Tỷ phú Li Ka-shing cảnh báo Brexit
Khi tương lai của Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được định đoạt bằng cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 tới, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại vương quốc này đã lên tiếng kêu gọi bỏ phiếu chống.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong Li Ka-shing, ông trùm đã bỏ tiền mua O2, tạo hãng dịch vụ di động lớn nhất tại Anh trong sáng nay vừa lên tiếng cảnh báo, chắc chắn ông sẽ xem xét lại việc đầu tư vào quốc gia này nếu việc Anh rút khỏi EU – hay còn gọi là Brexit xảy ra.
Người đàn ông giàu nhất Hong Kong này là nhân tố mới nhất lên tiếng lo ngại về khả năng Brexit, sau Nissan Motor Co và Goldman Sachs Group. Với mối nguy cơ Brexit sẽ tác động tới đồng euro và bảng Anh, công ty chủ chốt của ông Li Ka-shing CK Hutchison Holdings Ltd đã đánh giá lại mục tiêu lợi nhuận và phương án đầu tư vào các lĩnh vực.
“Brexit là mối lo ngại lớn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người đã bỏ nhiều tiền vào các dự án tại khu vực châu Âu như CK Hutchison. Việc đầu tư vào châu Âu cần rất cẩn trọng trong năm nay”, Dickie Wong, giám đốc cao cấp của Kingson Securities Ltd cho biết.
Ngay trong lòng nước Anh, giám đốc của một phần ba các công ty lớn nhất tại đây gần đây đã ký tên vào một bức thư thể hiện mong muốn Anh tiếp tục giữ nguyên vai trò là thành viên của EU. HSBC Holdings Plc thậm chí còn cảnh báo, họ sẽ chuyển bớt 1.000 nhân viên tới Paris ngay khi Brexit xảy ra.
Trong năm ngoái, doanh số bán hàng tại Anh chiếm 37% doanh số bán lẻ của CK Hutchison, là quốc gia có đóng góp lớn nhất đối với Tập đoàn này. Cũng trong năm ngoái, Công ty nằm dưới sự kiểm soát của tỷ phú Li Ka-shing đã mua lại Eversholt Rail Group của Anh.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Video đang HOT
Ý đồ mới của Trung Quốc ở biển Đông
Trung Quốc không thể độc quyền cảnh báo sóng thần ở biển Đông.
Reuters đưa tin ngày 16-3, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (TQ) Vương Hoành ngang nhiên thông báo với báo chí trung tâm cảnh báo sóng thần do TQ lập ở biển Đông đã bắt đầu hoạt động dù đang trong quá trình xây dựng.
Âm mưu bành trướng mới
Ngay sau đó, tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 16-3 đã đăng bài viết với tiêu đề"Cái gì phía sau trung tâm cảnh báo sóng thần "mới" của TQ ở biển Đông?". Bài viết nêu lên ba luận điểm:
Ý tưởng thành lập trung tâm cảnh báo sóng thần không mới. Sau thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, tổ chức UNESCO thông qua Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) đã lập Hệ thống cảnh báo và giảm nhẹ sóng thần Thái Bình Dương (PTWS).
Nhiều trung tâm cảnh báo đã được thành lập trong PTWS để phát cảnh báo cho các khu vực riêng biệt. Ví dụ: Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) ở Hawaii và Cơ quan Khí tượng Nhật ở Tokyo phụ trách phát cảnh báo cho khu vực biển Đông.
TQ đã công khai dọ ý lập trung tâm cảnh báo sóng thần riêng. Đến tháng 9-2013, đại hội đồng IOC nhất trí với đề nghị của TQ. Như vậy, trung tâm cảnh báo của TQ dứt khoát phải hoạt động trong khuôn khổ của PTWS.
Nói chung các trung tâm cảnh báo sóng thần không độc quyền đảm trách một vùng biển nào. Do đó, trung tâm cảnh báo của TQ không thể chỉ đảm trách biển Đông.
Ví dụ: Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii phát cảnh báo đến khu vực Thái Bình Dương, biển Đông và vùng Caribê còn Cơ quan Khí tượng Nhật phát cảnh báo đến tây bắc Thái Bình Dương và biển Đông.
TQ lại nói trung tâm cảnh báo của TQ phát cảnh báo ở biển Đông, quần đảo Sulu và vùng biển Sulawesi. Đây là hành động giống như lừa dối bởi trung tâm cảnh báo của TQ không thể độc quyền cảnh báo ở biển Đông.
Cần phải đặt sự kiện TQ công bố lập trung tâm cảnh báo sóng thần trong bối cảnh TQ âm mưu bành trướng ở biển Đông. Reuters ghi nhận TQ có thể sử dụng trung tâm cảnh báo này để củng cố yêu sách chủ quyền trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông.
Tạp chí The Diplomat nhận xét nếu tính đến hành động ngang ngược của TQ ở biển Đông và quá trình cấp tập bồi đắp xây đảo nhân tạo, không quá khó để nhận ra ý đồ phía sau trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ.
Thủ tướng Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Đông Timor Taur Matan Ruak ngày 15-3 tại Tokyo. Ảnh: JIJI
Tư lệnh Úc ủng hộ Mỹ
Hãng Bloomberg ngày 16-3 dẫn lời Tư lệnh không quân hoàng gia Úc Leo Davies tuyên bố với báo giới Úc nên xem sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ như diễn tiến tự nhiên khi liên minh chiến lược giữa hai nước phải đương đầu với tình trạng căng thẳng gia tăng ở biển Đông.
Tư lệnh không quân Leo Davies cho biết máy bay Mỹ thường xuyên bay đến Úc để diễn tập và thực hiện các sứ mệnh.
Theo ông, Úc cung cấp cho Mỹ cơ hội tiến hành các cuộc diễn tập đường dài vốn không dễ thực hiện ở những nơi khác trên thế giới.
Ông nói Úc đã thảo luận với các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Singapore và Philippines nhằm bảo đảm duy trì các cuộc diễn tập duy trì tự do hàng hải ở biển Đông.
Ông nhận định quân sự hóa trong khu vực đã tăng tốc đến mức khó theo kịp. Liên quan đến vấn đề tự do hàng hải và hàng không, Tư lệnh không quân Leo Davies nhận xét: "Với quan điểm của một phi công, tôi sẽ tuân thủ các quy định hàng không. Chúng tôi sẽ bay ở vùng trời mà chúng tôi có quyền bay. Chúng tôi sẽ xin phép ngoại giao ở những nơi cần đi vào và chúng tôi sẽ hoạt động theo cách chúng tôi đã làm trong hơn 30 năm qua ở biển Đông".
Ông khẳng định các cuộc tuần tra của Úc không hề thay đổi.
Ông giải thích: "Chúng tôi vẫn đang kết hợp các cuộc tuần tra qua Ấn Độ Dương và biển Đông". Ông nhấn mạnh Úc không muốn hải quân rơi vào tình trạng "do thực thể đó hiện đã khác nên tôi phải đi hướng khác" so với các cuộc diễn tập trước đây.
Úc được xem là một đối tác quan trọng trong chiến lược tái cân bằng kinh tế và chính trị sang châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Obama. Úc đang tiếp nhận lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và tổ chức diễn tập quân sự ở các vùng phía bắc xa xôi.
Tháng trước, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng đã phụ họa lời kêu gọi của Mỹ rằng TQ cần kiềm chế trong vấn đề quân sự hóa các thực thể mà Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở biển Đông.
Báo The Japan Times (Nhật) đưa tin ngày 15-3, Nhật và Đông Timor đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình gần đây ở biển Đông, ý chỉ hành động táo tợn của Bắc Kinh ở biển Đông. Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Đông Timor Taur Matan Ruak đang ở thăm Tokyo, hai bên đã phản đối mọi hành động có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng ở biển Đông. Thủ tướng Shinzo Abe cam kết giúp Đông Timor tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và cung cấp viện trợ ODA 5 tỉ yen cho Đông Timor. TQ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Đông Timor và đây là lần đầu tiên Đông Timor bày tỏ lo ngại về biển Đông. _____________________________________ 4 máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon đã được chính phủ Úc đặt hàng thêm, nâng số máy bay tuần tra biển lên tổng cộng 12 chiếc. Hôm 15-3, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne thông báo như trên. Số máy bay mới sẽ thay thế các máy bay AP-3C Orion già cỗi và sẽ bắt đầu được chuyển giao vào năm 2017. Dự kiến các máy bay sẽ hoạt động năm 2021.
PH. QUỲNH - HUY NGUYỄN
Theo_PLO
Tướng Mỹ cảnh báo Anh rời EU sẽ làm NATO suy yếu Chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges ngày 15.3 cho biết việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) có thể khiến EU sụp đổ và làm suy yếu NATO. Chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges lo ngại việc Anh rời khối EU sẽ khiến NATO suy yếu -...