Tỷ phú Elon Musk tham gia cuộc đua phát triển đối thủ ChatGPT
Gần đây, tỷ phú Elon Musk đã liên hệ với các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) để thảo luận về việc thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu mới nhằm phát triển một giải pháp thay thế cho công cụ đối thoại có trang bị AI ChatGPT.
Tỷ phú Elon Musk tại một sự kiện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng The Information, ông chủ Tesla đã đàm phán để thuê Igor Babuschkin – một chuyên gia nghiên cứu tại DeepMind AI của tập đoàn Alphabet – dẫn đầu một nhóm phát triển phần mềm chatbot cạnh tranh với Chat GPT.
Bài viết trên The Information đăng ngày 27/2 nêu rõ nhà sáng lập SpaceX và Babuschkin đang trong quán trình thảo luận để tập hợp một nhóm theo đuổi nghiên cứu AI. Tuy nhiên, dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu và chưa lên kế hoạch chi tiết để phát triển các sản phẩm cụ thể.
Trcish dẫn lời Babuschkin, The Information cho biết việc xây dựng một phần mềm với ít biện pháp bảo vệ nội dung không phải là mục tiêu của tỷ phú Musk.
Video đang HOT
Trước đây, nhà tỷ phú này từng lên tiếng chỉ trích ChatGPT. “AI đang mạnh đến mức nguy hiểm”, ông Musk đăng tải nội dung tweet hồi tháng 12/2022.
Vào ngày 26/2, tỷ phú Musk tiếp tục bày tỏ một chút lo ngại về sự tồn tại của AI. “Một trong những rủi ro lớn nhất đối với tương lai của nền văn minh là AI”, tỷ phú Musk phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai. Ông chỉ ra AI mang đến cả những điều tích cực lẫn tiêu cực, mặc dù có nhiều hứa hẹn lớn, khả năng lớn nhưng “đi kèm với đó là rủi ro lớn”.
ChatGPT là một phần mềm hỏi đáp do công ty OpenAI có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) phát triển. Từ khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, công cụ này đã thu hút sự chú ý của thế giới nhờ khả năng viết luận, làm thơ hoặc viết code theo yêu cầu chỉ trong vài giây. Đây là phần mềm có tốc độ thu hút người dùng nhanh nhất khi đạt 57 triệu người dùng sau 1 tháng ra mắt và cán mốc 100 triệu tính đến 31/1 vừa qua. Tuy nhiên, công cụ này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nguy cơ thông tin sai lệch và gian lận về học vấn.
Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT
Chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hãng công nghệ trong nước cung cấp dịch vụ ChatGPT dưới bất cứ hình thức nào.
"Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba" - theo Nikkei Asia hôm 22-2.
Còn bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy giới chức Trung Quốc dường như lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.
Cùng với việc cấm ChatGPT, nhà chức trách Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan, phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.
Người dùng internet ở Trung Quốc không thể truy cập ChatGPT. Ảnh minh họa: Forbes
Tập đoàn công nghệ Tencent hiện đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc nhằm tuân thủ qui định mới. "Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có nét tương đồng với chatbot của OpenAI để tránh nguy cơ vi phạm qui định của chính phủ Trung Quốc" - chuyên trang Gizmochina nhận định.
ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Chỉ một tháng sau đó đã có 57 triệu người dùng ChatGPT và đã cán mốc 100 triệu tính đến 31-1-2023.
ChatGPT thua trong cuộc thi sửa lỗi bảo mật
ChatGPT đã thua kỹ sư phần mềm trong việc khắc phục lỗi bảo mật tại cuộc thi Pwn2Own có trị giá 20.000 USD ở bang Florida - Mỹ hồi tuần trước.
Chuyên trang công nghệ T he Register mô tả ChatGPT đã không phát hiện được lỗ hổng cũng như không viết và chạy mã để khai thác một lỗ hổng cụ thể. Trái lại, 2 chuyên gia bảo mật Noam Moshe và Uri Katz, đã thành công và ẵm về giải thưởng trị giá 20.000 USD.
Dù ChatGPT thua trong cuộc thi Pwn2Own nhưng với những gì đã thể hiện, các chuyên gia cảnh báo nó có thể trở "trợ thủ đắc lực" cho tin tặc trong tương lai.
Về mặt tích cực, các chuyên gia bảo mật đánh giá ChatGPT có khả năng trở thành một công cụ tuyệt vời để tăng tốc quá trình mã hóa.
Trung Quốc cấm công cụ ChatGPT Theo một bài đăng của nhật báo China Daily trên mạng xã hội Weibo, các cơ quan quản lý của Trung Quốc đã yêu cầu các công ty công nghệ lớn của nước này không cung cấp dịch vụ ChatGPT cho người dân. Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN Nội dung bài đăng cho biết các tập đoàn lớn tại Trung...