Tỷ phú Elon Musk tự phong là ‘Vua công nghệ của Tesla’
Những hành động thay đổi chức danh của Tesla khá “kỳ lạ”. Việc này có thể chuyển hướng dư luận về việc sản xuất xe tải điện hạng nặng.
Trong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 15/3, Tesla cho biết Elon Musk có chức danh mới là “Technoking of Tesla” ( Vua công nghệ của Tesla), còn Giám đốc Tài chính Zach Kirkhorn sẽ là “ Master of Coin” ( Bậc thầy tiền ảo). Chức danh này sẽ không ảnh hưởng đến chức vị của cả hai tại Tesla và có hiệu lực từ 15/3.
Tỷ phú Elon Musk từng giữ chức Chủ tịch Tesla. Tuy nhiên, do có nhiều phát ngôn không đúng mực trên Twitter, ông bị SEC khởi kiện buộc phải từ chức năm 2018.
Ông đã nói rằng “một nguồn tài trợ đảm bảo” để đưa Tesla trở thành tư nhân ở mức 420 USD một cổ phiếu, trong khi thực tế, ông chỉ có các cuộc thảo luận chứ không phải một thỏa thuận chắc chắn về khoản tài trợ đó với một quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập Xê Út.
Tỷ phú Elon Musk tự phong là ‘Vua công nghệ của Tesla’. Ảnh: Reuters
Ban đầu, SEC muốn Musk bỏ vị trí CEO, nhưng sau đó chấp nhận để tỷ phú nộp phạt 20 triệu USD và không đảm nhận chức Chủ tịch. Hiện vị trí này do Robyn Denholm nắm giữ.
Những hành động thay đổi chức danh của Tesla khá “kỳ lạ”. Việc này có thể chuyển hướng dư luận về việc sản xuất xe tải điện hạng nặng. Tesla từng dự kiến sản xuất mẫu xe này và có mặt trên thị trường từ 2019. Nhưng cho đến nay, xe vẫn chưa có mặt trên thị trường.
Video đang HOT
Hồi tháng 1, Musk thừa nhận “việc chế tạo xe điện hiện tại không hợp lý, vì loại xe này cần lượng pin gấp 5 lần ôtô Tesla”. Tuần trước, công ty cũng điều Jerome Guillen, người từng nắm mảng ôtô, sang đứng đầu mảng xe tải điện.
Ban đầu, Musk đã điều hành Tesla như một động lực đột phá, cố gắng thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp ôtô và chuyển thế giới sang sử dụng điện thay vì các phương tiện động cơ đốt trong truyền thống. Trong số những động thái gây rối gần đây nhất của ông là thông báo về việc Tesla đã đầu rư 1,5 tỷ USD cho đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Tuy nhiên, Tesla gần đây liên tiếp gặp khó khăn do tác động từ những dòng tweet của Elon Musk trên Twitter. Thậm chí, công ty đang bị khởi kiện vì những phát ngôn của vị CEO này gây thiệt hại về tài chính cho Tesla lẫn các cổ đông. So với cuối tháng 1, giá cổ phiếu Tesla tính đến cuối tuần trước đã giảm 21%.
Trí tuệ nhân tạo sẽ cho người dân Mỹ 13.500 USD/năm
Chủ tịch OpenAI cho rằng chính phủ nên thay đổi chính sách kịp thời để bắt kịp tiến bộ công nghệ mà AI mang lại.
Theo Sam Altman, đồng sáng lập và Chủ tịch start-up phi lợi nhuận OpenAI, trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nhiều của cải đến mức mỗi người trưởng thành ở Mỹ sẽ nhận 13.5000 USD/năm trong vòng 10 năm tới.
"Công việc tại OpenAI giúp tôi hiểu được sự thay đổi kinh tế xã hội sẽ sớm diễn ra trong tương lai. Phần mềm có khả năng suy nghĩ và học hỏi sẽ làm được nhiều việc hơn con người hiện tại", Altman đánh giá.
Ông gọi đó là "cuộc cách mạng AI" và cho rằng nó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ. Chủ tịch OpenAI đề xuất chính phủ nên bắt kịp với thay đổi đang diễn ra, vì nếu chính sách, quy định không được điều chỉnh phù hợp, công dân sẽ gặp nhiều bất lợi trong tương lai.
Đồng sáng lập và Chủ tịch start-up phi lợi nhuận OpenAI cho rằng cách mạng AI sắp diễn ra. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nếu chính phủ thu thập và phân phối lại của cải AI tạo ra, mức tăng năng suất theo cấp số nhân của AI có thể "giúp cho xã hội tương lai ít chia rẽ hơn và ai cũng thu được lợi ích". Khi tốc độ phát triển tăng nhanh, AI "tạo ra sự giàu có phi thường" nhưng đồng thời giá trị lao động "sẽ giảm về 0".
Theo ông, khi AI phát triển, của cải sẽ dồn về những chủ sở hữu doanh nghiệp và đất đai. Chính phủ nên đánh thuế vốn thay vì lao động, hình thức thu thuế có thể dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu công ty. Tiền thuế thu được sẽ phân phối cho mọi công dân trên 18 tuổi.
Bằng cách trao cho mọi người dân quyền làm chủ, đời sống xã hội sẽ cải thiện. "Tất cả những ai sở hữu cổ phiếu ở Amazon đều muốn giá tăng. Khi tài sản cá nhân tăng lên cùng quốc gia, công dân sẽ muốn nước mình phát triển", Altman nói.
Theo ông, trong 10 năm tới, 250 triệu người trưởng thành sống ở Mỹ sẽ nhận 13.500 USD mỗi năm. Để có được con số này, Altman ước tính giá trị 50.000 tỷ USD của các công ty Mỹ tính theo vốn hóa thị trường và 30.000 tỷ USD đất tư nhân ở đây sẽ tăng "gần gấp đôi" trong thập kỷ tới.
Elon Musk từng vẽ ra viễn cảnh tương tự, khi lực lượng lao động là robot và chính phủ phải trả lương cho người dân. "Chúng ta có thể cung cấp thu nhập cơ bản phổ quát cho người dân nhờ vào từ động hóa", Musk nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2016.
Elon Musk cũng là đồng sáng lập OpenAI nhưng đã rời hội đồng quản trị vào năm 2018 nhằm tránh xung đột về lợi ích vì lúc đó, Tesla bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này.
Elon Musk cũng là đồng sáng lập OpenAI nhưng đã rời hội đồng quản trị vào năm 2018. Ảnh: AI Magazine.
Không dễ để các nhà chức trách đưa kế hoạch như vậy thành hiện thực chỉ trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, thay đổi chính sách dẫn đến việc quỹ thời gian loài người dành cho hoạt động sản xuất giảm, và tăng cho nhu cầu tinh thần.
Theo Sam Altman, nếu AI sản xuất hầu hết hàng hóa và dịch vụ cơ bản trên thế giới, mọi người sẽ được giải phóng và dành nhiều thời gian hơn cho những người họ quan tâm, trân trọng nghệ thuật và thiên nhiên, hoặc làm những việc hướng tới lợi ích xã hội.
Vị chủ tịch OpenAI cho rằng không thể ngăn cản sự chuyển đổi sắp đến. "Nếu biết nắm bắt và lập kế hoạch kịp lúc, chúng ta có thể tạo ra xã hội công bằng, hạnh phúc và thịnh vượng hơn. Tương lai gần như sẽ đạt đến mức tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng", Altman nói.
Pháp lần đầu tiên đấu giá bitcoin Trước Pháp, Mỹ đã đấu giá lần đầu tiên vào năm 2014, tiếp đến là Canada, Australia, Bỉ và Anh. Đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Tài chính công của Pháp, Olivier Dussopt, ngày 17/3 cho rằng các chính phủ có thể hoài nghi đồng tiền kỹ thuật số bitcoin, nhưng không có nghĩa không muốn tranh thủ khi...