Tỷ phú E.Musk đánh giá ‘cơn khát’ năng lượng của thế giới
Song song với phát triển các nguồn năng lượng bền vững, các nước trên thế giới cần tiếp tục khai thác dầu và khí đốt để duy trì nền văn minh hiện nay.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nhận định của nhà sáng lập tập đoàn Tesla, tỷ phú Elon Musk đưa ra ngày 29/8.
Phát biểu bên lề hội nghị về năng lượng tại thành phố Stavanger ở miền Nam Na Uy, ông Musk cho rằng thế giới vẫn cần phải sử dụng dầu mỏ và khí đốt, ít nhất trong ngắn hạn nếu không nền văn minh hiện nay sẽ sụp đổ.
Theo ông, một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt là chuyển đổi sang sử dụng năng lượng bền vững và nền kinh tế bền vững. Quá trình chuyển đổi này có thể kéo dài nhiều thập kỷ.
Video đang HOT
Theo tỷ phú Musk, việc sản xuất điện gió ngoài khơi ở Biển Bắc kết hợp với các bộ pin cố định có thể trở thành nguồn năng lượng chính, cung cấp năng lượng mạnh và bền vững. Ngoài ra, ông cũng lưu ý tới thực tế là tỷ lệ sinh thấp hiện nay cũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nền văn minh nhân loại.
Hai trở ngại lớn đối với tương lai của các công ty dầu khí ở Biển Bắc
Các hãng dầu lớn đang quay lưng lại với dầu Biển Bắc vì nhiều lý do khác nhau.
Theo trang oilprice.com, các tổ chức môi trường đang ngày càng gây áp lực lên Chính phủ Anh để hạn chế các hoạt động khai thác dầu ở Biển Bắc, đặc biệt là sau hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào năm ngoái. Giờ đây, thuế lợi nhuận của Anh với các công ty dầu đang không khuyến khích họ đầu tư vào các hoạt động trong khu vực.
Trong khi đó, tiềm năng khai thác dầu khí ở Biển Bắc vẫn còn nhiều. Liệu tiềm năng này có thể vượt qua những thách thức mà khu vực Biển Bắc đang phải đối mặt hay không?
Tháng trước, Bộ trưởng Kinh doanh Anh Kwasi Kwarteng thông báo trên Twitter rằng một dự án dầu mới sẽ được tiến hành ở Biển Bắc. Ông nói: "Mỏ khí đốt Jackdaw, đã được cấp phép ban đầu vào năm 1970, nay đã được cơ quan quản lý chấp thuận. Chúng ta đang tăng cường năng lượng tái tạo và hạt nhân nhưng chúng ta cũng cần thực tế về nhu cầu năng lượng hiện nay. Hãy sử dụng nhiều nguồn khí đốt mà chúng ta cần từ các vùng biển của Anh để bảo vệ an ninh năng lượng".
Dòng tweet đã gây sốc cho các nhà bảo vệ môi trường, khiến hàng trăm người xuống đường phản đối trong vòng 24 giờ sau khi có thông báo. Các nhà hoạt động đã chặn các văn phòng chính phủ ở Glasgow và ném sơn đỏ. Cuộc biểu tình được tổ chức nhanh chóng cho thấy nhiều người phản đối mở rộng các hoạt động dầu khí ở Biển Bắc. Các cuộc biểu tình không chỉ gồm những người bảo vệ khí hậu mà còn bao gồm các nhân vật tôn giáo cấp cao, đại diện doanh nghiệp, nhà hoạt động, các nhóm cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ lớn.
Nổi bật nhất trong các chiến dịch phản đối khai thác dầu mỏ trong khu vực là phong trào Stop Cambo vào năm ngoái. Phong trào này có mục đích ngăn chặn tập đoàn dầu khí khổng lồ Shell và Siccar Point Energy phát triển mỏ dầu Cambo. Nếu được phát triển, Cambo dự kiến sẽ sản xuất 170 triệu thùng dầu trong giai đoạn đầu tiên, hoạt động cho đến khoảng năm 2050. Các nhà hoạt động khí hậu chỉ ra rằng phát triển mỏ dầu mới là mâu thuẫn với mục tiêu của Anh về đạt được lượng phát thải carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ.
Không chỉ ở Anh, các nhóm môi trường của Đức và Hà Lan đã yêu cầu tòa án Hà Lan ngừng phát triển mỏ khí đốt ở Biển Bắc. Công ty Hà Lan ONE-Dyas đã được chính quyền Hà Lan cho phép phát triển mỏ khí đốt N05-A tại vùng biển nằm giữa Đức và Hà Lan. Các tổ chức phi chính phủ lo ngại rằng phát triển mỏ khí đốt này sẽ khiến Đức và Hà Lan thêm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Dự án dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt cho các thành phố của Hà Lan và Đức vào năm 2024, với tiềm năng sản xuất 13 tỷ mét khối khí đốt.
Trong khi đó, ở Anh, không chỉ các nhà bảo vệ môi trường phản đối các hoạt động khai thác dầu khí. Bản thân các công ty dầu mỏ cũng không chắc chắn về cơ hội sản xuất sau khi chính phủ áp dụng thuế lợi nhuận. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak khi đó đã công bố loại thuế mới này vào tháng 6. Mục đích là để thu về gần 6 triệu USD từ các công ty dầu khí đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ các hộ gia đình thanh toán hóa đơn năng lượng.
Nhưng một số công ty dầu khí coi kế hoạch này là thiếu sót nghiêm trọng. Giám đốc điều hành Harbour Energy, bà Linda Cook, đã gửi cho ông Sunak một bức thư, trong đó bà yêu cầu ông sửa đổi đề xuất đánh thuế lợi nhuận năng lượng (EPL). Bà Cook đã viết: "Mặc dù tôi đồng ý rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Anh đang rất lớn, nhưng trên thực tế, EPL như được đề xuất hiện tại sẽ gây tác động ngược trở lại và ảnh hưởng bất công đến các công ty dầu khí độc lập sau khi họ đã đầu tư nhiều nhất để giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng nội địa của Anh".
Shell, BP và Equinor đều đã cảnh báo về tình trạng đầu tư chậm lại nếu thuế này được áp dụng.
Giáo sư Đại học Aberdeen, ông Alex Kemp, cho rằng một số công ty dầu khí trong khu vực sẽ ngừng loại bỏ và chia nhỏ các tài sản dầu khí ở Biển Bắc cho đến khi loại thuế này kết thúc.
Nhưng một số vẫn lạc quan vì những phát hiện dầu khí mới. Chỉ trong tháng này, công ty dầu khí United Oil & Gas (UOG) tại Anh đã công bố phát hiện dầu khí gần đây trị giá 40 triệu USD nếu có rủi ro, hoặc 130 triệu USD nếu không có rủi ro. Phát hiện dầu khí ở Maria thuộc khu vực Biển Bắc, có trữ lượng tương đương 6 triệu thùng dầu. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển dầu khí trong tương lai trong khu vực, mặc dù có một số thách thức đối với hoạt động khai thác.
Khi các nhà bảo vệ môi trường ngày càng gây áp lực lên Chính phủ Anh để hạn chế hoạt động dầu khí mới ở Biển Bắc, các công ty năng lượng cũng chỉ trích mức thuế lợi nhuận mới vì nó không khuyến khích đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên, những phát hiện dầu khí gần đây cho thấy vẫn còn tiềm năng dầu khí ở Biển Bắc. Câu hỏi đặt ra là liệu các công ty có sẵn sàng đầu tư khi đối mặt với nhiều thách thức như vậy hay không.
Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của...