Tỷ phú kim cương sở hữu hàng tỷ đô vẫn đi lừa đảo khắp Ấn Độ
Cảnh sát Anh đã bắt giữ đại gia kim cương của Ấn Độ, Nirav Modi tại London, vì liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng trị giá 2 tỷ USD.
Tỷ phú kim cương của Ấn Độ Nirav Modi (Nguồn: CNN)
Theo thông cáo từ Cơ quan Cảnh sát Đô thị Luân Đôn và “nhân danh chính quyền Ấn Độ”, cảnh sát Luân Đôn đã bắt giữ Nirav Modi vào hôm thứ 3 vừa qua. Đơn xin tại ngoại của vị tỷ phú đã bị Tòa án từ chối và ông này sẽ bị tạm giam cho đến ngày 29/3, theo thông tin từ Tòa án Westminster.
Theo Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI), tỷ phú ngành buôn bán kim cương Ấn Độ và các quan chức ngân hàng bị cáo buộc đã ban hành Thư Đảm bảo giả cho các ngân hàng nước ngoài để lấy tiền của khách hàng với số tiền lừa đảo có thể lên tới 2 tỷ USD. Cơ quan đưa ra tố cáo vị tỷ phú này là ngân hàng quốc gia Punjab, Ấn Độ, khi họ phát hiện hành động gian lận của vị tỷ phú này tại một chi nhánh, cách đây khoảng 1 năm trước.
Video đang HOT
Ngay sau đó, các cơ quan có thẩm quyền tại Ấn Độ đã phát lệnh bắt giữ Nirav Modi trên mạng lưới Interpol và nhà chức trách London đã được yêu cầu thực thi lệnh bắt giữ này, người phát ngôn của Tổng cục Thi hành án Ấn Độ cho biết. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng phát đi thông cáo báo chí rằng họ sẽ xin lệnh dẫn độ Nirav Modi về nước trong thời gian sớm nhất có thể.
“Điều tra cho thấy hành vi lừa đảo đã được thực hiện dù các thông tin về hành vi này đã được các lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Quốc gia Punjab nắm rõ. Những người này đã không thực hiện các quy định và thông tư do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) ban hành về việc đảm bảo an toàn cho hoạt động liên quan tới SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Thay vào đó, họ đã báo cáo sai tình hình thực tế cho RBI”, một thông cáo từ CBI năm ngoái cho biết.
CBI đã đột kích hàng chục văn phòng và tịch thu tài sản trị giá hàng triệu đô la thuộc về tỷ phú Modi, dù ông này đã phủ nhận mọi cáo buộc về hành vi vi phạm pháp luật. Ông đã bị văn phòng cơ quan điều tra buộc tội về các âm mưu hình sự, lừa đảo và tham nhũng.
Nirav Modi từng được xếp hạng là người giàu thứ 85 tại Ấn Độ với tài sản trị giá 1,8 tỷ USD, theo Forbes. Việc tỷ phú này bị bắt giữ có thể ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại Ấn Độ. Việc phát hiện vụ lừa đảo và tỷ phú này từ chối về nước để đối mặt với các cáo buộc hình sự làm gia tăng áp lực đối với Thủ tướng Narendra Modi – người đã đưa ra những cam kết dẹp nạn tham nhũng tại Ấn Độ.
Năm 2016, một tỷ phú ngành rượu của Ấn Độ, Vijay Mallya, cũng chạy trốn ra nước ngoài sau khi gây ra số nợ tổng cộng 1,6 tỷ USD tại 17 ngân hàng nước này. Các thủ tục dẫn độ Mallya về Ấn Độ vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, ông này phủ nhận việc ra nước ngoài để trốn nợ và gọi các cáo buộc gian lận và rửa tiền nhằm vào mình là “sai trái, bịa đặt và vô căn cứ”.
Theo Danviet
Vụ xả súng tại New Zealand: Các đền thờ Hồi giáo ở Christchurch mở cửa trở lại
Ngày 22/3, New Zealand đã mở cửa trở lại các đền thờ Hồi giáo ở Christchurch lần đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng khiến 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương 1 tuần trước.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại Christchurch, New Zealand, ngày 17/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Sau khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng, cảnh sát đã đóng cửa và kiểm soát các đền thờ Hồi giáo trong đó có Al Noor và Linwood vì lý do an ninh. Một tình nguyện viên tại đền thờ Al Noor - nơi có tới 42 người thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 15/3 vừa qua, cho biết lực lượng chức năng cho phép 15 người vào một lần, và hiện chưa rõ khi nào đền thờ này mở cửa trở lại hoàn toàn. Đền thờ này vẫn đang đóng cửa một phần để tiến hành sửa chữa và dọn dẹp.
Giới chức phụ trách đền Al Noor hiện chưa đưa ra tuyên bố nào về thông tin trên.
Cùng ngày, khoảng 3.000 người đã tham gia tuần hành thể hiện sự đoàn kết và yêu thương cũng như tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng. An ninh đã được thắt chặt tại nơi diễn ra tuần hành, với sự xuất hiện của hàng chục cảnh sát có vũ trang.
Trước đó, ngày 22/3, người dân trên khắp cả nước New Zealand đã dành 2 phút mặc niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng kinh hoàng. Chính phủ New Zealand đã cam kết đảm bảo an toàn và an ninh cho cộng đồng người Hồi giáo sống tại quốc gia này.
Vụ xả súng hôm 15/3 vừa qua tại Christchurch là vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử New Zealand. Phần lớn trong số 50 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo đều là người nhập cư và công dân các nước như Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Somalia... Nghi can chính trong vụ việc này là Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia, 28 tuổi và là kẻ theo quan điểm "da trắng thượng đẳng". Kẻ xả súng thậm chí đã livestream vụ tấn công trên trang mạng xã hội Facebook trong 17 phút.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Cách đặc biệt thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng người Hồi giáo của phụ nữ New Zealand Ngày 22/3, phụ nữ trên khắp New Zealand đã đồng loạt đội hijab - tấm khăn trùm kín đầu và ngực của phụ nữ Hồi giáo - nhằm thể hiện thông điệp về hòa bình và sự đoàn kết với cộng đồng người Hồi giáo, sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào hai đền thờ thuộc tôn giáo này tại thành phố...