Tỷ phú Jack Ma và vợ con đưa Kim Dung về nơi an nghỉ cuối cùng
Hôm 13/11, lễ đưa tang nhà văn Kim Dung được tổ chức tại Hong Kong. Lễ đưa tang diễn ra nhanh gọn và đơn giản.
Clip lễ Jack Ma, Trương Kỷ Trung đưa tang nhà văn Kim Dung Sáng 13/11, di thể nhà văn Kim Dung được đưa tới chùa Bảo Liên ở Hong Kong. Lễ hỏa táng diễn ra vào trưa cùng ngày.
Sáng 13/11, người thân của Kim Dung tổ chức lễ tiễn biệt ông lần cuối. Khoảng 11h cùng ngày, linh cữu chở Kim Dung được đưa khỏi nhà tang lễ. Con trai Tra Truyền Thích là người ôm di ảnh cha. Sinh thời Kim Dung có bốn người con, hai trai và hai gái. Người con trai cả đã qua đời ở tuổi 19.
Vòng hoa hình trái tim do vợ Kim Dung chuẩn bị. Bà Lâm Nhạc Di, đã túc trực bên chồng trong những năm ông đau ốm.
Quan tài của Kim Dung được phủ bằng vài thêu màu xanh nhạt. 6 người đàn ông chịu trách nhiệm đỡ linh cữu lên xe tang. Di thể của Kim Dung được đưa tới Bảo Liên Thiền Tự và hỏa táng tại tòa tháp của chùa.
Theo HKChannel, mọi thủ tục diễn ra rất nhanh. Đây cũng là ý nguyện lúc còn sống của Kim Dung. Nhà văn nổi tiếng mong muốn tổ chức tang lễ đơn giản.
Jack Ma có mặt trong buổi lễ tiễn đưa Kim Dung về nơi an nghỉ cuối cùng. Hôm 12/11, tỷ phú Alibaba đã bay từ Đại lục tới Hong Kong để dự tang lễ.
Đối với Jack Ma, Kim Dung là người có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và sự nghiệp. Trong những năm qua, Jack Ma luôn muốn sống quang minh chính đại như các đại hiệp trong tiểu thuyết Kim Dung.
Nhà sản xuất Trương Kỷ Trung xuất hiện giữa những dòng người đưa tiễn. Kim Dung và Trương Kỷ Trung thân thiết từ những năm 2000. Trương Kỷ Trung cũng là nhà sản xuất đầu tiên đưa tác phẩm Kim Dung lên màn ảnh nhỏ ở Đại lục.
Ông Đổng Kiến Hoa tập tễnh đưa tang bạn thân. Đổng Kiến Hoa là Trưởng đặc khu Hong Kong trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2005.
Nhà sản xuất phim Hứa An Hoa là người có mặt trong tang lễ từ chiều 12/11. Bà là người bạn tốt của nhà văn Kim Dung.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc đương đại, được mệnh danh là “võ lâm minh chủ”, doanh số bán sách cao nhất trong giới văn đàn Trung Quốc. Ông còn là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hong Kong. Trong sự nghiệp của mình, Kim Dung viết 15 bộ tiểu thuyết võ hiệp. “Thái đẩu võ hiệp” Kim Dung qua đời ngày 30/10, hưởng thọ 94 tuổi.
Xe tang kết hoa trắng đơn giản đưa linh cữu Kim Dung đến chùa.
Hôm 2/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chia buồn đến gia đình Kim Dung. Chủ tịch bày tỏ niềm thương tiếc khi quốc gia đã mất đi một cây viết xuất sắc có tầm ảnh hưởng với văn hóa nước nhà. Ngoài ra, Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhiều quan chức đương nhiệm và một số lãnh đạo đã nghỉ hưu như nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng gửi thư chia buồn đến gia đình Kim Dung.
Hiểu Nguyệt
Ảnh: Sina, HKChannel
Theo Zing
Jack Ma, Huỳnh Hiểu Minh và nhiều nghệ sĩ đến dự tang lễ Kim Dung
Jack Ma, nhà sản xuất Trương Kỷ Trung, Huỳnh Hiểu Minh, Trần Kiều Ân đã bay từ Đại lục đến Hong Kong dự tang lễ "thái đẩu tiểu thuyết võ hiệp" Kim Dung.
Chiều 12/10, lễ tang nhà văn Kim Dung được tổ chức tại Nhà tang lễ Hong Kong. Theo ý nguyện của Kim Dung lúc còn sống, lễ tang diễn ra đơn giản. Tỷ phú Jack Ma có mặt từ rất sớm. Ông đi cùng trợ lý đến tiễn biệt thần tượng một thời.
Jack Ma giữa vòng vây của các phóng viên. Từ khi lập nghiệp, Jack Ma đã nhiều lần bày tỏ là ông là fan trung thành của Kim Dung. Vì Kim Dung, Jack Ma biến Alibaba trở thành "giang hồ" của riêng mình. Khi nghe tin tiểu thuyết gia qua đời, Jack Ma đã gửi lời chia buồn tới gia đình. Ông gọi đây là mất mát lớn lao của văn học Trung Quốc.
Nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh lặng lẽ tới viếng. Anh nổi tiếng nhờ Thần điêu đại hiệp. Sau bộ phim này, Huỳnh Hiểu Minh giữ quan hệ thân thiết với nhà văn Kim Dung suốt những năm qua. Tài tử từng nhiều lần dự sinh nhật ông.
Trương Kỷ Trung và Huỳnh Hiểu Minh bay từ Đại lục tới Hong Kong dự tang lễ Kim Dung. Trương Kỷ Trung là nhà sản xuất được lòng Kim Dung. Ông từng sản xuất nhiều phim chuyển thể như Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần điêu đại hiệp, Thiên long bát bộ.
Nữ diễn viên Tiếu ngạo giang hồ Trần Kiều Ân đeo kính đen khi tới viếng Kim Dung. Năm 2013, Trần Kiều Ân tạo nên cơn sốt tại Đại lục nhờ vai Đông Phương Bất Bại. Bản phim năm 2013 bị chỉ trích sai nguyên tác nhưng vai diễn của cô lại nhận được tình cảm từ khán giả.
Lữ Lương Vỹ đến dự tang lễ một mình. Anh cũng là nam diễn viên thành danh nhờ các phim của Kim Dung.
Vợ chồng nhà văn Nghê Khuông chống gậy tới tiễn biệt bạn. Nghê Khuông là người bạn tri kỷ của Kim Dung suốt những năm qua.
Rất đông phóng viên theo sát Nghê Khuông. Ông tới dự tang lễ dù đang đau ốm.
Đạo diễn hàng đầu Hong Kong Hứa An Hoa là một độc giả trung thành của Kim Dung. Đạo diễn Bao giờ trăng sáng chia sẻ: "Các tác phẩm của Kim Dung đã tạo nên thời kỳ đỉnh cao của dòng phim võ hiệp".
Bà Regina Ip, thành viên hội đồng lập pháp Hong Kong.
Con trai Kim Dung là Tra Truyền Thích có mặt tại Nhà tang lễ Hong Kong. Kim Dung có bốn người con, hai trai và hai gái. Người con trai cả Tra Truyền Hiệp tự tử khi mới 19 tuổi.
Gia quyến nhà văn có mặt khá muộn. Lễ đưa tang Kim Dung được tổ chức vào ngày 13/11.
Theo HKChannel, người nhà chuẩn bị nhiều vàng mã trong lễ tang. Đây là chiếc bàn và bút nghiên được đặt ở nhà tang lễ. Nhà văn Kim Dung qua đời hôm 30/10, hưởng thọ 94 tuổi.
Hiểu Nguyệt
Ảnh: Apple Daily, Sina, QQ
Theo Zing
Đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung giàu có, quyền lực cỡ nào? Dù trong giới văn sĩ hay trong giới doanh nhân, một nhân vật như Kim Dung có thể nói là "vô tiền khoáng hậu". Từ năm 1955 đến năm 1970, tiểu thuyết gia Kim Dung đã sáng tác 14 bộ tiểu thuyết. Số lượng phát hành trên toàn thế giới lên tới hàng trăm triệu bản, tổng số phim điện ảnh và truyền...