh sống, ông Dưng càng thay đổi tính nết theo hướng tệ hại.
Cứ sáng sớm ông bắt bà đưa tiền đi mua rượu uống. Uống đến khi say khướt, ông lại về nhà tìm vợ chửi bới, đuổi đánh. Thời gian mới lên núi Lớn sống, vợ chồng hai con trai vẫn cùng bố mẹ. Sống được một thời gian, vợ chồng người con út phải gói gém đồ đạc bỏ về quê vì không chịu nổi "đòn tra tấn" miệng của người cha say xỉn.
Riêng anh Chung là con thứ 3, không nỡ bỏ đi vì thương mẹ. Anh cứ lẩn quẩn ở lại vì sợ cha uống say đánh mẹ mà không có ai can ngăn. Nhưng chịu đựng đến cuối năm 2013, vợ chồng anh cũng phải dứt áo ra đi ở trọ.
"Tôi ra ở trọ, ba cũng tìm bằng được để đến chửi. Vợ chồng tôi lại bế con đi tìm phòng trọ này đến nơi khác, ba cũng lùng ra. Bao nhiêu lần ba hứa sẽ thay đổi nhưng chứng nào tật nấy, đánh mẹ thâm tím khắp người. Bao nhiêu năm im lặng chịu trận, tâm lý mẹ tôi sinh ra bất ổn. Có lần mẹ hóa điên trần truồng chạy khắp xóm", anh Chung nhớ lại.
Thương nhiều hơn giận
Để có tiền trang trải cuộc sống, bà lão phải đi làm từ rất sớm đến tối mịt mới về. Nhưng bà đi làm về muộn, dù bà lão đã hơn 60 tuổi, ông vẫn... ghen tuông, nghi ngờ bà ngoại tình.
Thường cứ đi làm về thấy chồng say, bà không dám vào nhà, đi lang thang dưới chùa. Mọi người thương cảm biết chuyện, thường cho bà đồ ăn tạm. Những thứ ngon nhất, bà để dành đem về cho người chồng.
Thế mà quần áo của vợ, ông xé rách, đốt hết. Mỗi lần giặt xong, bà phải giấu đi chỗ khác. Đồ đạc trong nhà bị ông đập phá thường xuyên.
Trước án mạng một tuần, đạp phá chưa đã tay, ông vác búa đập vỡ bức tường nhà phía sau.
Nhiều lần tổ dân phố đến hòa giải, bị ông chửi thẳng mặt, đuổi về. Tối đến ông Dưng chửi vợ khiến hàng xóm không ngủ nổi. Công an phường 5 từng mời ông Dưng 2 lần về phường làm việc vì tội gây rối trật tự công cộng. Phường từng bắt tạm giam, ông hứa thay đổi, nhưng đâu lại vào đấy.
Mỗi lần bị đánh, bà Nguyền chạy trốn sang nhà hàng xóm nào để lánh đòn roi của chồng thì ngày đó người hàng xóm ấy bị ông chửi cả ngày. Không để "vạ lây" đến người xung quanh, sau này mỗi lần bị đánh, bà chỉ biết chạy trốn khắp ngọn núi Lớn. Người dân lại được phen chua xót khi thấy bà lão tóc bạc bị chồng rượt đuổi.
Người con kể: "Hôm xét xử mẹ tôi, phiên tòa chật cứng người. Ngoài rất đông người dân phường 5 đến theo dõi, còn có người dân ở quê An Giang cũng lên. Thấy mẹ xanh xao bị áp giải vào phòng xét xử, rất nhiều người đã òa khóc.
Trước khi bị bắt, tóc mẹ tôi mới bạc lơ thơ. Chỉ nửa năm bị tạm giam, tóc mẹ đã bạc hết. Mỗi lần vào thăm, bà chỉ khóc, chắp tay xin lỗi các con. Chúng tôi đều an ủi "chúng con không trách mẹ"".
Án mạng xảy ra, ít nhất có 3 tờ đơn: Đơn của anh em họ hàng nội ngoại của bà Nguyền, đơn của người dân tổ 74, 75, 76, 77 (phường 5) và tờ đơn của 70 hộ dân ở xã Vĩnh Hòa, TX Tân Châu (tỉnh An Giang) gửi lên cơ quan chức năng xin giảm án cho người đàn bà tội nghiệp.
Nhà sư Lê Văn Mỹ, Phó ban từ thiện Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng khẩn thiết xin giảm án cho bị cáo Nguyền tại phiên xử.
Ngày 2/4, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 18 tháng tù với bà Nguyền về tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh./.
Theo Nguyễn Hằng
Theo_VOV
Vụ 5 triệu yen: Nhiều nghi vấn trong thông tin của bà Ngọt Việc bà Ngọt cung cấp hàng loạt chi tiết liên quan đến số tiền "khủng" có chứng minh bà này là chủ sở hữu cua sô tiên 5 triêu yên? Trươc đo, ngày 24/4, ba Nguyễn Thị Ngọt (40 tuổi, quê gốc Quảng Nam hiện tạm trú tại Huyện Hóc Môn, TP HCM) đã gửi đơn yêu cầu Công an quận Tân Bình...