Tỷ phú mít ở Cư Elang: Trồng mít mà chăm bẵm hơn cả trồng cà phê!
Giữa vùng đất pha cát cằn cỗi, vườn mít bạt ngàn của ông Nguyễn Đình Thìn (45 tuổi, trú thôn Ea Rớt, xã Cư Elang, huyện Ea Kar) vẫn xanh mướt mát.
“Trồng mít mà chăm bẵm cây hơn cả trồng cà phê!” là nhận xét của người dân địa phương về cách ông Thìn thâm canh vườn mít. Không phải là người đầu tiên trồng mít ở Cư Elang nhưng ông Thìn lại đi đầu trong việc đưa mít thành cây hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với nhiều cây trồng khác trong vùng.
Ông Thìn trong vườn mít của gia đình.
Quê gốc ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, ông Thìn đến lập nghiệp ở Ea Kar từ thời trai trẻ, vào thập niên 1990. Nhiều năm làm nông khiến ông nhận thấy thổ nhưỡng vùng Cư Elang không phù hợp với trồng cà phê, tiêu; còn trồng hoa màu thì chỉ vừa đủ ăn, khó làm giàu. Năm 2009, sau khi đi khảo sát các vườn cây ăn trái ở miền Tây Nam Bộ, ông Thìn đưa giống mít Thái cao sản về trồng, ban đầu trồng hơn 5 ha, sau đó mở rộng dần trên đất khai hoang, đến nay đã lên đến gần 20 ha.
Trong khi nhiều người trồng mít trong vùng thường để cây mọc tự nhiên, thu hoạch được chăng hay chớ thì ông Thìn đầu tư khá nhiều tiền của, công sức cho vườn mít. Mít được trồng mật độ thưa, với gần 300 cây/ha để cây có đủ ánh sáng, phát triển chắc khỏe. Vườn lúc nào cũng có trên 10 lao động chuyên chăm sóc, thu hoạch. Ông Thìn cho đắp 1 con đập, đào 5 ao trữ nước ở các lô vườn và sử dụng hệ thống tưới phun đến từng gốc mít vào mùa khô.
Video đang HOT
Ông còn nghĩ cách giữ ẩm và cải tạo đất bằng việc mua bã mía xay nhỏ từ nhà máy đường về rải một lớp dày trong vườn cây, lớp bã này không chỉ chống xói mòn mà còn phân hủy tạo thêm dinh dưỡng cho đất. Đối với các loại nấm bệnh trên cây mít, ông thường dùng các chế phẩm sinh học, hoặc vôi theo kinh nghiệm dân gian để xử lý, hạn chế sử dụng hóa chất…
“Mỗi năm vườn mít được bón phân 6 – 7 lần; khi mít ra trái, tôi cho cắt bỏ bớt trái non, chỉ để lượng trái vừa phải. Đồng thời bón phân vài đợt cho đến khi thu hoạch, chủ yếu là phân sinh học, vi sinh để nuôi trái lớn hết kích cỡ. Nhờ đó mít cho trái 3 mùa chính trong năm nhưng cây không suy kiệt”, ông Thìn tiết lộ. Chính từ đầu tư thâm canh bài bản mà năng suất vườn mít khá cao. Những năm gần đây, số cây mít đưa vào kinh doanh nhiều hơn thì sản lượng cũng tăng dần lên. Năm 2015 vườn mít cho thu hoạch hơn 200 tấn trái, năm 2016 đạt đến 600 tấn, năm nay dự kiến sản lượng gần 1.000 tấn. Theo ông Thìn, năm ngoái với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, vườn mít cho thu nhập tới 6 tỷ đồng, trừ đi chi phí đầu tư chăm sóc, lãi hơn 3 tỷ đồng.
Sản phẩm mít trái từ vườn ông Thìn được thương lái tìm mua, đưa đi tiêu thụ trong các siêu thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, một phần xuất sang Trung Quốc; còn lại cung cấp cho các nhà máy chế biến trái cây sấy. “Trồng mít hàng hóa không lo đầu ra vì lúc nào cũng có thị trường tiêu thụ. Tôi nghĩ cây mít có hiệu quả kinh tế khá cao, tính ra cùng mức đầu tư chăm sóc như nhau thì với giá hiện nay, mít có lãi gấp 3 lần cây cà phê”, ông Thìn nhận định. Ông cho biết đang khuyến khích nhiều hộ trong vùng trồng mít như mình để mở rộng diện tích thành vùng mít chuyên canh, có sản lượng lớn; đồng thời sẽ làm thủ tục xây dựng thương hiệu “Mít sạch Cư Elang”.
Theo Ngọc Quyền (Báo Đăk Lăk)
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi "ba ba gai", nông dân"phố núi" thu tiền tỷ mỗi năm
Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã khởi nghiệp làm giàu từ nuôi con đặc sản là ba ba gai, mỗi năm thu về trên 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng từ nuôi ba ba gai.
Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ nuôi ba ba gai, năm 2005, ông Quyết đã tận dụng 400 m2 mặt nước ao của gia đình đầu tư nuôi 200 con ba ba sinh sản. Để có tiền mua con giống, thức ăn, cải tạo lại ao nuôi... ông Quyết đã phải đi vay mượn tiền từ người thân, bạn bè. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông gặp rất nhiều khó khăn trong cách chăm sóc: thả chìm thức ăn xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước, thiếu ô xy, ba ba bị bệnh, chậm lớn.
Tuy vậy, với tinh thần quyết tâm làm giàu từ nuôi ba ba, ông đã tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật nuôi ba ba từ những mô hình nuôi hiệu quả cao. Sau đó, ông chuyển sang cho ba ba ăn trên cạn; đồng thời, kết hợp thả cá mè, rô phi, ốc để tận dụng sự tương trợ giữa các loài với nhau, vừa đảm bảo nguồn thức ăn, vừa cải thiện nguồn nước. Nhờ đó, mô hình nuôi ba ba của gia đình ông Quyết đã thành công, cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2008, ông Quyết đã mở rộng diện tích và phát triển trang trại lên đến 5000 m2, nhằm cung cấp ba ba thương phẩm cũng như con giống tới nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Hoàng Quyết chia sẻ: "Ba ba là giống bản địa ở nên tốc độ sinh trưởng của nó rất nhanh. Nuôi 3 năm có thể đạt trọng lượng từ 3 - 4kg; trong khi đó, các loại ba ba khác chỉ đạt từ 1 - 1,5kg. Trước đây, ba ba được bắt từ các con sông, suối, hồ... ở những địa bàn xung quanh đây, nên nguồn gốc của con giống rất đảm bảo".Ông cho biết thêm, ba ba gai là một loài tương đối dễ nuôi, ít khi bị bệnh dịch. Tùy theo từng loại mà ba ba có giá trị khác nhau. Thời gian đầu, giá bán con giống chỉ đạt từ 30.000 - 50.000 đồng/con, sau tăng dần. Hiện tại, trung bình 1 con ba ba giống bán ra với giá 150.000 đồng/con.
Đối với ba ba thương phẩm thì chỉ cần 3 năm là xuất bán được, thời điểm đó mỗi con cũng nặng tầm 3 - 4kg/con, giá bán được khoảng 500.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại ba ba thông thường khác, đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, ông Quyết thường xuất bán ba ba gai thương phẩm đến các nhà hàng, khách sạn... trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Hiện tại, gia đình ông Quyết đã có khoảng 8.000 con ba ba giống, thương phẩm và bố mẹ, trung bình một năm cung ứng ra thị trường 600 con ba ba thịt và 7.000 con giống, thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm.Ba ba gai to hơn các loại ba ba bình thường khác. Thịt của chúng khi chế biến rất thơm và ngọt, tuổi đời của chúng có khi lên tới 2 chục năm, có những con ba ba sinh sản lên tới 30 kg.
Với kinh nghiệm hơn chục năm nuôi ba ba gai, ông Quyết cho biết: "Nuôi ba ba không phức tạp, dễ nuôi chỉ cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chú ý cho ăn đúng, đủ chất và vệ sinh môi trường nước sạch, tránh gây ô nhiễm, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao".
Nói về kỹ thuật nuôi ba ba gai, ông Quyết nhấn mạnh phải thường xuyên theo dõi nắm bắt các giai đoạn phát triển của ba ba gai cái. Khi chúng đến giai đoạn đẻ phải tách riêng con đực và con cái theo tỷ lệ 1 đực và 5 cái hoặc 1 đực và 4 cái. Bởi vì, nếu số lượng con đực nhiều thì nó sẽ xảy ra hiện tượng con đực cắn chết con cái.
Khi con cái đẻ thì chuồng ấp trứng phải được đảm bảo duy trì đúng nhiệt độ từ 30 đến 32 độ thì mới đảm bảo trứng không bị hỏng. Bên cạnh đó, nuôi ba ba cần đặc biệt chú ý quan tâm đến môi trường nước ao vì bệnh chủ yếu ở ba ba là do thức ăn dư thừa gây ra.
Vì vậy, trong quá trình nuôi cần cho ba ba ăn một chỗ, thường xuyên kiểm tra khử nước theo định kỳ bằng vôi bột, muối, thuốc tím trộn lẫn, cứ 100 m3 ao thì rắc 1 kg. Sau 20 - 30 ngày tiến hành một lần để tạo môi trường nước ao bảo đảm vệ sinh; hoặc có thể thả một ít bèo xuống ao cũng giúp cải tạo nguồn nước. Đồng thời, khâu chọn giống cũng rất quan trọng và không nên chọn giống ba ba đồng huyết sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của ba ba.
Tuy nhiên, khi đề cập đến việc muốn mở rộng quy mô nuôi ba ba, ông Quyết vẫn còn khá nhiều trăn trở. Theo ông, khó khăn nhất là do địa hình địa phương đồi, núi khá nhiều, ao, hồ lại ít nên việc phát triển thêm diện tích là rất khó. Cho nên, hiện tại ông vẫn chỉ tập trung chăm sóc quy mô ba ba hiện có của gia đình.
Có thể thấy, nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, đầu ra tương đối ổn định nên mô hình nuôi ba ba gai của ông Quyết đã được nhiều hộ trong họ hàng, khu dân cư và thị trấn tham quan học tập. Ngoài ra, ông còn giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong xã, góp phần cùng nhau phát triển và giảm nghèo bền vững.
Theo Hải Hà (Báo Yên Bái)
Độc đáo: Cho gà ấp trứng le le nguồn gốc hoang dã, thu tiền tỷ 8 năm với nghề chăn nuôi, anh Sa Lê dân tộc Chăm ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã thuần hóa được loài le le hoang dã, cho gà ấp trứng le le để tạo con giống khỏe, nuôi thương phẩm để xuất khẩu. Đàn lele của anh Sa Lê Nhờ cách làm mới, anh Sa...