Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ
Ngày 3/2, tỷ phú Elon Musk đã thông báo những diễn tiến trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thu hẹp quy mô chính quyền liên bang.
Tỷ phú Elon Musk trả lời phỏng vấn tại Vancouver, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, ông Musk cho biết sẽ đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ ( USAID) – một trong những tổ chức tài trợ lớn nhất thế giới. Ông Musk – với tư cách là người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ (DOGE), nhấn mạnh USAID “không thể sửa chữa được nữa” và cần phải giải thể. Bên cạnh đó, ông Musk cho biết Tổng thống Trump cũng đồng tình với quyết định này.
Động thái này diễn ra một ngày sau khi 2 quan chức an ninh cấp cao của USAID bị cách chức, sau khi ngăn cản nhân viên của DOGE tiếp cận các tài liệu mật trong quá trình kiểm tra sổ sách của chính phủ.
Trước đó cùng ngày, hai nguồn thạo tin cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét đưa USAID nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố đang đán.h giá để đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài, trị giá hàng chục tỷ USD của Mỹ trên toàn cầu, phù hợp với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” và không lãng phí tiề.n thuế của người dân.
Video đang HOT
Giới chức USAID chưa bình luận về phát biểu trên. Website và tài khoản X của cơ quan này đã ngừng hoạt động.
Trong năm 2023, USAID đã phân bổ 72 tỷ USD viện trợ trên toàn cầu nhằm hỗ trợ các chương trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, nước sạch, điều trị HIV/AIDS và chống tham nhũng. Ngoài ra, Mỹ cũng đã cung cấp 42% tổng số viện trợ nhân đạo được Liên hợp quốc theo dõi vào năm 2024.
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 2, Tổng thống Donald Trump đã “đóng băng” phần lớn viện trợ nước ngoài, như một phần của chính sách “Nước Mỹ trước tiên”. Điều này đã dấy lên mối lo ngại toàn cầu về nguy cơ xóa bỏ nhiều chương trình viện trợ quốc tế, chẳng hạn như việc tài trợ cho bệnh viện dã chiến ở các trại tị nạn Thái Lan, rà phá bom mìn ở các vùng chiến sự, hay cung cấp thuố.c cho hàng triệu người mắc HIV.
Về phần mình, tỷ phú Musk tuyên bố có thể giúp giảm 1.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tới. Ông chỉ ra hành vi gian lận của “các đường dây lừ.a đả.o nước ngoài chuyên nghiệp” mạo danh công dân Mỹ nhằm đán.h cắp số tiề.n lớn.
Tuy nhiên, việc ông Musk có quyền truy cập vào hệ thống kho bạc của Mỹ đã gây ra không ít lo ngại, khi hệ thống này thanh toán hơn 6.000 tỷ USD mỗi năm cho các cơ quan liên bang và lưu trữ thông tin cá nhân của hàng triệu người Mỹ nhận tiề.n an sinh xã hội, hoàn thuế và các khoản hỗ trợ khác từ chính phủ.
Ngoài ra, nhóm của ông Musk đã được trao quyền kiểm soát nhiều chức năng chính phủ, trong đó có việc các trợ lý của ông tại Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM) sa thải công chức chuyên nghiệp và đưa những người trung thành – một động thái nhằm tinh giản bộ máy nhưng cũng góp phần củng cố quyền lực của chính quyền mới.
Quan chức cấp cao của USAid bị đình chỉ sau căng thẳng với Bộ Hiệu quả Chính phủ
Ngày 3/2, hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAid) đã bị đình chỉ sau khi ngăn chặn nỗ lực tiếp cận dữ liệu nhạy cảm của các thành viên Bộ Hiệu quả Chính Phủ (Doge), một bộ phận được thành lập với mục tiêu cắt giảm bộ máy liên bang.
Tỷ phú Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ (DOGE). Ảnh: AFP/TTXVN.
Theo nguồn tin từ các quan chức USAid, cuộc đối đầu leo thang khi một trợ lý cấp cao đ.e dọ.a sẽ gọi cảnh sát liên bang để buộc mở cửa trụ sở cơ quan. Giám đốc an ninh và một cấp phó đã từ chối cấp quyền tiếp cận khu vực hạn chế cho nhóm này.
Sau bế tắc, các thành viên Doge đã giành quyền kiểm soát hệ thống ra vào, khóa cửa nhân viên và truy cập email nội bộ. Họ cũng tìm kiếm hồ sơ nhân sự và dữ liệu về hoạt động ra vào của nhân viên. Báo cáo cho thấy nhóm Doge có thể đã tìm cách tiếp cận các cơ sở thông tin phân khu nhạy cảm (SCIF) và hệ thống máy chủ chứa thông tin tuyệt mật. Trong bối cảnh chính quyền đình chỉ hàng chục nhân viên cấp cao và cho hàng trăm người khác nghỉ phép, bốn thành viên Doge đã được cấp quyền tiếp cận thường xuyên USAid.
Một thành viên ban cố vấn của Doge tuyên bố trên mạng xã hội rằng không có tài liệu mật nào bị truy cập trái phép. Tuy nhiên, theo hãng AP, các quan chức Doge không có đủ quyền an ninh để tiếp cận thông tin nhạy cảm mà họ tìm kiếm.
Trong khi đó, USAid tiếp tục đình chỉ hàng loạt nhân viên. Tính đến ngày 2/2, hơn 100 người đã bị cho nghỉ việc. Một quan chức giấu tên cho biết nhiều nhân viên đến làm việc trong tình trạng lo lắng, không biết liệu mình có tiếp tục được giữ lại hay không.
USAid là một trong những cơ quan viện trợ lớn nhất thế giới, với tổng ngân sách năm 2023 đạt 72 tỷ USD, chi cho các lĩnh vực từ y tế cộng đồng đến an ninh năng lượng và chống tham nhũng. Trong năm 2024, USAid đóng góp tới 42% tổng viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đang xem xét thu hẹp hay sáp nhập USAid vào Bộ Ngoại giao.
Theo CBS News, một thượng nghị sĩ đã được giao nhiệm vụ đề xuất các phương án tái cấu trúc cơ quan này. Trong bối cảnh đó, các tuyên bố trên mạng xã hội cho thấy quan điểm ủng hộ việc chấm dứt hoạt động của USAid và cho rằng cơ quan này không thể tiếp tục duy trì.
Vụ việc tại USAid không phải là trường hợp duy nhất khi các quan chức nhóm Doge cũng đã tìm cách truy cập máy chủ dữ liệu tại Bộ Tài chính và Văn phòng Quản lý Nhân sự, bất chấp sự phản đối từ các nhân viên cấp cao. Theo Wired, sáu kỹ sư trẻ trong độ tuổ.i 18 - 24 đã được cử đến USAid để tiếp quản hệ thống máy tính của cơ quan này. Trước diễn biến căng thẳng, Chánh văn phòng mới của USAid, ông Matt Hopson đã đệ đơn từ chức. Ông là một trong số những quan chức được chính quyền bổ nhiệm vào ban lãnh đạo cơ quan nhưng hiếm khi tương tác với đội ngũ nhân viên sự nghiệp. Trong thời gian xảy ra cuộc đối đầu, trang web chính thức của USAid đột nhiên ngừng hoạt động. Theo tờ The Guardian, trang web này đã chuyển hướng sang trang của Nhà Trắng trước khi hoàn toàn không thể truy cập.
Tình hình tại USAid đã thu hút sự quan tâm từ các nhà lập pháp, trong đó một số thượng nghị sĩ bày tỏ lo ngại về tác động của các quyết định đình chỉ nhân sự và điều chỉnh chính sách viện trợ. Trong một tuyên bố chung, họ cảnh báo rằng việc tạm dừng hoạt động của nhiều nhân viên và điều chỉnh ngân sách viện trợ quốc tế mà không thông qua Quốc hội có thể ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Trước diễn biến căng thẳng giữa các cơ quan chính phủ và nhóm Doge, một số chuyên gia nhận định rằng những thay đổi tại USAid có thể là dấu hiệu cho một kế hoạch cải tổ sâu rộng hơn trong bộ máy liên bang.
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày Ban hiệu suất chính phủ do tỷ phú Elon Musk lãnh đạo tuyên bố giúp Mỹ tiết kiệm 1 tỷ USD ngân sách liên bang mỗi ngày sau chưa đầy 2 tuần nhận nhiệm vụ. Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Reuters). Ban hiệu suất chính phủ (DOGE) do ông Musk làm lãnh đạo đã thông báo trên mạng xã hội X rằng cơ...