Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới thoát chết nhờ phát hiện ung thư sớm
Warren Buffett phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt năm 2012. Nhờ điều trị sớm, sức khỏe của vị tỷ phú đã ổn định.
Tháng 4/2012, bức thư từ chủ nhân khối tài sản 89 tỷ USD, Warren Buffett, đã được đăng tải trên trang web chính thức của Berkshire Hathaway. “Huyền thoại đầu tư” cho biết mình đang mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu.
Ông chủ của Berkshire cũng trấn an các cổ đông rằng tình trạng sức khỏe không đáng lo ngại. Điều bất ngờ là sau đó Warren Buffett lựa chọn cách điều trị mà theo như Reuters viết “gây kinh ngạc cho một số chuyên gia”.
Xạ trị ngay sau khi phát hiện bệnh
Ngày 17/4/2012, Warren Buffett viết trong thư gửi tới cổ đông công ty rằng: “Tôi vừa nhận được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt vào thứ Tư tuần trước. Tôi đã quét CAT, xương cũng như chụp MRI (…) và phát hiện ra mình mắc bệnh vì mức độ PSA gần đây đã vượt quá độ cao bình thường”. Cùng với đó, ông chia sẻ trong tháng 7/2012 bản thân sẽ bước vào đợt xạ trị.
Warren Buffett chọn cách xạ trị ngay khi phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Ảnh: Essential News.
Theo ABC News, giữa tháng 9/2012 tỷ phú giàu thứ 3 thế giới đã hoàn thành khóa điều trị với kết quả tích cực. Ông chia sẻ: “Đó là một ngày tuyệt vời đối với tôi sau khi trải qua 44 lần xạ trị”.
Warren Buffett thậm chí còn nói đùa với các giám đốc điều hành về kế hoạch sống của bản thân để để trở thành người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt sống sót lâu nhất. Ông cũng bày tỏ sự nhẹ nhõm vì đã hoàn thành các phương pháp điều trị bức xạ. “Các tác dụng phụ sẽ tới trong một vài tuần, nhưng tôi rất vui khi nói rằng mình đã tạm biệt ung thư”, vị tỷ phú nói.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ sống sót tương đối năm năm đối với nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn một là gần 100%. Vì vậy, ABC News cho rằng quyết định của Warren Buffett trước bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 1 là phương pháp gây tranh cãi. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, căn bệnh có thể chữa khỏi và việc dùng xạ trị thường thích hợp với các thời kỳ sau.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm?
Medicinenet cho biết các chuyên gia lưu ý rằng ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn 1, khi các tế bào vẫn đang trú ngụ ở bộ phận này, có khả năng chữa khỏi cao. ACS thống kê, cứ 4 trong số 5 bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn 1 hoặc 2 có tỷ lệ sống sót thêm 10 năm là 98%.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt nếu phát hiện sớm là xấp xỉ 100%. Ảnh: Medscape.
Hiện nay, khoảng 242.000 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở Mỹ mỗi năm và khoảng 28.000 người chết vì căn bệnh này hàng năm. “Nhiều bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu tế bào ung thư không lan rộng”, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ lưu ý trên trang web của mình. Và thậm chí “một số bệnh nhân ung thư không lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt cũng có thể được chữa khỏi”.
Trả lời phỏng vấn của MSNBC, TS Christopher Kane, Trưởng khoa tiết niệu trường Đại học California (San Diego) cho biết, thực tế Warren Buffett đang ở giai đoạn 1, các tế bào ung thư trú ngụ ở tuyến tiền liệt, chớm lây lan sang các bộ phận khác, vì vậy việc chữa khỏi hoàn toàn là điều có thể làm được.
Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Mayo Clinic đưa ra ý kiến, việc nên tầm soát khi không có triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Các tổ chức y tế không đồng ý về việc sàng lọc bởi chưa rõ lợi ích mà nó mang lại.
Một số tổ chức y tế khuyên nam giới nên xem xét sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 50, hoặc sớm hơn đối với những người đàn ông có yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm sàng lọc tuyến tiền liệt có thể bao gồm:
Video đang HOT
- Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): Nếu bác sĩ của bạn tìm thấy bất kỳ sự bất thường trong kết cấu, hình dạng hoặc kích thước của tuyến tiền liệt, người bệnh có thể cần xét nghiệm thêm.
- Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Tuyến tiền liệt chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra do dư thừa protein PSA trong máu. Xét nghiệm PSA kết hợp với DRE sẽ giúp xác định ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm nhất.
Nam giới nên thận trọng với những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Ảnh: Medical Newstoday.
Nếu xét nghiệm DRE hoặc PSA phát hiện bất thường, các bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm tiếp theo chẳng hạn như: Siêu âm, kiểm tra mẫu mô tuyến tiền liệt hoặc kiểm tra phản ứng tổng hợp MRI.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u, liệu pháp suy giảm hormone (nội tiết tố nam) và phương pháp xạ trị. Nếu khối u vẫn đang phát triển chậm, dựa trên sự thay đổi mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân điều trị bằng thuốc và theo dõi.
Nếu có các dấu hiệu cảnh báo sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt:
- Tiểu buốt hoặc khó khăn khi đi tiểu
- Thường xuyên đi tiểu hơn vào ban đêm
- Mất kiểm soát cảm giác buồn tiểu
- Giảm lưu lượng hoặc tốc độ của dòng nước tiểu bất thường
- Tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch
- Đau khi xuất tinh
Theo Zing
'Lên đỉnh' có dấu hiệu này, quý ông đến viện ngay lập tức
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm hệ thống niệu-sinh dục, khối u, sỏi, cấu trúc giải phẫu cơ thể bất thường...
Hematospermia là hiện tượng xuất hiện máu trong tinh dịch, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do sinh thiết tuyến tiền liệt. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm hệ thống niệu-sinh dục, khối u, sỏi, cấu trúc giải phẫu cơ thể bất thường,... Xuất hiện máu trong tinh dịch là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.
Đối với nam giới dưới 40 tuổi, hiện tượng xuất hiện máu trong tinh dịch có thể tự hết, tuy nhiên đối với nam giới trên 40 tuổi cần được điều trị nếu:
Hiện tượng này xuất hiện tuần hoàn.
Triệu chứng tương tụ khi xuất tinh và tiểu tiện.
Nếu bạn bị ung thư, hội chứng xuất huyết,...
Nguyên nhân xuất hiện máu trong tinh dịch
Khối u
Theo kết quả khảo sát hơn 900 bệnh nhân phát hiện máu trong tinh dịch có 3,5% có khối u. Hầu hết những bệnh nhân này có khối u ở tuyến tiền liệt. Phát hiện máu trong tinh dịch là dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn, ung thư bàng quang hoặc các cơ quan sinh sản khác.
Viêm và nhiễm trùng
Các cơ quan hoặc ống tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch bị viêm hoặc nhiễm trùng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất hiện máu trong tinh dịch.
Do thuốc
Nam giới từng sử dụng các loại thốc để điều trị các vấn đề về tiết niệu, bệnh trĩ, điều trị bằng phóng xạ hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt đều có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Hiện tượng này có thể diễn ra vài tuần rồi tự khỏi.
Tắc nghẽn mạch
Các ống nhỏ hoặc ống dẫn trong các ống đường sinh sản có thể bị tắc. Điều này có thể làm vỡ các mạch máu và giải phóng một lượng máu nhỏ
Các vấn đề trong mạch máu
Tất cả các cấu trúc liên quan đến quá trình xuất tinh, từ tuyến tiền liệt đến các ống nhỏ mang tinh trùng, đều chứa các mạch máu. Tổn thương các mạch máu này có thể dẫn đến hiện tượng có máu trong tinh dịch.
Các tình trạng bệnh lý khác:
Các tình trạng bệnh lý khác dẫn đến xuất hiện máu trong tinh dịch bao gồm huyết áp cao, bệnh bạch cầu, HIV, bệnh gan,....
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân như quan hệ hoặc thủ dâm mạnh, chấn thương bộ phận sinh dục nam, gãy xương chậu,... cũng dẫn đến hiện tượng máu trong tinh dịch.
Các triệu chứng
Một số triệu chứng phổ biến của hematospermia ở nam giới là:
Đau hoặc cảm giác nóng rát trong khi đi tiểu.
Máu trong nước tiểu.
Khó khăn khi làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
Đau khi xuất tinh.
Đau và sưng bàng quang
Huyết áp cao hơn bình thường và sốt
.
Có mủ ở dương vật hoặc các dấu hiệu khác của STD.
Đau hoặc sưng ở cơ quan sinh sản nam.
Chẩn đoán và xét nghiệm
Để chẩn đoán máu trong tinh dịch, bác sĩ sẽ yêu cầu tiểu sử đầy đủ về bệnh bao gồm hoạt động "chăn gối" gần đây. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe. Điều này sẽ bao gồm việc kiểm tra bộ phận sinh dục xem có cục u hoặc sưng hay không và kiểm tra trực tràng xem có sưng đau tuyến tiền liệt và các triệu chứng khác không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:
- Phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu để xác định nhiễm trùng hoặc các bất thường khác.
- Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt.
- Siêu âm, soi bàng quang, chụp MRI và CT.
- "Thử nghiệm ba con sói" nếu có khả năng máu trong tinh dịch thực sự là do từ chu kỳ kinh nguyệt của người bạn tình. Người đàn ông được yêu cầu mang "ba con sói" và sau đó kiểm tra tinh dịch "được bảo vệ" xem có máu không.
Điều trị
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất hiện máu trong tinh dịch:
Uống thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm
Nếu nguyên nhân đằng sau tình trạng là STD, bệnh gan hoặc huyết áp cao, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
GIANG VŨ
Theo Tiền phong
Những dấu hiệu báo động của ung thư Những dấu hiệu báo động của ung thư (K) có thể là chung toàn thân, riêng từng cơ quan hoặc những di căn. Phần lớn những dấu hiệu này không phải là đặc trưng của K nên hay bị bỏ qua vì cho rằng chúng chỉ là dấu hiệu của một bệnh lành tính nào khác. Bởi vậy, dù nhỏ đến mấy, chúng...