Tỷ phú Phương Thảo cho đi 150 triệu Bảng, phật tử Phước Vũ ăn lãi đậm
Cổ phiếu tăng mạnh trong tuần qua khiến cho túi tiền của Bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thuỵ tăng mạnh.
Ba bầu kiếm tiền nhiều nhất
Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021. Theo đó, doanh thu quý 3 đi ngang so với quý 2, đạt 554 tỷ đồng và giảm 20% nếu so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai, mảng trái cây đạt 220 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ do công ty không còn hợp nhất doanh thu nhóm công ty Hoàng Anh Gia Lai Agrico.
Doanh thu bán heo đạt 183 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu bán heo sau 9 tháng lên 442 tỷ đồng. Được biết, Hoàng Anh Gia lai dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản va 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm. Hoàng Anh Gia Lai có doanh thu bán bò trở lại, đạt 27 tỷ đồng sau khoảng 10 quý liên tiếp không có doanh thu mảng này.
Ngay sau khi công bố báo cáo tài chính quý 3, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai lập tức tăng trần trong phiên giao dịch ngày 1/11. Theo quan sát, giá HAG đã tăng lên 5.510 đồng/cổ phiếu, cao nhất 4 tháng.
Phiên giao dịch 3/11 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank tăng kịch trần, lên 22.850 đồng/cp bất chấp thông tin công ty Thaiholdings của Bầu Thụy (Phó Chủ tịch ngân hàng) đăng ký bán hết hơn 22,3 triệu cổ phiếu LPB mà công ty này đang sở hữu cho dù đang lỗ 89 tỷ đồng.
Trước đó, Thaiholdings nắm giữ cổ phiếu LPB tại thời điểm giá trên 28.000 đồng. Theo báo cáo tài chính quý III/2021 vừa được công bố, 22,4 triệu cổ phiếu LPB mà CTCP Thaiholdings sở hữu có giá gốc là 563 tỷ đồng. Bầu Thụy sở hữu hơn 34,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,85% vốn cổ phần ngân hàng.
Tương tự, SHB của bầu Hiển là cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất, tăng 3,3% và đóng cửa ở giá 31.500 đồng/cp. Đây cũng là phiên tăng thứ 9 liên tiếp của cổ phiếu này, với mức tăng tổng cộng 27% kể từ ngày 26/10.
SHB cũng tiếp tục dẫn đầu thanh khoản trong nhóm ngân hàng với hơn 45,4 triệu đơn vị được trao tay giữa các nhà đầu tư. Trước đó, trong phiên 4/11, SHB cũng ghi nhận mức tăng mạnh 6,46% và khối lượng giao dịch “khủng” hơn 44 triệu đơn vị.
Bầu Hiển, bầu Đức
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại nhiều tiền chưa từng có
Sau một thời gian dài lao đao, cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng mạnh trở lại từ đầu tháng 6.
Hiện giá cổ phiếu VJC đạt trên ngưỡng 130.000 đồng/cp, mức cao nhất trong khoảng 2 năm qua; trước đó, có những thời điểm giảm xuống dưới 100.000 đồng/cp do áp lực từ đại dịch Covid-19.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có khối tài sản theo Forbes đạt 2,7 tỷ USD, tiếp tục là nữ doanh nhân giàu nhất tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
HDBank của bà Thảo cũng ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021 và ghi nhận cổ phiếu tăng mạnh. Gần đây, ngân hàng này ghi nhận thu nhập từ mảng dịch vụ tăng vọt. HDBank có dư địa phát triển mảng bancassurance. Nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền.
Video đang HOT
Tại phiên họp cổ đông thường niên 2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết Tập đoàn Sovico của gia đình bà và các thành viên luôn tìm kiếm cơ hội để gia tăng tỷ lệ sở hữu ở HDBank, không có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu ở ngân hàng.
Đại gia ngành thép bứt phá
Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ đồng. Trong năm 2020-2021, (từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/9/2021), HSG ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7 lần so với năm liền trước.
Theo đó, sản lượng tiêu thụ ước đạt hơn 2,25 triệu tấn, tăng 39% so với niên độ trước; doanh thu 48.727 tỷ đồng, tăng 77%. Lợi nhuận sau thuế cao kỷ lục 4.313 tỷ, cao gấp 3,74 lần niên độ trước và vượt 188% kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra.
Riêng quý IV (từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/9/2021), sản lượng tiêu thụ ước đạt gần 600.000 tấn, doanh thu khoảng 15.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 940 tỷ đồng, lần lượt tăng 9%, 89% và 109% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại gia Lê Phước Vũ
Ông lớn Thế giới di động thu gần 4 tỷ USD
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) của đại gia Nguyễn Đức Tài vừa thông qua Nghị quyết thành lập công ty con vốn 100 tỷ đồng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho bãi và vận chuyển hàng hóa.
Thế Giới Di Động cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ tại MWG thêm 800 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ cho CTCP Thương Mại Bách Hóa Xanh thêm 3.200 tỷ đồng. Đồng thời, tái cấu trúc khoản vốn tại Bán lẻ An Khang, theo đó MWG sẽ chuyển toàn bộ cổ phần đang nắm giữ cho CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh.
Doanh nghiệp của ông Tài tính đầu tư cho chiến lược đường dài trong bối cảnh doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh mẽ ngay trong thời điểm khó khăn nhất. Lợi nhuận tăng lên tỷ đồng nhờ nhận được hỗ trợ thiện chí của hầu hết chủ nhà, ngoại trừ số rất ít còn lại.
Trong 9 tháng, Thế Giới Di động (MWG) ghi nhận mức tăng trưởng dương. Doanh thu thuần đạt hơn 86,8 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.338 tỷ đồng, tăng lần lượt là 7% và 12%. Thế Giới Di động ghi nhận kênh online tăng trưởng mạnh, với hơn 9.300 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai sống nhờ tiền chủ tịch, tổng giám đốc cho mượn
Quốc Cường Gia Lai đã thông báo một số chỉ số tài chính trong quý III/2021. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ sụt giảm mạnh đến 57% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 223 tỷ đồng, doanh thu từ mảng bất động sản giảm đến 64% chỉ còn 174 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu giảm nhưng biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp bất động sản phố núi lại cải thiện đáng kể, đạt 21,5%, tăng mạnh so với mức 16,9% so với quý III năm trước.
Công ty của bà Nguyễn Thị Như Loan cũng thắt chặt chi phí vận hành khi mà chi phí bán hàng trong 3 tháng qua chỉ còn 9 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với cùng kỳ. Sau cùng, Quốc Cường Gia Lai báo lãi sau thuế 10 tỷ đồng trong quý III, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế từ đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 774 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ 9 tháng 2020. Lợi nhuận ròng sau 3 quý cũng giảm gần 40%, ở mức 38 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt gần 9.900 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu năm nay. Trong đó, hàng tồn kho của công ty chiếm tới hơn 7.000 tỷ đồng, nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm hơn 5.600 tỷ đồng.
Đáng chú ý, là khoản nợ từ các cá nhân, tổ chức liên quan hơn 840 tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai.
Bất ngờ đến ngỡ ngàng cổ phiếu nhà "bầu" Hiển và đại gia Trịnh Văn Quyết
VN-Index chưa vượt qua được vùng "cản cứng" 1.350 điểm, tuy nhiên, thị trường đã có một phiên giao dịch khá tích cực cả về giá và lượng.
Diễn biến bất ngờ xảy ra tại cổ phiếu SHB và "họ" FLC.
Chỉ số VN-Index trong phiên đầu tuần (4/10) vẫn giao dịch trong trạng thái đi ngang vùng 1.340 - 1.350 điểm. Đóng cửa, VN-Index tăng 4,65 điểm, tương ứng 0,35% lên 1.339,54 điểm trong khi VN30-Index chỉ tăng 1,78 điểm tương ứng 0,12% lên 1.443,61 điểm.
HNX-Index tăng 4,41 điểm tương ứng 1,24% lên 360,89 điểm; HNX-Index tăng 0,2 điểm, tương ứng 0,21% lên 96,18 điểm.
Diễn biến của hai chỉ số chính VN-Index và HNX-Index trong phiên đầu tuần 4/10 (Ảnh chụp màn hình bảng giá VDSC).
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 516 mã tăng, 76 mã tăng trần. Tuy nhiên, số lượng mã giảm vẫn tương đối nhiều, có 407 mã giảm, 19 mã giảm sàn.
Trong phiên sáng, thị trường được hỗ trợ đáng kể bởi cổ phiếu dầu khí, đặc biệt là GAS. GAS có lúc đạt trạng thái tăng trần lên 110.700 đồng trước khi hạ nhiệt cuối phiên, chỉ còn tăng 0,5%. PLX cũng có lúc tăng giá lên 54.200 đồng và đóng cửa tăng 3,7% lên 53.800 đồng.
Đến phiên chiều, "công thần" của VN-Index lại là HPG. HPG tăng 3,9% lên 55.500 đồng và đóng góp tới 2,51 điểm cho VN-Index.
Cổ phiếu ngân hàng ở phiên hôm nay tiếp tục bị nhà đầu tư bán ra rất mạnh. Trong đó, TCB giảm 1,3%; VCB giảm 1,4%; CTG giảm 3,5%; VIB giảm 3,1%; EIB giảm 3,3%; HDB giảm 3%.
Tuy nhiên, chính bởi bức tranh chung của cổ phiếu ngành ngân hàng mà SHB trở thành một hiện tượng lạ. SHB phiên này đóng cửa tăng 8% lên 28.200 đồng và cũng là mức cao nhất phiên. Khớp lệnh tại mã này toàn phiên lên tới trên 27 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là SHB giao dịch nhạt nhòa gần như suốt phiên và chỉ thực sự đột phá vào ít phút cuối. Khối lượng giao dịch mạnh nhất lại ở mức giá cao nhất là 28.200 đồng. Điều này khiến nhiều cổ đông SHB ngỡ ngàng.
Giá và khối lượng giao dịch tại cổ phiếu SHB đều tăng đột biến vào cuối phiên (Ảnh chụp màn hình).
Có tới hơn 9 triệu cổ phiếu SHB được giao dịch ở mức giá cao nhất phiên (Ảnh chụp màn hình).
Gây ấn tượng mạnh trong phiên còn có cổ phiếu "họ" FLC. Với việc khối ngoại mua ròng mạnh, FLC hút mạnh dòng tiền và khớp lệnh gần 19 triệu cổ phiếu. Mã này đóng cửa tăng trần lên 11.400 đồng.
Cũng tương tự như SHB, cổ phiếu FLC được giao dịch mạnh nhất phiên lại ở mức giá trần. Thậm chí cuối phiên mã này còn dư mua giá trần gần 20,5 triệu đơn vị, không hề có dư bán.
FLC được giao dịch tại mức giá trần hơn 4 triệu đơn vị (Ảnh chụp màn hình).
Trong nhóm này, AMD cũng tăng 5,7% lên 4.980 đồng; ROS tăng 5% lên 5.490 đồng; KLF tăng 4,4% lên 4.700 đồng; HAI tăng 3,3% lên 4.390 đồng; ART tăng 3,2% lên 9.800 đồng.
Cổ phiếu ngành bất động sản khởi đầu không mấy tích cực song ở phiên chiều lại tăng giá rất tích cực, nhiều mã được khối ngoại mua ròng mạnh.
Ngoài "họ" FLC đã đề cập ở trên còn có LHG tăng 5,6%; DRH tăng 5,4%; HAR tăng 4,9%; CCL tăng 3,6%; HDG tăng 3,4%; SZC tăng 2,5%; ITA tăng 1,7%... VIC, VRE và VHM cũng tăng nhẹ.
Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản, ngoài HPG còn chứng kiến sự bứt tốc tại DHC, HHP, HAP - 3 mã này tăng trần và trắng bên bán vào cuối phiên. NKG áp sát mức giá trần, tăng 6,7%; BMC tăng 5,5%; SMC tăng 4,8%; DLG tăng 4,6%; HSG tăng 4,1%; VIS tăng 3,2%; KSB tăng 2,5%...
Có thể thấy, những nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công đang nhận được sự quan tâm đáng kể của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Việc các địa phương nỗ lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã hỗ trợ đáng kể cho những mã cổ phiếu trong ngành này. ANV và HSL tăng trần; DBC tăng 5,7%; CMX tăng 4,1%; VHC tăng 3,4%; GTN tăng 3,3%...
Thanh khoản của phiên hôm nay vẫn khá tích cực (Ảnh chụp màn hình MBS).
Về thanh khoản, mặc dù không bùng nổ nhưng giao dịch trên toàn thị trường ở phiên hôm nay vẫn rất tích cực.
Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 736 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 22.881 tỷ đồng; HNX có 142 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.165 tỷ đồng; UPCoM có 109 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.171 tỷ đồng.
Sắc xanh lan tỏa rộng, VN-Index bật cao Diễn biến COVID-19 ngày càng phức tạp nhưng trong phiên sáng 27/7, thị trường chứng khoán đã bật tăng hơn 13 điểm so với phiên trước dù thanh khoản chưa có sự vượt trội. Lực cầu khá tích cực và có tính lan tỏa trên diện rộng, thị trường đã có phiên giao dịch khởi sắc. Một trong những thông tin được giới...