Tỷ phú Pháp sẵn sàng chi 100 triệu euro tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris
Tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault đã quyết định tài trợ 100 triệu euro (113 triệu USD) để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn.
“Cha tôi, Francois Pinault và tôi đã quyết định phân bổ 100 triệu euro từ các quỹ của Artemis để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris vừa bị thiêu cháy hôm thứ Hai”, doanh nhân Francois-Henri Pinault nói với hãng thông tấn Agence France-Presse sáng 16/4.
Gia đình Pinault là chủ sở hữu của tập đoàn Kering và công ty Artemis. Chủ sở hữu đầu tiên của gia đình danh tiếng này là nhà đấu giá Anh Christie. Kering còn sở hữu một số thương hiệu thời trang đình đám thế giới, bao gồm Gucci và Yves Saint Laurent.
Số tiền tài trợ khổng lồ để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris được trích từ các quỹ của công ty Artemis do gia đình ông đầu tư.
Video: Khoảnh khắc tòa tháp giữa Nhà thờ Đức Bà Paris đổ sụp
Khoảng 19h ngày hôm qua (15/4) theo giờ Pháp, gần 12h đêm theo giờ Việt Nam, nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris (Notre Dame de Paris), một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của nước Pháp, đã xảy ra cháy lớn.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng chiều tối 15/4 phá hủy một phần quan trọng của Nhà Thờ Đức Bà. Tính đến thời điểm này, vụ cháy đã phá hủy cơ bản phần mái, đặc biệt làm sập ngọn tháp cao nhất của nhà thờ. Mặc dù vậy, Vương miện và áo choàng của Thánh Louis không bị ảnh hưởng.
Theo thông tin ban đầu từ lực lượng cứu hỏa, ngọn lửa rất có thể đã bắt nguồn từ vị trí đang được sửa chữa, cải tạo trên nóc của nhà thờ. Ngọn lửa lan nhanh và khói nhanh chóng bao trùm lên toàn bộ nhà thờ, có thể nhìn thấy từ vị trí cách xa hàng km.
Không có trường hợp nào thiệt mạng liên quan tới vụ cháy nhưng một lính cứu hỏa bị thương nặng trong nỗ lực cứu nhà thờ.
Ngọn lửa bùng phát vào chiều 15/4 và nhanh chóng lan khắp tòa nhà, khiến ngọn tháp giữa sụp đổ. (Ảnh: Reuters)
Nhiều lãnh đạo chính trị trên thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Italia, lãnh đạo UNESCO, tòa thánh Vatican và nhiều quốc gia khác ngay lập tức bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về sự cố này, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ cần thiết cho nước Pháp.
Trong khi đó tại Pháp, tất cả các chính trị gia thuộc mọi đảng phái của nước này đều bày tỏ sự buồn bã, tiếc thương trước vụ hoả hoạn phá huỷ công trình được xem là lịch sử và bản sắc dân tộc của nước Pháp. Nhiều chính trị gia kêu gọi nước Pháp ngưng toàn bộ các hoạt động chính trị trong vòng 24 tiếng để chia sẻ nỗi buồn trước việc nhà thờ Đức Bà Paris bị phá huỷ nghiêm trọng.
Ngay trong tối ngày 15/4, hàng loạt các Quỹ di sản và các tổ chức văn hoá tại Pháp đã phát đi các lời kêu gọi quyên góp để tái tạo nhà thờ Đức Bà. Hàng chục nghìn euro đã được quyên góp chỉ sau ít giờ phát động. Trong đêm 15/4, nhiều nhà thờ tại Paris và trên toàn nước Pháp cũng đã rung chuông trong vòng 2 phút để các tín đồ Thiên chúa giáo và người dân cầu nguyện cho nhà thờ Đức Bà Paris.
Được xây dựng vào năm 1160 và hoàn thành vào năm 1260, nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình cố điển theo cố trúc Gothic lâu đời nhất ở Pháp và cũng là địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới vớ 12 triệu lượt khách viếng thăm mỗi năm.
Công trình 850 tuổi được xây dựng từ thế kỷ 12 này là nơi trưng bày hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, trong đó phải kể đến 3 cửa sổ hoa hồng kính màu được đặt ở phía trên cao các mặt phía tây, phía bắc và phía nam của nhà thờ nhưng đều đã bị phá hủy do sức nóng của ngọn lửa.
(Nguồn: TASS)
HẠNH VŨ
Theo VTC
Nhà báo Trương Anh Ngọc: "Tim nhói đau khi Nhà thờ Đức Bà cháy rụi"
Tim nhói đau khi sáng dậy, đọc tin Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy đêm qua, tháp mũi tên và một phần mái đã sập trong ngọn lửa điêu tàn.
Đơn giản vì yêu Paris và nước Pháp, vì đã bao lần đến Paris đều đặt chân đến đây, rảo bước bên bờ sông Seine, đứng tư lự trên những cây cầu và ngắm nhà thờ cùng với những hàng hàng lớp lớp mái nhà của trung tâm thành phố từ xa, và chụp những tấm ảnh để lưu làm kỉ niệm.
Ảnh nhà báo Trương Anh Ngọc chụp ở Nhà thờ Đức Bà (Paris, Pháp) hè 2016 và 2017.
Không phải những tấm ảnh có mặt mình trong đó như cách người ta vẫn làm, để khẳng định đúng là mình đã đến đó, mà đơn giản là để lưu lại những cảm xúc của bản thân mình lúc đó. Với mình, nơi ấy gắn với nhiều kỷ niệm Paris hơn là tháp Eiffel.
Tiểu thuyết bất hủ "Nhà thờ Đức bà Paris" của Victor Hugo đã góp phần khiến công trình huyền thoại ấy trở thành một di sản của nhân loại. Trong tác phẩm ấy, nhà thờ tượng trưng cho những gì thuộc về thần quyền và cường quyền, cho cái ác và sự đè nén về tinh thần, về sự bất công giáng xuống những người dân thường chất chứa những uất ức.
Quasimodo, nhân vật chính của tác phẩm, là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nuôi và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Nhưng nó biết yêu, yêu say đắm một cô gái Digan có tên Esmeralda, và ở phần cuối tác phẩm, nó đã giết chết người đã cưu mang nó để cứu Esmeralda. Nàng vẫn phải chết, và thằng gù sau đó cũng chết theo.
Nhà thờ thì vẫn còn sừng sững ở đó. Ngoài đời thực, nhà thờ đã bị cháy trong những năm tháng mà nước Pháp chấn động bởi những mâu thuẫn xã hội, những cuộc biểu tình và đập phá, những nguy cơ khủng bố. Nhà thờ không cháy hết, may thay, nó đã được cứu, nhưng người dân Paris sáng sau thức dậy sẽ thấy ở chỗ của cái tháp đã tồn tại hơn 8 thế kỉ kia một khoảng trống rỗng đầy nhức nhối và đau đớn. Rồi họ cũng sẽ phải quen với điều đó, giống như người New York đã phải quen với việc ở chỗ của toà tháp đôi bây giờ là một khoảng không, sau khi nó bị tấn công khủng bố ngày 11.9.
Và trong một lúc bần thần vì nhớ Paris, mình nhớ lại những hành trình ở đó và cả trích đoạn này trong cuốn "Hẹn hò với Paris" của mình được xuất bản năm ngoái. Nhưng dù gì đi nữa, có một điều không bao giờ thay đổi, "chúng ta luôn có Paris"...
"Mới rồi, khi trở lại Paris cho một chuyến đi ngắn, tôi đã tới bên sông Seine và làm một điều tôi từng muốn làm từ lâu. Ngồi trên một con đường lát đá chạy dọc con sông, đoạn gần Nhà thờ Đức Bà, nhắm mắt lại, tôi bật một đoạn băng đã từng nghe trong những năm quá khứ. Bên tai vang lên tiếng hát của Yves Montand, bản "Sous le ciel de Paris" (Dưới bầu trời Paris): "Hàng nghìn người/Dưới bầu trời Paris/Sẽ hát đến tối/Bản hòa ca tình yêu/Với khu phố cổ"....
Trong "Casablanca", nhân vật chính có lần nói, "Chúng ta luôn có Paris", một cách để nhắn nhủ với người mình yêu, rằng dù có chuyện gì đi nữa, họ đã có với nhau rất nhiều kỉ niệm không thể nào quên.
Nhiều người dân Paris cảm thấy đau lòng khi chứng kiến ngọn lửa lớn thiêu rụi Nhà thờ Đức Bà.
Paris với tôi là kỉ niệm theo nghĩa đen của nó, kỉ niệm về thời quá khứ đã yêu nó mà chưa đặt chân đến đó, là kỉ niệm của những lần đã đến đây khi lớn và trở về, và sẽ là những kỉ niệm có được sau chuyến đi này. Suốt cuộc đời, tôi luôn có Paris, đơn giản vì tôi chưa từng mất nó.
Bonjour Paris..."
Nhà báo Trương Anh Ngọc là người gắn bó nhiều với nước Pháp, và qua các trang sách, đến với nước Pháp còn trước cả nước Ý. Cuốn "Hẹn hò với Paris" (xuất bản năm 2018) của anh tràn ngập những kỉ niệm và tình cảm với Paris và nước Pháp.
Theo Danviet
Thông điệp "Con đường Tơ lụa" của Trung Quốc gửi tới Washington "Mặc kệ" các đồng minh châu Âu hay Mỹ cảnh báo về mối đe dọa chủ quyền, Italy vẫn là nước G7 đầu tiên tiến lại gần hơn với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Italy tin rằng, Rome sẽ là nhà tiên phong dẫn đầu các nước châu Âu còn lại "đi" theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc. Bình luận...