Tỷ phú “đánh rơi” nhiều tiền nhất trong năm 2016
Tỷ phú Carlos Slim đã có một năm đầy “vận hạn” khi ông trở thành người “đánh rơi” nhiều tiền nhất trong số 400 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Năm 2015, không một tỷ phú nào mất nhiều tiền như “trùm” viễn thông người Mexico Carlos Slim. Giá cổ phiếu tập đoàn America Movil sụt 25% trong năm, do Chính phủ Mexico đẩy mạnh nỗ lực phá vỡ thế độc quyền viễn thông, khiến Slim mất gần 20 tỷ USD giá trị tài sản ròng. Là người giàu nhất thế giới gần đây nhất vào tháng 5/2013, hiện vị tỷ phú này đã tụt xuống vị trí thứ 5.
Theo bảng xếp hạng tỷ phú thế giới năm 2015 do trang Forbes bình chọn và công bố hồi tháng 3/2015, tỷ phú Slim là người giàu thứ 2 trên thế giới. Tại thời điểm đó, tài sản của ông có tổng trị giá 77,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tính đến ngày 08/12, tài sản của ông trùm viễn thông Mexico đã giảm xuống còn 55,2 tỷ USD, giảm tới 21,9 tỷ USD – tương đương 28,4%.
Chỉ riêng từ tháng 1-8/2015, tài sản của ông Slim đã giảm 15,9 tỷ USD, tương đương 22%.
Giờ đây, tỷ phú Slim tụt xuống vị trí là người giàu thứ 5 thế giới và bị ông trùm bán lẻ Tây Ban Nha Amancio Ortega – tài sản 75 tỷ USD soán ngôi. Ông cũng đứng sau nhà đầu tư huyền thoại Mỹ Warren Buffett – tổng tài sản 62,6 tỷ USD, CEO và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos – tổng tài sản 59,3 tỷ USD. Người đồng sáng lập công ty Microsoft Bill Gates vẫn đứng đầu danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới do trang Forbes bình chọn từ năm 2014.
Tài sản của ông Slim bị giảm mạnh là do giá cổ phiểu của công ty América Móvil – đại gia viễn thông do Slim và các con ông điều hành – bị lao dốc trong thời gian vừa qua. América Móvil – nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và viễn thông không dây lớn nhất ở châu Mỹ La Tinh – đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự mất giá với đồng USD và những quy định khắt khe chống độc quyền nhắm tới các đại gia viễn thông ở Mexico.
Đồng Peso Mexico đã bị mất giá 20% so với đồng USD kể từ tháng 7/2015, chủ yếu do tác động của sự sụt giảm giá dầu trên toàn cầu.
Chính vì những tác động trên, công ty América Móvil của ông Slim đã bị lỗ 2,88 tỷ peso (170 triệu USD) trong quý 3/2015, đây là lần đầu tiên công ty này bị lỗ quý trong suốt 14 năm qua.
Không chỉ có vậy, hồi giữa năm 2015, Carlos Slim là một trong những tỷ phú bị ảnh hưởng nhiều nhất khi giá vàng giảm xuống mức đáy trong 6 năm. Giá cổ phiếu của công ty Minera Frisco – nơi tỷ phú Slim nắm giữ 80% cổ phần đã giảm 53%, trở thành một trong những công ty khai khoáng làm ăn thua lỗ nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, những mất mát này không hề ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của ông Slim trong năm nay. Ông vẫn mua “đáy” bán “đỉnh” trong nhiều thương vụ trên thế giới.
Năm 2015, không một tỷ phú nào mất nhiều tiền như “trùm” viễn thông người Mexico Carlos Slim.
Video đang HOT
Hồi đầu năm, ông Slim trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất tại The New York Times sau khi tăng sở hữu của ông tại công ty truyền thông này từ 7% lên 17%.
Vài tháng sau đó, các công ty liên doanh với Slim mua 2 tòa nhà thương mại ở Mỹ, trong đó có trụ sở của công ty PepsiCo Americas Beverages ở Somers thuộc phía Bắc thành phó New York với tổng mức đầu tư 87 triệu USD; và thương vụ mua tòa nhà Marquette Building ở trung tâm Detroit với giá 5,7 triệu USD.
Tỷ phú Slim cũng sở hữu một dinh thự tư nhân ở Fifth Avenue, thuộc thị trấn nghệ thuật Beaux có lịch sử phát triển hàng trăm năm và ông đã giao bán trên thị trường với giá 80 triệu USD.
Chiến lước làm giàu của tỷ phú Carlos Slim
Hãng tin Reuters cho hay, 10 tuổi, Slim đã biết cách kiếm tiền bằng cách bán đồ uống và bánh snack cho người thân trong gia đình. Khi trở thành một thanh niên, Slim thường xuyên ghi chép cẩn thận trong sổ sách số tiền kiếm được và các khoản chi tiêu. Anh còn mua trái phiếu tiết kiệm của Chính phủ và từ đó học được những bài học quý giá về lợi nhuận.
Slim có chiến lược đầu tư rất rõ ràng. Ông mua lại các công ty đang gặp khó khăn, biến chúng thành những công ty cổ phần trị giá tỷ đô và sau đó bán cổ phần của mình trong đó để kiếm lời. Năm 1982, ông kiếm bộn tiền từ cuộc khủng hoảng nợ của Mexico bằng cách mua lại các công ty phá sản.
Năm 2009, ông bắt đầu tiến chân vào Mỹ khi cho tờ The New York Times vay 250 triệu USD với lãi suất 14%. Hiện Carlos Slim là một trong những cổ đông lớn nhất của tờ báo này.
Năm 1991, Carlos Slim trở nên nổi tiếng thế giới khi xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes với tài sản 1,7 tỷ USD. Năm trước đó, công ty Grupo Carso của ông lên sàn chứng khoán và dẫn dắt quá trình tư hữu hóa công ty quốc doanh Telmex.
Năm 2010, Carlos Slim vượt qua Bill Gates, trở thành người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes. Đây là lần đầu tiên trong 16 năm vị trí người giàu nhất thế giới không phải là người Mỹ. Hiện nay, Slim là người giàu thứ 2 thế giới, sau Bill Gates, với tài sản ước tính 67,7 tỷ USD theo thống kê của Forbes tới ngày 8/3/2015.
Slim cho biết mục tiêu lớn nhất của ông là xóa đói giảm nghèo, điều ông cho là trách nhiệm của một doanh nhân như mình. Ông cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư hơn 4 tỷ USD vào nhiều ngành công nghiệp của Mexico trong năm 2015. Slim cũng nhận được nhiều khen thưởng cho tấm lòng từ thiện của mình.
Dù là một trong những người giàu nhất thế giới, Slim sống khá giản dị. Ông không mua bất cứ du thuyền hay máy bay nào. Ông dành phần lớn tiền để đầu tư vào công ty và làm từ thiện.
AN NHIÊN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mỹ cảnh báo EU trao quy chế MES cho TQ
Mỹ cảnh báo EU không nên trao quy chế kinh tế thị trường (MES) cho Trung Quốc vì sẽ cản trở nỗ lực ngăn bán phá giá tại thị trường Mỹ EU.
"Những nhượng bộ, thỏa hiệp về thương mại có thể đẩy thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đến chỗ ngập trong hàng hóa giá rẻ với sự cạnh tranh không công bằng" - theo cảnh báo của Mỹ trên báo Financial Times ngày 29/12.
Mỹ ngăn cản
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đã ra sức để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Có được MES sẽ mang đến nhiều lợi ích cho Trung Quốc, có thể giúp các công ty Trung Quốc tránh bị Mỹ và EU áp thuế chống bán phá giá (mức thuế cao) đối với hàng hóa rẻ tiền tại hai thị trường này.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc tham gia vào việc thiết lập giá cả, trợ giá cho nhiều ngành công nghiệp trong nước và có các chính sách can thiệp khác vào nền kinh tế nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn MES.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bà Merkel ủng hộ việc công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Ảnh: AP
Lâu nay, Mỹ vẫn tìm cách ngăn chặn các công ty Trung Quốc tuồn hàng hóa rẻ tiền vào thị trường Mỹ mà họ coi là "cạnh tranh không công bằng".
Theo giới chức Mỹ, quyết định trao MES đồng nghĩa với nguy cơ EU sẽ mất đi vũ khí quan trọng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Nhiều khả năng EU sẽ trao MES cho Trung Quốc
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) có xu hướng ngày càng ủng hộ lời đề nghị của Trung Quốc về việc trao MES để đổi lấy nguồn vốn đầu tư.
Nhiều chuyên gia cho rằng EU muốn trao MES cho Trung Quốc nhằm mục đích thu hút hàng tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đáng chú ý là EU muốn thu hút vốn Trung Quốc vào một quỹ cơ sở hạ tầng 300 tỉ đô la Mỹ nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang ì ạch của khu vực.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne từ lâu vẫn tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng ủng hộ việc trao MES cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nước thành viên EU khác, như Ý, cùng các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn của các ngành như thép, gốm sứ, dệt may... lại phản đối mạnh mẽ việc trao MES cho Trung Quốc.
Việc EU cân nhắc trao MES cho Trung Quốc diễn ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành thép của châu Âu - lĩnh vực đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong khi đó, EU lại muốn cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc sau một loạt vụ tranh chấp trong những năm gần đây.
Dự kiến, EC sẽ đưa ra quyết định về vấn đề trên vào đầu tháng 2-2016. Theo một số nguồn tin, có khả năng Trung Quốc sẽ được EU công nhận là nền kinh tế thị trường vào quí I-2016.
Ngành thép của châu Âu đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Ảnh: AP
"Thái độ của EU đối với Trung Quốc tốt hơn thái độ của Mỹ. Dĩ nhiên là các ngành công nghiệp của EU không hoan nghênh việc Trung Quốc được trao địa vị kinh tế thị trường. Nhưng tôi nghĩ điều đó nhiều khả năng sẽ xảy ra" - chuyên gia thương mại Đỗ Tân Tuyền thuộc Đại học kinh doanh và kinh tế quốc tế tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận định.
TQ phạt 7 công ty vận tải biển nước ngoài thao túng giá
Ngày 28/12, Trung Quốc phạt 7 công ty vận tải biển nước ngoài, trong đó có 3 công ty của Nhật Bản, tổng số tiền 407 triệu nhân dân tệ (63 triệu đô la Mỹ) vì thao túng giá. Đây là vụ việc mới nhất liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc tăng cường giám sát hoạt động của các công ty nước ngoài.
Trong một tuyên bố, Ủy ban phát triển và cải cách Trung Quốc (NDRC) - cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc đồng thời là một trong những cơ quan có nhiệm vụ giám sát các vụ kiện liên quan đến vấn đề độc quyền - xác nhận 3 công ty Nhật Bản bị phạt lần này là "K" Line (còn gọi là Kawasaki Kisen Kaisha), Mitsui O.S.K Lines và Eastern Car Liner. Ngoài ra, NDRC cũng đã thu khoản phạt trị giá 284 triệu nhân dân tệ của công ty EUKOR Car Carriers (Hàn Quốc), đồng thời xử phạt 2 công ty của Chile và 1 công ty liên doanh Thụy Điển-Na Uy.
NDRC cáo buộc các công ty trên thông đồng để nâng chi phí vận chuyển và sử dụng các hình thức gian lận trong việc ấn định giá, phần lớn là trên các tuyến đường vận chuyển giữa Trung Quốc với Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Những hành vi này đã vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc và "làm ảnh hưởng đến lợi ích" của các nhà xuất - nhập khẩu Trung Quốc.
Theo NTD
Dầu đá phiến của Mỹ ép Gazprom không thể làm cao! Với việc chịu tổn thương vì giá dầu giảm, Gazprom, hãng dầu khí khổng lồ của Nga đã bớt "kiêu căng" đối với các khách hàng tại châu Âu của mình. Gazprom, hãng xuất khẩu dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga từ trước tới nay luôn đóng 2 vai trò quan trọng: là một công cụ thực hiện các...