Tỷ phú Trung Quốc chơi ngông thế nào trong năm 2015?
Đây là những hành động và thú chơi ngông nhất của các đại gia tỷ phú Trung Quốc trong năm 2015.
1) Thú chơi đảo của doanh nhân Trung Quốc: Lin Dong, 42 tuổi, là một “chúa đảo” ở Trung Quốc. Lin mua hòn đảo đầu tiên vào năm 2006, đó là một hòn đảo nhỏ ở quê nhà. Từ đó đến nay, 9 năm trôi qua, đại gia Lin đã sở hữu ít nhất 30 hòn đảo của riêng mình. Ông Lin sở hữu khối tài sản lớn nhờ chơi cổ phiếu và sau đó điều hành một công ty thiết bị y tế. Đây không phải là thú chơi ngông duy nhất của đại gia, tỷ phú Trung Quốc trong năm qua.
2) Nữ đại gia Trung Quốc mua đảo New Zealand: Hồi tháng 5, nữ doanh nhân Trung Quốc Wendy Wu Weimeiđã bỏ ra 7,5 triệu đô la New Zealand (khoảng 35 triệu NDT) để mua lại một hòn đảo du lịch ở Bắc New Zealand làm “đồ chơi”. Theo đó, bà Wendy sẽ là chủ của 217 trong số 224 ha diện tích đất hòn đảo du lịch này, bao gồm 6 biệt thự cùng nhiều bãi biển và đường băng.
3) Bỏ 450 triệu đồng mua đồng hồ Apple mạ vàng cho chó cưng: Wang Sicong, con trai tỷ phú Trung Quốc Wang Jianlin, đã gây sốc khi tặng hẳn một cặp đồng hồ Apple Watch phiên bản vàng siêu đắt với tổng trị giá khoảng 20.000 USD (gần 450 triệu đồng) cho chó cưng.
4) Thuê bể bơi khách sạn 5 sao tổ chức tiệc sinh nhật một con sư tử biển: Hồi tháng 7, một đại gia Trung Quốc trẻ tuổi đã bao trọn cả khu bể bơi của khách sạn 5 sao ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, để ăn mừng sinh nhật của một con sư tử biển vốn là thú cưng của anh ta.
Video đang HOT
5) Triệu phú Trung Quốc mua 33.000 con cua chỉ để thả xuống sông: Triệu phú bí ẩn đến từ Chiết Giang, Trung Quốc, bỏ ra gần 190.000 USD để mua 33.000 con cua và thả hết xuống một con sông ở Hàng Châu trước sự kinh ngạc của các chuyên gia thủy sinh.
6) Tổ chức đám tang xa xỉ cho chó cưng: Thương xót chú cún cưng đã chết, chủ nhân của nó đã thuê cả dịch vụ đám tang xa hoa để tiễn đưa vật nuôi về thế giới bên kia. Khi chú chó cưng nhà bạn qua đời, công ty mai táng thú cưng sẽ đến tận nhà để chuyển quan tài lên chiếc Audi sang trọng và rước thẳng tới nhà tang lễ.
7) Chi 48,4 triệu USD mua kim cương cho con gái 7 tuổi: Tháng 11 vừa qua, tỷ phú Hồng Kông Joseph Lau đã mua viên kim cương đắt nhất thế giới Blue Moon với giá 48,4 triệu USD để tặng cho cô con gái út 7 tuổi của mình.
8) Mua tranh khỏa thân giá 170 triệu USD. Bức tranh vẽ thiếu nữ khỏa thân của một họa sĩ Italy được tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm mua lại với mức giá cao thứ hai thế giới đối với một tác phẩm hội họa được đấu giá. Tỷ phú Lưu, một trong những nhà sưu tập tranh lớn nhất Trung Quốc, đã chi tới 170,4 triệu USD để giành quyền sở hữu bức tranh.
9) Thuê cả dàn xe hơi sang trọng để rước dâu: Để rước cô dâu người Nga xinh đẹp, một đại gia có tiếng ở Trung Quốc đã dẫn đoàn 30 siêu xe diễu hành rầm rộ trên đường phố. Theo Shanghaiist, đám cưới diễn ra tại tỉnh Tế Nam, Sơn Đông (Trung Quốc) nhanh chóng trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng.
10) Đại gia Trung Quốc mua biệt thự cùng khu phố với Thủ tướng New Zealand: Dinh thự này có một spa, một hầm rượu vang, một hồ bơi nước nóng và văn phòng với quang cảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, nó còn nằm trên cùng một con phố với nhà của Thủ tướng New Zealand John Key.
Theo_Kiến Thức
Nguy cơ lạm phát cao vẫn luôn tiềm ẩn
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Trả lời với báo chí về diễn biến của CPI trong năm 2016, bà Vũ Thị Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Thống kê cho biết, CPI năm tới sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng. Trong đó, một số nhóm hàng dịch vụ công và hàng thiết yếu về dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế có khả năng điều chỉnh. Đặc biệt, giá điện đang đứng trước nguy cơ tăng tiếp khi đợt điều chỉnh hồi tháng 3 vừa qua, mặt hàng này chỉ tăng theo kịch bản thấp nhất mà EVN đưa ra.
Bên cạnh các yếu tố tăng giá, Vụ trưởng Vụ Thống kê cũng chia sẻ, năm 2016 sẽ có những yếu tố làm CPI giảm. Trong đó, giá dầu thô trong năm tới được dự báo tiếp tục giảm do sản lượng của thế giới đang tăng mạnh. Cùng với đó, giá nông sản thế giới cũng được dự báo giảm do cạnh tranh gay gắt...
"CPI 2016 có thể tăng rất cao. Vì vậy, Chính phủ nên có điều hành phù hợp để tránh lạm phát tăng cao trong năm tới", đại diện Tổng Cục thống kê nhận định.
CPI 2016 có thể tăng rất cao
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng nhận định, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm, hiện nay không có mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Đây là mối quan hệ phi tuyến tính.
Lý giải về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đối với các nước phát triển thì lạm phát trên 10% được cho là phù hợp với tăng trưởng, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam thì mức lạm phát dưới 7 8% là phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện rõ là lạm phát năm nay thấp nhưng tăng trưởng GDP lại cao hơn năm ngoái. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng của 2015 đã được khẳng định qua các chỉ số vĩ mô.
Theo thông báo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây. Khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường.
Đưa ra nguyên nhân gây tăng CPI trong năm 2015, đại diện Tổng cục thống kê cho biết, do điều hành của Chính phủ theo cơ chế thị trường.
Điển hình như dưới tác động đồng nhân dân tệ bị phá giá, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 3% và nới biên độ giao dịch của đồng USD/ VNĐ từ /1% lên /-3% vào ngày 7/1/2015, ngày 7/5/2015, ngày 12/8/2015 và ngày 19/8/2015 tác động đến giá một số mặt hàng nhập khẩu và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, theo ước tính tỷ giá tăng tác động đến mức tăng chung của CPI năm 2015 khoảng 0,72%.
Về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2015 (tăng từ 400 nghìn/tháng so với mức lương hiện hành) và tăng 8% lương cơ bản cho đối tượng nghỉ hưu và công chức có hệ số 2,34 trở xuống nên giá một số loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 2 4% so với tháng 12 năm trước.
Ngoài ra, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3/2015 theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương, năm 2015 chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,73% so tháng 12 năm 2014 góp phần vào mức tăng chung của CPI khoảng 0,19%. Trong tháng 8 và tháng 9, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí, nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 2,54%so tháng 12 năm trước, đóng góp vào CPI chung 0,12%.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
"Bà hỏa" liên tục "ghé thăm" KCN trong năm 2015 Trong năm 2015, trên cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn đặc biệt là tại các nhà xưởng, khu công nghiệp (KCN) gây thiệt hại cả về người và tài sản. Hỏa hoạn lớn tại công ty TNHH Pao Yeng Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an),...