Tỷ phú nhãn “2 giỏi”
Ngoài việc là một tỷ phú ở “đất nhãn”, anh Nguyễn Văn Thế còn là một cán bộ Hội giỏi được bà con nông dân xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) rất tin yêu, quý mến.
Gian nan tìm hướng đi mới
Trò chuyện với chúng tôi, anh Thế bảo: “Tôi làm cán bộ Hội là do hội viên tin tưởng bầu lên, làm gì cũng phải cố gắng, nỗ lực hết sức, mình phải làm giỏi trước thì bà con mới nghe, làm theo”. Từng kinh qua nhiều vị trí, từ Chi Hội trưởng Hội nông dân, đến Trưởng thôn An Cảnh và giờ anh đang làm Chủ tịch Hội nông dân xã Hàm Tử được 5 năm. Ở vị trí nào anh Thế cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vừa làm công tác, anh vừa tham gia sản xuất…
Anh Nguyễn Văn Thế (thứ 3 từ trái qua) hướng dẫn hội viên nông dân thôn An Cảnh, xã Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên chăm sóc nhãn xuất khẩu. Ảnh: Hải Đăng
Bà con có nhu cầu mua giống hay tư vấn kỹ thuật về trồng nhãn Miền theo quy trình VietGAP liên hệ với anh Nguyễn Văn Thế, điện thoại: 0913199980.
Lập gia đình năm 1990, hai vợ chồng anh tiếp tục phát triển nghề trồng, kinh doanh cây giống của gia đình. Đến năm 1994, anh chuyển sang trồng hơn 5 sào nhãn. Nhận thấy, nhãn truyền thống có nhiều hạn chế, cho ít quả lại không ngon, anh đã cùng anh trai mình nghiên cứu, nhân tạo ra giống nhãn mới.
“Sau nhiều năm tìm hiểu, năm 1998, tôi và anh trai đã ghép thành công giống nhãn mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với giống nhãn cũ. Để bà con tin tưởng, gia đình tôi đã trồng thử và thu được năng suất và chất lượng rất cao, sau đó mới phổ biến cho bà con cùng trồng để làm giàu”- anh Thế nhớ lại.
Niềm vui đến với gia đình anh, sau 1 năm trồng thử nghiệm thành công, năm 1999, giống nhãn mới đã được nhà nước công nhận và bổ sung vào giống quốc gia lấy tên anh trai anh là nhãn Miền.
Video đang HOT
Sau khi đã được công nhận, anh Thế đến từng hộ dân trong xã để tuyên truyền, hướng dẫn các hộ trồng. “Thời gian đầu, nhiều người còn e ngại, sợ thất bại không dám trồng, nhưng sau khi vận động, cho đi xem thực tế tại gia đình, bà con mới tự tin đưa vào trồng” – anh Thế kể.
Gương mẫu đi đầu
Anh Nguyễn Văn Thế bên vườn nhãn của gia đình ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Ảnh: Hải Đăng
Anh Thế nhớ lại ngày bắt đầu nhận trọng trách lãnh đạo Hội ND Hàm Tử, “Thấy phong trao Hội đi xuống, mình cũng đã trăn trở, tìm mọi cách để thu hút hội viên và nâng cao các phong trào sản xuất, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo”. Qua hơn 5 năm vận động, đến giờ số hội viên đã tăng lên 650 người (tăng 350 hội viên so với năm 2010. “Quan điểm của tôi là không trọng nhiều mà trọng chất lượng, hội viên ít nhưng chất lượng phải thực sự, bà con tích cực tham gia các phòng trào hội, vừa giúp nhau làm kinh tế” – anh Thế vui vẻ cho hay.
Nhiều nông dân xã kể, anh Thế khi nhận công tác Hội ngày nào cũng đến tận nhà các hội viên để vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, ngô, khoai kém hiệu quả sang trồng nhãn Miền. Và thành quả đến giờ là toàn xã đã có gần 100% số hộ dân (khoảng 1.700 hộ) đã đưa giống nhãn mới này vào trồng, với diện tích khoảng 400ha và đã có thu nhập cao, có nhiều hộ thu nhập tiền tỷ. Còn những hộ thu nhập vài trăm triệu thì rất nhiều. Ví như hộ ông Đinh Văn Mau ở thôn An Cảnh, hộ Nguyễn Văn Hà…
“Niềm vui nhân đôi với bà con Hàm Tử, cuối năm 2015 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công nhận và cho sản phẩm nhãn của xã được vào thị trường nước này, dù số lượng xuất khẩu thử nghiệm mới hơn 700kg, và năm 2016 này chúng tôi dự đoán số lượng sẽ tăng hơn nhiều” – anh Thế chia sẻ.
Việc xây dựng vùng nhãn đạt chuẩn xuất khẩu, có đóng góp công rất lớn của anh Thế. Bởi trước đây vùng nhãn của xã còn hoang sơ, bà con quen với cách sản xuất truyền thống, đến mùa thu hoạch, nông dân hay phải phải đối mặt với vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”. “Từ đầu năm 2015 triển khai xây dựng vùng nhãn xuất khẩu theo quy trình VietGAP, không đêm nào tôi ngủ ngon giấc, lúc nào cũng nghĩ cách để thuyết phục người dân, làm sao để bà con tiếp cận với quy trình sản xuất mới? Giờ đã đạt kết quả, thấy mọi người thành công, tôi mới đỡ lo, yên tâm hơn” – anh Thế tâm sự.
Anh Thế cho biết thêm, sau hơn 1 năm sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, nhờ được cán bộ địa phương sâu sát hướng dẫn nên giờ thực hiện được khá thành thạo, thấy ruộng vườn sạch, thoáng hơn, mà đặc biệt là sức khỏe cũng được đảm bảo lại không lo đầu ra nên bà con rất yên tâm làm.
Về thăm anh Thế và bà con Hàm Tử vào thời gian này, gặp ai chúng tôi cũng thấy rất phấn khởi. Nhiều người bảo: “Vụ 2016 này, thời tiết thuận lợi nên nhãn ra hoa đều, đậu nhiều quả nên bà con vui mừng lắm, dự tính sản lượng năm nay toàn xã sẽ đạt cao nhất trong các năm vào khoảng trên 3.000 tấn”.
Riêng cá nhân gia đình anh Thế trồng khoảng 3ha nhãn Miền theo quy trình VietGAP từ khi trồng đến khi thu hoạch đều khép kín. Theo ước tính của anh Thế, vụ năm nay gia đình sẽ thu trên dưới 50 tấn. “Chất lượng nhãn năm nay sẽ vượt trội hơn các năm trước nên giá cả sẽ nhỉnh hơn và khoảng từ 25.000 đến trên 30.000 đồng/kg, tính ra tôi cũng có nguồn thu tiền tỷ đấy” – anh Thế chia sẻ.
Ngoài ra, gia đình anh Thế mới đưa vào trồng thử nghiệm 1 mẫu Ba Kích, hiện cây trồng đặc biệt này đang phát triển rất tốt và bắt đầu leo giàn, hứa hẹn cuối năm nay anh sẽ có thêm nguồn thu nhập khá từ loài cây mới này.
Theo Danviet
Bố mẹ Trọng Nhân: 'Thằng bé biết đánh trống trước khi biết chữ'
Quán quân Got Talent tập trống từ năm 4 tuổi và đam mê mãnh liệt loại nhạc cụ này.
Sau khi đăng quang quán quân Vietnam's Got Talent 2016, Trọng Nhân và Á quân Trung Lương cùng ban giám khảo có buổi gặp gỡ báo chí. Cậu bé 9 tuổi khiến mọi người bật cười vì vẫn vô tư chạy nhảy như bình thường, không thể hiện cảm xúc vui sướng, xúc động khi đoạt giải. Được bố nhắc, Trọng Nhân mới bẽn lẽn trả lời "Cháu bất ngờ" khi được hỏi cảm giác chiến thắng.
Trao đổi với Ngoisao.net, mẹ Trọng Nhân cho biết, giải thưởng quá lớn và bất ngờ nên gia đình chưa có kế hoạch gì cụ thể với số tiền 500 triệu đồng. Bố mẹ Trọng Nhân dự định dùng khoản tiền này đầu tư phát triển tài năng của con trai và chăm lo cho tương lai của bé.
Trọng Nhân được bố chăm chút trang phục và động viên tinh thần trước khi ra sân khấu.
Trước đây Trọng Nhân sống cùng gia đình tại một thị trấn nhỏ của tỉnh Lâm Đồng, điều kiện giải trí không nhiều. Anh Nguyễn Trọng Nghĩa - bố của cậu bé cho biết, hồi nhỏ Nhân thường theo bố đến quán cà phê - bar của gia đình. Trong một lần tình cờ, cậu bé bỗng bước lên dàn trống và đánh đúng giai điệu slow pop khiến tất cả khách trong quán bất ngờ. Khi đó Trọng Nhân mới 4 tuổi, chưa từng được dạy về trống, thậm chí đứng còn thấp hơn chiếc trống, phải với tay mới tới mặt trống. Khi phát hiện năng khiếu của con trai, anh Nghĩa đã định hướng cho bé tập luyện nghiêm túc với nhạc cụ này.
"Trọng Nhân tiếp thu các kiến thức về âm nhạc, nhịp phách rất nhanh chóng. Cháu tập chơi trống từ khi chưa biết chữ nên 2 năm đầu đánh trống theo bản năng. Từ năm 6 tuổi mới được học về nốt nhạc, nhịp phách. Nhiều lúc nhìn con tập mướt mồ hôi, tôi nhắc nghỉ ngơi mà cháu vẫn hăng say, bố mẹ đành chịu thua", anh Nghĩa nói.
Ngoài trống, cậu bé học cả đàn piano, guitar nhưng không mê bằng trống. "Tôi chỉ thấy cháu máu lửa khi bước lên dàn trống", bố Nhân chia sẻ. Ngoài thời gian học tập, bé lại vùi mình vào niềm đam mê chơi trống. Gần đây, gia đình em mới chuyển lên Sài Gòn sống. Cậu bé đang trong giai đoạn hòa nhập môi trường mới. Ở trường, Trọng Nhân được thầy cô, bạn bè yêu mến nhờ ngoan ngoãn, học giỏi. Cậu bé tham gia khá nhiều hoạt động ở trường như đội Sao Đỏ, đội nghi thức...
Quán quân nhí trong vòng tay bố mẹ.
"Lúc bé đi thi, cả nhà không ai nghĩ Nhân sẽ được giải. Gia đình đăng ký cho bé thi vì muốn con dạn dĩ hơn. Suốt thời gian diễn ra cuộc thi, chúng tôi không tạo áp lực gì chỉ dặn bé khi lên sân khấu hãy làm thật tốt và thể hiện hết mình", mẹ Trọng Nhân nói.
Trước đêm Gala trao giải, Trọng Nhân vẫn vô tư không suy nghĩ nhiều về đêm thi quan trọng. "Cháu không lo nhưng cả nhà lo lắm. Trên mạng họ nói bé sẽ được giải, khiến bố bé rất sợ. Ông ấy sợ mọi người nghĩ xấu con mình, sợ dư luận nói ban tổ chức sắp xếp kết quả. Tuy nhiên, như mọi người đã thấy, đụng đến trống là bé đánh như xuất hồn. Gia đình tôi muốn cảm ơn tất cả khán giả đã yêu thương, bình chọn cho bé", mẹ Trọng Nhân tự hào về con trai.
Trước khi dự thi Vietnam's Got Talent, Trọng Nhân từng giành giải nhất cuộc thi Nhí tài năng tổ chức năm 2014. Gia đình Trọng Nhân vẫn hướng con trai ưu tiên việc học là hàng đầu và bồi dưỡng thêm để bé hoàn thiện khả năng chơi trống.
Theo VNE
Thần đồng chơi trống ở Got Talent khiến Trấn Thành ngả mũ Cậu bé 9 tuổi Trọng Nhân đã khiến giám khảo Huy Tuấn tròn mắt khi biến thành "người đàn ông máu lạnh" và trở nên "khổng lồ" trong mắt Việt Hương, Trấn Thành. Đêm chung kết 1 của cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt diễn ra tối 29/4 trên VTV3. 8 thí sinh và nhóm thi quyết liệt tranh tài để chạm...