Tỷ phú chứng khoán Ấn Độ Rakesh Jhunjhunwala qua đời ở tuổi 62
Truyền thông Ấn Độ đưa tin tỷ phú Rakesh Jhunjhunwala – nhà đầu tư chứng khoán được mệnh danh là “Warren Buffett của Ấn Độ”, đã qua đời vào ngày 14/8 ở tuổi 62.
Tỷ phú chứng khoán Ấn Độ R.Jhunjhunwala qua đời ở tuổi 62. Ảnh: Reuters
Hiện nguyên nhân tỷ phú Jhunjhunwala qua đời vẫn chưa được công bố. Trước đó vài ngày, ông Jhunjhunwala còn xuất hiện tại sự kiện ra mắt hãng hàng không Akasa mới thành lập. Ông ra đi để lại vợ và 3 người con.
Các chính trị gia có tầm ảnh hưởng và giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Ấn Độ đã bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của tỷ phú Jhunjhunwala. Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Narendra Modi gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tỷ phú Jhunjhunwala. Ông Modi cho biết nhà đầu tư lẫy lừng này đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của Ấn Độ cũng như ngành tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
Tỷ phú Rakesh Jhunjhunwala, nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán và đối tác của công ty quản lý tài sản Rare Enterprises, được biết đến với kỹ năng kinh doanh khôn ngoan. Khởi đầu sự nghiệp đầu tư chứng khoán với 5.000 rupee Ấn Độ (khoảng 67 USD), qua 35 năm, khối tài sản ròng hiện tại của ông ước tính trị giá 6,2 tỷ USD.
Ông Jhunjhunwala xếp thứ 665 trong “Danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes năm 2021″ và được xếp thứ 54 trong số những người giàu nhất ở Ấn Độ.
Giới đầu tư nước ngoài cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục cắt giảm lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ trong tháng 7/2022 và bán phá giá cổ phiếu lần đầu tiên sau 4 tháng.
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), các thị trường mới nổi đã chứng kiến xu hướng thoái trào của danh mục đầu tư trong tháng thứ năm liên tiếp trong tháng Bảy vừa qua, đánh dấu chuỗi tháng bán tháo dài nhất kể từ năm 2005, do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và đồng USD mạnh đã rút bớt dòng tiền mặt ra hỏi thị trường.
Thị trường trái phiếu của Trung Quốc đã chứng kiến dòng tiền chảy vào khoảng 3 tỷ USD vào tháng trước, trong khi 6 tỷ USD đã chảy khỏi các thị trường mới nổi khác. Nếu được xác nhận bởi dữ liệu chính thức, đây sẽ là tháng thứ sáu liên tiếp dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài chảy ra khỏi thị trường trái phiếu trị giá 20.000 tỷ USD của Trung Quốc.
Trong cùng kỳ, thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến dòng vốn chảy ra thị trường bên ngoài khoảng 3,5 tỷ USD, so với dòng vốn cận biên là 2,5 tỷ USD vào các thị trường mới nổi khác.
Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 7% trong tháng 7/2022, khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc, khủng hoảng thị trường bất động sản và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu đè nặng lên thị trường.
Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý II/2022, không đạt như kỳ vọng của thị trường với mức tăng chỉ 0,4% so với một năm trước đó.
IIF cho biết, trong những tháng tới, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến động lực của dòng tiền, trong đó thời điểm lạm phát đạt đỉnh và triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ được chú trọng hơn cả.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm dần lượng trái phiếu Trung Quốc mà họ nắm giữ kể từ tháng Hai năm nay, do các chính sách tiền tệ khác nhau khiến lợi suất của trái phiếu Trung Quốc thấp hơn so với trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã nới lỏng chính sách để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đẩy mạnh việc nâng lãi suất để chống lại lạm phát tăng cao.
Phố Wall ghi nhận tuần tăng điểm sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ Mặc dù lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế thế giới đang ngày một lan rộng song thị trường chứng khoán Mỹ lại ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc nhờ thái độ "thoáng" hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các tín hiệu tích cực từ nền kinh tế số 1 thế giới. Các chứng khoán viên...