Tỷ phú đứng sau Google: Có học hàm giáo sư, sở hữu tài sản tỷ đô ở tuổi 61 nhờ sở thích ít ai ngờ
Khác với những tỷ phú hiện tại, David Cheriton không đổ tiền vào du thuyền, máy bay riêng mà lại thích đi “ lập công ty”.
Là giáo sư ngành khoa học máy tính của trường ĐH Stanford, quả không ngoa khi nói David Cheriton là giáo sư giàu nhất thế giới khi sở hữu khối tài sản lên đến gần 1,3 tỷ USD. Số tiền này có được nhờ một niềm đam mê khá đặc biệt của ông, đó chính là “lập công ty”.
Hai công ty đầu tiên do ông tham gia thành lập được bán cho Cisco Systems và Sun Microsystems với giá hàng trăm triệu USD. Bên cạnh đó, ông còn kiếm được hơn 50 triệu USD từ giao dịch nhờ đầu tư lại vào 17 công ty khác nhau, từ VMware cho đến gần đây nhất là Arista Networks.
Vụ đầu tư đáng nhớ nhất của ông là khi ký tờ séc 100.000 USD cho hai cậu sinh viên ĐH Stanford, Larry và Sergey năm 1998. Tờ séc đó giờ đây trị giá hơn 1 tỷ USD, tính theo giá trị cổ phiếu Google. Ông nói: “Tôi cảm thấy mình rất may mắn trong đầu tư”.
Mặc dù lắm tiền nhiều của, David Cheriton không như những tỷ phú khác, đổ tiền vào du thuyền, máy bay riêng… Món đồ xa xỉ nhất mà ông đã từng mua là một chiếc Honda Odyssey cho những người con của mình.
Thông minh và tự lập
Là con thứ ba trong gia đình có 6 người con, ông lớn lên trong thời kỳ sau cuộc đại suy thoái. Bố mẹ ông, hai kỹ sư người Canada, đã luôn khuyến khích con tự tìm con đường đi riêng của mình.
Cheriton được các anh chị miêu tả là một cậu bé độc lập, tự tin. Khi còn đi học, cậu không thích tham gia các đội thể thao của trường mà dành thời gian xây cho mình một căn nhà gỗ riêng trong vườn của gia đình để tránh xa những đứa trẻ khác.
Cậu bé thông minh đã rời khỏi trường trung học từ năm lớp 11 bởi cậu thấy chương trình học quá “thấp” so với mình. Bố cậu nói “nó đã luôn tự tìm con đường riêng của mình, chúng tôi không can thiệp vào quyết định của con”.
Video đang HOT
Là một cậu bé thông minh và ham tìm hiểu, Cheriton đã không hề bị mắng mỏ khi chọn theo học chương trình guitar cổ điển và nghệ thuật trình diễn, đam mê lớn nhất của cậu khi còn là sinh viên.
Sau khi bị trượt khoa âm nhạc của Đại học Alberta, Chariton lại tìm được mối quan tâm khác, đó là toán học và sau đó là khoa học máy tính. Ông theo học tại Đại học British Columbia và sau đó lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Waterloo.
Không chỉ đầu tư cho Larry và Sergey của Google, rất nhiều sinh viên khác cũng tìm đến văn phòng của giáo sư Cheriton để tìm kiếm lời khuyên và xin tiền đầu tư. Ông luôn khuyến khích các sinh viên của mình dám nghĩ lớn, và không ngần ngại chi tiền mạnh tay cho họ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của ông cũng cực kỳ cao. Các sinh viên chia sẻ lại rằng, những cuộc thảo luận với giáo sư Cheriton là một trong những thời gian căng thẳng nhất mà họ từng trải qua.
Cheriton cho biết ông luôn tránh xa những trào lưu thị trường, và mạng xã hội được coi là một trong số đó. Ông chỉ tập trung vào những ý tưởng góp phần cải thiện cuộc sống con người, như cách mà Google giúp các sinh viên hoàn thành bài viết của mình vào lúc 3 giờ sáng.
Con người sống khép kín
Giáo sư Cheriton, 61 tuổi, là một người rất kín tiếng. Khi tìm kiếm thông tin của ông trên Google, chúng ta không nhận về được nhiều kết quả bởi ông không hề có LinkedIn, Facebook hay thậm chí Twitter, như những cá nhân ở Thung lũng Silicon. Khi hỏi sinh viên của Stanford, cũng chẳng mấy người biết về ông. Đó là cách sống mà Cheriton ưa thích.
Ông đi lại bằng chiếc Volkswagen Vanagon 1986 mua từ thủa hàn vi, vẫn sống trong ngôi nhà giản dị ở Palo Alto từ 30 năm nay, và thậm chí tự cắt tóc, cạo râu cho mình. “Đó không phải là vì tôi tiết kiệm hay khó tính mà chỉ là vì tôi thấy cắt tóc cho mình rất dễ và đỡ mất thời gian”.
Với một người làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, Cheriton hiểu rằng thời gian là tất cả. Công cụ tìm kiếm Google mà ông đầu tư vào cho phép hàng tỷ người trên thế giới tiếp cận với thông tin họ cần nhanh nhất có thể.
Công ty mới nhất của ông, Arista Networks, tạo ra bộ chuyển dữ liệu có thể giảm thiểu thời gian chờ giữa các máy chủ, tốc độ bit dưới 500 nanoseconds (một phần tỷ của giây), nhanh gấp hai lần tốc độ chuyển dữ liệu tốt nhất hiện của Cisco và Juniper Networks. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện giao dịch nhanh hơn đối thủ trong vài phần tỷ của giây và cho phép các bác sĩ kết hợp bộ gen của bệnh nhân ngay lập tức.
Ái nữ Huawei nhận là cô gái bình thường, từ chối làm dâu vua sòng bài
Annabel Yao (sinh năm 1998) là con gái út của ông Nhậm Chính Phi, cũng là nhà sáng lập tập đoàn Công nghệ nổi tiếng Huawei.
Ngay từ nhỏ, Yao đã được CĐM Trung Quốc ưu ái gọi là "ái nữ ngậm thìa vàng" vì là có thể thừa kế lại khối tài sản khổng lồ của cha cô.
Ngoài ra, cô còn có ngoại hình xinh đẹp và khí chất nổi trội. Nhưng cô tiểu thư này không muốn mọi người chỉ nhớ đến gia thế và bề ngoài nên bản thân đã luôn cố gắng gây ấn tượng bằng học vấn và tài năng.
Annabel Yao là một cô gái xinh đẹp. (Ảnh: @annabelballerina)
Tự nhận là "cô gái bình thường"
Annabel Yao, tên tiếng Trung là Diêu An Na (lấy họ mẹ) sinh năm 1998 là con gái thứ của chủ tịch tập đoàn Huawei - Nhậm Chính Phi với khối tài sản ước tính lên tới 3 tỷ USD. Yao theo học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Harvard, ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới.
Không ỷ vào gia thế của cha, Annabel luôn nỗ lực hết sức để chứng minh những gì có được ngày hôm nay là hoàn toàn xứng đáng. Năm 2018 cô từng được Microsoft chiêu mộ khi mới chỉ là thực tập sinh. Với vị trí có trong danh sách thừa kế sáng giá thì có lẽ Anna chắc hẳn sẽ cống hiến hết mình vì đam mê của mình.
Dù tài giỏi nhưng Yao vẫn nghĩ cô vẫn luôn khiêm tốn. (@annabelballerina)
Không chỉ nổi tiếng là học giỏi, Yao còn khiến nhiều người phải trầm trồ nể phục vì tài năng múa ba lê của mình. Năm 2018, nàng tiểu thư này đã vinh dự được chọn để biểu diễn điệu nhảy Waltz mở màn đêm hội Le Bal des Débutantes dành cho giới siêu giàu.
Cô là một tài năng bale nổi tiếng. (Ảnh: Joseph Lee)
Thế nhưng mặc dù bản thân đã đạt được nhiều thành tích đáng nể nhưng cô nàng vẫn luôn khiêm tốn, giản dị. Cô coi bản thân cũng giống như các bạn sinh viên khác: "Tôi vẫn luôn coi bản thân mình là một cô gái bình thường, điều quan trọng là tôi phải làm việc chăm chỉ và tốt hơn để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày".
Yao trong các bữa tiệc xa xỉ. (@annabelballerina)
Từ chối trở thành con dâu vua sòng bài
Thời điểm sau khi Vua sòng bài Macau mất, Hề Mộng Dao - vợ của Hà Du Quân, con trai của Hà Hồng Sân đã mặc một chiếc áo len màu đỏ gạch trong một buổi gặp mặt truyền thông và bị dư luận chỉ trích nặng nề. Trước thời điểm khi diễn ra tang lễ của Hà Hồng Sân, cô và Hà Du Quân đã bị bắt gặp khi đang vui chơi tại Disneyland.
Gả vào hào môn, thế nhưng Hề Mộng Giao vẫn luôn trở thành tâm điểm nóng nhiều người bàn tán. Đặc biệt trên thực tế, người con dâu mà bà Tư quyền lực Lương An Kỳ mong muốn gả vào gia tộc họ Hà là Annabel Yao, nàng tiểu thư của tập đoàn Công nghệ nổi tiếng Huawei.
Hề Mộng Dao bên chồng trong đám tang Vua sòng bài. (Ảnh: zhihu)
Đến tuổi trưởng thành, Yao là cô con dâu lý tưởng mà Lương An Kỳ ngắm tới. Xét tới gia thế nhà họ Nhậm, nếu con trai Hà Du Quân kết hôn cùng ái nữ mà ông Nhậm yêu thương nhất thì bà Tư sẽ rất có lợi trong việc củng cố vị trí của bà trong gia tộc họ Hà.
Cô trở thành đối tượng Bà Tư nhắm tới. (@annabelballerina)
Đặc biệt, ứng với nàng út của Nhậm Chính Phi thì Hà Du Quân là người con trai trạc tuổi với Yao mà bà Tư cảm thấy phù hợp và muốn mai mối cho hai người. Bà Tư đã tìm rất nhiều cơ hội để Hà Du Quân làm quen với Annabel Yao. Thế nhưng, Yao đã không đáp lại sự theo đuổi ấy. Cô giữ những phép lịch sự tối thiểu và tiết chế cảm xúc của mình.
Yao đã phớt lờ chuyện này bằng cách lấy lý do cô vẫn muốn theo đuổi con đường học vấn. Yao cứ vậy mà bay qua Mỹ tiếp tục học tập và rèn luyện tại trường Harvard.
Theo truyền thông, lý do mà Yao không thích Hà Du Quân có thể là bởi vì địa vị trong gia tộc của anh không cao, mặc dù cũng là người thuộc danh gia vọng tộc. Bà Tư Lương An Kỳ vốn không có danh phận chính thức, trong một lời trả lời phỏng vấn, Hà Siêu Nghi, con gái của bà Hai Lam Quỳnh Anh cũng từng nói: "Lương An Kỳ chỉ là người tình của bố tôi mà thôi!".
Dù mẹ Yao không phải người vợ đầu tiên của Nhậm Chính Phi, thế nhưng bà là người được cưới hỏi đàng hoàng, danh chính ngôn thuận bước vào nhà họ Nhậm. Chính vì sự khác biệt về thân phận nên có lẽ Annabel Yao không chấp nhận bản thân gả cho con trai của một người phụ nữ không có danh phận chính thức.
Hơn nữa gia tộc Vua sòng bài Macau cũng rất phức tạp. Đây cũng là một trong những lý do có thể Yao nghĩ tới khi quyết định từ chối tiến sâu vào mối quan hệ với Hà Du Quân. Sau đó, Hà Du Quân có gặp gỡ và phải lòng với Hề Mộng Dao rồi cuối cùng tiến đến hôn nhân. Rất may mắn, nàng siêu mẫu thị phi sau đó đã hạ sinh cháu nội trai đầu tiên cho Vua sòng bài Macau. Chính đứa trẻ này đã khiến bà Tư lấy lại thể diện và giúp Hề Mộng Dao có cuộc sống tốt đẹp trong gia tộc phức tạp này.
Cô giúp bản thân toả sáng dựa trên năng lực của bản thân. (Ảnh: Coco)
Dù vạch xuất phát hơn hẳn rất nhiều người khác trong xã hội, nhưng Yao vẫn độc lập và toả sáng bởi cá tính và tài năng của riêng mình. Không phải vì ngoại hình hay điều kiện, Yao khiến chúng ta phải nể phục bởi sống trong hoàn cảnh quá tốt, cô vẫn giản dị và trưởng thành tài giỏi tới như vậy.
Chuyện cô gái sống khép kín trở thành người dẫn chương trình ăn khách Từng là một cô gái sống khép kín, ít nói Lê Đình Minh Ngọc đã vượt qua mọi rào cản để nỗ lực trở thành một người dẫn chương trình ăn khách. Lê Đình Minh Ngọc là một cô gái có gương mặt dễ thương và giọng nói đầy cuốn hút. Cô là gương mặt dẫn quen thuộc của nhiều chương trình truyền...