Tỷ phú gà Bình Phước chi nghìn tỷ xây trại giống 2.400 con lợn cụ kỵ
Trong lúc dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và lan nhanh trong cả nước thì mới đây, tại Đăk Lăk, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Hùng Nhơn Group (đơn vị được mệnh danh là “đại gia” nuôi gà lạnh ở Bình Phước) nhằm hợp tác đầu tư Dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đăk Lăk”, với tổng vốn đầu tư lên tới 66 triệu USD.
Liệu đây là quyết định đúng đắn hay liều lĩnh?
Mong muốn cung cấp con giống tốt cho khu vực Tây Nguyên
Theo ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch Hùng Nhơn Group, dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đăk Lăk” có quy mô diện tích khoảng 200ha, tổng vốn đầu tư toàn dự án là 66 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ đồng). Tiến độ thực hiện dự án từ quý III/2019 đến quý IV/2025.
Ông Vũ Mạnh Hùng cho biết, với diện tích khoảng 80ha, khu trang trại chăn nuôi sẽ cung cấp những con lợn giống di truyền có chất lượng cao và sạch bệnh cho thị trường Tây Nguyên, miền Nam nói riêng, và thị trường Việt Nam nói chung, đồng thời hướng đến xuất khẩu toàn khu vực Đông Nam Á.
Trung tâm giống của Công ty có quy mô dự kiến 2.400 lợn giống cụ kỵ, được chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, có tổng giá trị đầu tư là 22 triệu USD (tương đương 500 tỷ đồng).
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thăm trang trại gà đẻ của Hùng Nhơn Group tại Bình Phước. (ảnh: internet)
Đặc biệt, khi dự án đi vào hoat động sẽ cung cấp lợn giống cu kỵ (GGP) và ông bà (GP) tai tỉnh Đăk Lăk. Trong đó, các giống lợn cu kỵ và ông bà đươc chon lưa ky càng để đảm bảo nguồn gen tốt, quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kĩ thuật…
Video đang HOT
Ông Hùng cho biết, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, Tập đoàn Hùng Nhơn và Công ty TNHH De Heus nhận thấy được tầm quan trọng của vùng an toàn để chăn nuôi lợn, cũng như nhu cầu cao về giống di truyền khỏe, năng suất sinh sản cao và chất lượng tốt để phục vụ việc tái đàn khi dịch tả lợn đi qua nên đã tăng tốc, thúc đẩy việc hợp tác đầu tư xây dựng hệ thống trang trại nuôi lợn giống hiện đại ở tỉnh Đăk Lăk.
Hướng tới xuất khẩu
Mặc dù có ý kiến lo ngại về hiệu quả của dự án này do dịch tả lợn châu Phi đang không ngừng lan rộng (tính tới ngày 3/6 đã có 52 tỉnh, thành phố có dịch – PV), rủi ro rất lớn, nhưng ông Hùng khẳng định, đã xây dựng những “kịch bản” để ứng phó với tình huống xấu.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà lạnh công nghệ cao, ông Hùng tin tưởng, dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu con giống tốt cho thị trường trong khoảng 2 năm nữa và thiết lập được vùng an toàn dịch bệnh, từ đó tiến tới xuất khẩu chính ngạch sản phẩm thịt lợn.
Doanh nghiệp của ông Hùng được biết đến là nhà chăn nuôi gà hàng đầu Việt Nam, đơn vị đã nuôi thành công hàng triệu con gà thịt theo tiêu chuẩn Global Gap, vượt qua mọi cửa ải kiểm soát khắt khe nhất để xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản.
Để cho ra lô hàng thịt gà đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản, Hùng Nhơn Group đã hợp tác cùng Công ty TNHH De Heus (thuộc Tập đoàn De Heus – Hà Lan) cung cấp thức ăn; Công ty CP Bel Gà (Bỉ) cung cấp giống và Cty TNHH Koyu & Unitek (Đồng Nai) nhận trách nhiệm thu mua, giết mổ và xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong khi đó, Hùng Nhơn Group thực hiện chăn nuôi đàn gà trong các trang trại gà đạt chuẩn Global Gap.
Ông Phạm Ngọc Nghị – Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk nhấn mạnh, Đăk Lăk có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là quỹ đất. Trước tình trạng ngành chăn nuôi của cả nước đang đối mặt với dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá lợn hơi giảm, ngành chăn nuôi của tỉnh cũng bị ảnh hưởng và đang gặp khó khăn. Việc đầu tư dự án khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại Đăk Lăk phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần đưa ngành chăn nuôi của địa phương phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Danviet
Thị trường rộng mở cho ngành chế biến sữa
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam và Trung Quốc trao đổi Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam, bởi nhu cầu tiêu thụ sữa của thị trường 1,4 tỷ dân này là cực lớn.
Nếu khơi thông được thị trường rộng lớn này, chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam không dừng lại ở con số khiêm tốn như hiện nay.
Xuất khẩu liên tục tăng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 - 2018, giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) sữa và sản phẩm từ sữa liên tục tăng, từ 84,47 triệu USD năm 2016 lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Giá trị kim ngạch XK trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá trị kim ngạch XK sữa đạt 48,6 triệu USD.
Ngành chăn nuôi bò sữa có nhiều thị trường phát triển. Ảnh: T.L
Trong năm 2019, hoạt động XK sữa dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các doanh nghiệp (DN) trong nước tăng cường thúc đẩy XK ra nước ngoài. Đặc biệt, đến nay phía Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Sau hơn 6 năm đàm phán, Nghị định thư về XK sữa, sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết, tạo cơ hội rộng mở cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam XK vào thị trường 1,4 tỷ dân này.
Theo báo cáo thị trường sữa toàn cầu 2018 của FAO, Trung Quốc sản xuất 35,6 triệu tấn sữa, giảm 1,1% so với năm 2017. Để đáp ứng tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước, nước này đã nhập 14,6 triệu tấn sữa quy đổi. Đây là quốc gia có tiềm năng rất lớn cho XK các sản phẩm sữa của Việt Nam trong những năm tới.
Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nhận định, đến năm 2020, nước này cần tới 1,1 tỷ lít sữa nhưng ngành sữa của Trung Quốc hiện tại còn non trẻ, chi phí sản xuất cao cũng như hạn chế về nước và thức ăn sẽ tiếp tục là bất lợi cho ngành sản xuất sữa nội địa, vì vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm từ sữa chế biến là tất yếu.
"Dư địa XK sữa Việt sang Trung Quốc là rất lớn, kể từ khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine chính người dân Trung Quốc vẫn nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước, chất lượng bò sữa cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, thách thức lớn là hiện nay sữa của Úc và New Zealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó, sữa của Việt Nam vào Trung Quốc có triển vọng nhưng sẽ gặp phải cạnh tranh của hai "ông lớn" này" - ông Chinh nói.
Tập trung sản xuất theo chuỗi
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi bò sữa đang có sự phát triển ấn tượng với tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa là 2,09%/năm, tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa giai đoạn 2016-2018 là 8,52%, năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2018 đạt trên 5.000kg/con/năm, mức khá cao. Đặc biệt, tại một số trang trại áp dụng công nghệ cao của Vinamilk, TH true milk, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, năng suất sữa trung bình/con/ngày của đàn bò đạt từ 24,51 - 28,35kg/con/ngày.
Trong khi đó, tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam tuy cao hơn một số nước trong khu vực nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều mức tiêu thụ trung bình của thế giới, năm 2018 đạt 27 kg/người/năm, dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa khoảng 28 lít/người/năm.
Dù Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 các nước châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa về để phục vụ tiêu dùng trong nước.
Để tận dụng được tiềm năng cũng như cơ hội đối với ngành sữa, nhiều ý kiến cho rằng, cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, quy mô hóa nền chăn nuôi là chìa khóa cho sự bền vững của nền chăn nuôi tiên tiến. Việc hình thành chuỗi liên kết giúp DN có vùng nguyên liệu ổn định và người nuôi bò yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.
"Việt Nam rất có tiềm năng và dư địa trong việc tiêu thụ sản phẩm sữa. Hiện, sức sản xuất của các DN Việt Nam mới đạt 1 triệu tấn sữa. Việt Nam phải nhập khẩu số lượng gần 1 triệu tấn sữa mới thì mới đạt được con số 25 lít sữa/đầu người/năm và mức bình quân này chỉ bằng 1/4 so với mức tiêu thụ trên thế giới" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Để ngành sữa Việt Nam phát triển, ông Chinh kiến nghị, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo sữa quốc gia do Bộ NNPTNT làm Trưởng ban, thành viên là các bộ, nghành có liên quan: Công Thương, KHCN, Y tế, GDĐT và lãnh đạo của các tỉnh chăn nuôi bò sữa trọng điểm để thống nhất chỉ đạo Chương trình sữa học đường.
Theo Danviet
Rót 1.500 tỷ đồng làm trang trại lợn giống công nghệ cao ở Đắk Lắk Mới đây, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh này với Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn Group. Theo Biên bản ghi nhớ trên, De Heus và Hùng Nhơn Group sẽ cùng hợp tác đầu tư Dự án "Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ...