Tỷ phú người Mông làm giàu nhờ giống táo bé tí trên rẻo cao mây mù
Với khát vọng làm giàu nơi rẻo cao mây mù, ông Sồng A Mang (sinh năm 1971) dân tộc Mông, bản Cáo A (xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã vượt khó vươn lên trở thành triệu phú ở vùng cao với cây táo mèo (sơn tra). Ông Sồng A Mang vinh dự được bình chọn và đón nhận danh hiệu “ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Ký ức nghèo đói một thời chưa xa
Bấm chân vượt quãng đường đèo dốc hơn 20 km trong thời tiết ẩm ướt đầu mùa mưa. chúng tôi từ trung huyện Bắc Yên theo tỉnh lộ 112 lên xã Làng Chếu, nơi có độ cao hơn 1.700 so với mực nước biển. Tới đầu xã, hỏi người già, trẻ nhỏ đường vào nhà ông Mang ai ai cũng biết. Nơi gia đình ông ở là căn nhà 2 tầng, to, rộng nhất bản mới xây nằm sát bên vệ đường.
Gặp ông Mang, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về người đàn ông dân tộc Mông này là nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ gần. Bên tách trà nóng, ông Mang hồi nhớ lại những ngày gian khó.
Ông Sồng A Mang sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, nhà tôi cũng như bao người Mông ở bản Cáo A này, cuộc sống khó khăn, từ đời ông, đời bà đều gắn liền với những ngọn núi cao, đồi dốc, quanh năm mây mù bao phủ.
Nơi đây người Mông chỉ biết phát nương làm rẫy trọc lỗ trồng bắp, trồng lúa, cả mùa vụ phó mặc cho ông trời muốn ra sao thì ra, năm nào được mùa tạm đủ ăn, năm nào mất mùa là đói. Đất bạc màu, những cánh rừng xanh dần hết cây rồi trở nên trọc lốc, giàu đâu chẳng thất chỉ thấy cái đói, cái nghèo cứ bám lấy gia đình và bà con dân bản.
Bà Mùa Thị La vợ của ông Sồng A Mang đang thu hái sơn tra, một trong những cây trồng đã mang lợi về kinh tế cho gia đình.
Cách đây hơn 10 năm về trước, Làng Chếu cũng như một số xã vùng cao của huyện Bắc Yên, từng là nơi ám ảnh đối với nhiều người. Khi đó đường từ trung tâm huyện lên xã chỉ là con đường mòn nhỏ, hẹp, quanh co, vắt vẻo qua bên những sườn núi dốc đi lại rất khó khăn.
Nhà nào có công có việc xuống huyện hay đi chợ mua nhu yếu phẩm, phải thức từ lúc gà gáy đi bộ cả ngày trời, rồi kẽo kẹt gùi đồ hoặc thồ lên lưng ngựa ngược dốc trở về.
Video đang HOT
Đường sá cách trở, cuộc sống của bà con người Mông như bị cách biệt với bên ngoài, cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám. Nhưng giờ đã khác, bà con vùng cao được Nhà nước đầu tư làm đường nhựa, điện thắp sáng, hướng dẫn cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình… thay đổi cách nghĩ, cách làm, thúc đẩy ý chí vượt khó vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no.
Ngày trước do nhà đông người, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Mang chỉ được đi học lớp xóa mù chữ 3 tháng, biết viết, biết đọc và tính nhẩm được ít con số. Cuộc sống khó khăn bươn chải làm đủ nghề kiếm sống, đi nhiều nơi được giao lưu tiếp xúc, học cái hay, cách làm hiệu quả từ những nơi khác, ông Mang quyết tâm thay đổi cách làm, nâng cao cuộc sống gia đình.
Vườn táo sơn tra của gia đình ông Sồng A Mang phủ kín khắp các quả đồi một thời từng trọc lốc.
Quyết chí làm giàu từ núi rừng
Năm 2000, một số cán bộ khuyến nông huyện lên vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hướng dẫn bà con bản Mông trong xã ươm giống và cách trồng táo sơn tra. Năm 2002, ông Mang quyết định chuyển một phần đất trồng ngô, lúa sang trồng táo sơn tra. Với mong muốn thoát nghèo từ cây trồng này, năm 2004 ông tăng diện tích lên 2 ha, sau 4 – 5 năm sau sơn tra bắt đầu cho thu hoạch.
Nhờ táo sơn tra được người tiêu dùng ở các thành phố lớn ưa chuộng nên bán được giá, gia đình bắt đầu có thu nhập và bớt dần khó khăn. Năm 2007, ông trồng thêm 2 ha nữa nâng diện tích lên 4 ha, qua tham gia một số lớp tập huấn, đem kỹ thuật ứng dụng vào thực tế, thường xuyên cắt tỉa và phát quang cây cỏ dại, nên vườn táo sơn tra của ông năm nào cũng sai quả.
Năm 2010, số tiền tích góp được từ bán táo mèo, ông Mang đầu tư mua một chiếc xe tải, vừa thu hái táo của gia đình, vừa thu mua táo cho bà con trong vùng để bán cho một số thương lái ở các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hải Phòng, Điện Biên…
Những năm táo sơn tra được mùa được giá ông trúng lớn, lãi cả trăm triệu đồng. Có vốn trong tay ông tiếp tục đầu tư thuê nhân công cải tạo lại vườn táo. Dưới tán táo sơn tra ông trồng xen cây dong riềng với diện tích hơn 3 ha. Do hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây dong riềng phát triển tốt, năng suất cao, chỉ tính riêng tiền bán dong riềng mỗi năm ông thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng.
Bên dưới những tán rừng táo sơn tra, ông Sồng A Mang trồng xen dong riềng. Mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Cùng với táo sơn tra, cây dong riềng bắt đầu được người Mông ở các xã vung cao Bắc Yên trồng nhân rộng với diện tích lớn. Do đó, ông Mang còn đứng ra thu mua luôn cả dong riềng cho bà con “mùa táo bán táo, mùa dong bán dong” vừa làm vừa tìm hiểu thị trường. Qua khảo sát một số nơi thấy việc sơ chế tinh bột dong mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại có thể giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm tại chỗ.
Năm 2013, ông quyết định đầu tư mua máy sơ chế tinh bột dong riềng với công suất lớn. Mỗi ngày sơ chế cả chục tấn dong. Trung bình mỗi năm ông Mang thu mua và sơ chế từ 1,5 – 2 nghìn tấn dong cho bà con trên địa bàn. Công việc suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày càng khá giả.
Tuy không phải là chuyên gia về nông nghiệp nhưng ông Mang có cách làm rất khoa học, toàn bộ nước thải từ bã dong sau sơ chế được thu gom, sử dụng trở lại để tưới đất trồng dong và một số cây trồng khác thay thế cho phân bón hóa học. Không chỉ giảm được chi phí đầu tư mà còn giúp cho đất trở nên màu mỡ, canh tác được lâu dài.
Ngôi nhà xây 2 tầng của ông Sồng A Mang được đánh giá là khang trang nhất vùng.
Ngoài trồng táo mèo, trồng dong riềng, ông còn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà vừa để bán, vừa phục nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của gia đình, mang lại thu nhập ổn định. Đến nay, tổng thu nhập của gia đình ông Mang mỗi năm từ 700 – 800 triệu đồng, trở thành hộ giàu có nhất vùng. Cũng qua ông Mang, nhiều hộ gia đình đã học tập kinh nghiệp, vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng khấm khá.
Với ý chí và lòng quyết tâm vượt khó, ông Sồng A Mang đã xây dựng được cơ ngơi bề thế, nương rẫy phủ xanh cây táo sơn tra, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo nơi rẻo cao mây mù. Ông Sùng A Mang là một trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″ trong dịp diễn ra Chương trình “ Tự hào Nông dân Việt Nam” vào trung tuần tháng 10/2019.
Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương chỉ đạo, Báo Nông thôn ngày nay/ Dân Việt là đơn vị tổ chức.
Theo Danviet
Đồng thuận, đoàn kết tạo bước đột phá
Sơn La là tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 83,51%. Với xuất phát điểm thấp, dân trí chưa cao, nhưng nhờ đổi mới phương thức vận động, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều bước đột phá.
Bà Hoàng Thị Lương Tâm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Bắc Yên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Với vai trò tập hợp khối đại đoàn kết các dân tộc, Ủy ban MTTQ tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Trong đó, một trong những điểm nhấn nổi bật đó là đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân; thực hiện nề nếp nhiệm vụ "Mặt trận lắng nghe ý kiến của nhân dân", tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh định kỳ ít nhất 3 tháng một lần và đột xuất đến cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Những nỗ lực đó khiến cho các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Những băn khoăn, bức xúc của đồng bào, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số được phản ánh kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền để giải quyết kịp thời.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" được triển khai thực hiện gắn với phong trào "Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới" được Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực, hiến đất, hiến công xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu. Đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh có 26/188 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" nhằm kêu gọi, khơi dậy những tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp chung tay giúp đỡ người nghèo. 5 năm qua, toàn tỉnh đã vận động Quỹ Vì người nghèo được 51.477.200.000 đồng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 1.317 căn nhà Đại đoàn kết, xây dựng nhiều công trình phúc lợi, giúp đỡ hàng triệu gia đình phát triển sản xuất, khám, chữa bệnh và giúp đỡ học sinh nghèo; kịp thời kêu gọi, vận động, giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi thiên tai, bão lũ gây ra. Tổng số tiền vận động cứu trợ được 128.731.500.000 đồng.
Công tác giám sát và phản biện xã hội đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đẩy mạnh, trở thành hoạt động thường xuyên, trọng tâm của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên. Nhiệm kỳ 2014 - 2019, toàn tỉnh đã tổ chức được 68 Đoàn giám sát ở 22 nội dung. Việc giám sát và phản biện xã hội đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ trong xây dựng pháp luật, các chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính phù hợp, khả thi. Việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động.
Ủy ban MTTQ các cấp cũng hướng dẫn, xây dựng và duy trì hoạt động của 3.230 mô hình tự quản về "Vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy". Các tổ tự quản đều chú trọng, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tổ chức phát động thi đua cho nhân dân. Toàn tỉnh đã cảm hóa, giáo dục người sau cai nghiện không tái nghiện được 1.919 người; 963 khu dân cư không phát sinh người nghiện mới...
* Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019 - 2024 phấn đấu: 100% Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh có kế hoạch phối hợp với các tổ chức thành viên và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Hằng năm, triển khai thực hiện tốt việc vận động ủng hộ xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" và hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 3% trở lên...
Tuệ Phương
Theo ĐĐK
Xe tải lao xuống vực sâu trên quốc lộ 37, 1 người tử vong Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 37, đoạn dốc thuộc bản Cao Đa I (xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), chiếc xe tải bất ngờ bị mất lái lao xuống vực sâu khoảng 200m khiến tài xế tử vong tại chỗ. Trao đổi với PV Dân Việt, anh Hoàng Văn Ngự (ngụ bản Cao Đa I,...